Friday, July 18, 2014

Việt Nam kỷ niệm 60 năm hiệp định Geneva

Trẻ em đi chân đất chào đón lực lượng Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội theo các điều khoản của hiệp định Geneva, 9/10/1954.
Trẻ em đi chân đất chào đón lực lượng Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội theo các điều khoản của hiệp định Geneva, 9/10/1954.
Marianne Brown, 18.07.2014

— Trong lúc Việt Nam kỷ niệm 60 năm hiệp định Geneva công nhận một nước Việt Nam độc lập sau gần một thế kỷ dưới ách thống trị thực dân, những vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tiếp tục là đề tài bàn luận của người dân.

Hàng trăm người đứng hát bài quốc ca Việt Nam trong một buổi lễ tổ chức tại Hà Nội hôm thứ Sáu để kỷ niệm hòa ước đã chấm dứt chế độ thực dân Pháp nhưng đồng thời cũng làm cho đất nước bị chia đôi.
Hiệp định này qui định tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào năm 1956 và trong lúc đó đất nước sẽ bị chia cắt làm hai miền – Bắc và Nam – dọc theo vĩ tuyến 17. Tuy nhiên, cuộc bầu cử đã không bao giờ được tổ chức và một thập kỷ sau đó quân đội Mỹ tiến vào Sài Gòn để hỗ trợ miền Nam trong cuộc chiến tranh chống lại những người Cộng sản miền Bắc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói hiệp định Geneva là một dấu mốc quan trọng cho sự độc lập dân tộc và đoàn kết, và cho thấy những bài học trong việc “thúc đẩy vai trò của dân chủ, tăng cường đối thoại và dùng các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ quốc tế theo luật pháp quốc tế.”
Trong vài tháng qua, Việt Nam có tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc khi nước này đặt một giàn khoan ở vùng biển mà cả hai nước đều cho là thuộc chủ quyền của mình. Vụ tranh chấp bắt nguồn từ những yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.

Một phần luận cứ của Việt Nam đối với quần đảo này, theo truyền thông Việt Nam, là do người Pháp đã coi các đảo đó thuộc lãnh thổ thuộc địa của họ.

Giáp sư Carl Thayer của trường Đại Học New South Wales của Úc nói:
“Năm 1955 Việt Nam Cộng Hòa được thành lập theo các cuộc bầu cử và Việt Nam Cộng Hòa có quyền tài phán đối với Trường Sa và Hoàng Sa bởi vì các quần đảo này nằm bên dưới vĩ tuyến 17. Giữa năm 1954 và 1956, người Pháp rút khỏi các đảo này và để Việt Nam Cộng Hòa đưa quân đội ra đó.”
Một số nhà bình luận Việt Nam tuyên bố rằng vì Trung Quốc đã tham gia cuộc đàm phán cho Hiệp Định Geneva, cho nên có nghĩa họ đã công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với những quần đảo này. Nhưng không có một văn bản nào được Trung Quốc ký, cho nên, theo ông Thayer, tuyên bố này là “một sự diễn giải quá đáng.”

Căng thẳng giữa hai nước đã dịu xuống đôi chút hôm thứ Tư vừa qua, khi Trung Quốc di chuyển gian khoan dầu trị giá 1 tỷ đô la tới vùng biển gần đảo Hải Nam. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói việc di chuyển này là theo các kế hoạch thương mại của họ chứ không liên quan đến bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.

Ông Thayer cho rằng Trung Quốc dời giàn khoan một phần là vì Việt Nam chuẩn bị triệu tập một cuộc họp của Ủy Ban Trung Ương Đảng để bàn thảo về việc có nên tiến hành các hành động pháp lý đối với Trung Quốc về việc đặt giàn khoan hay không. Ông nói:
“Khi Trung Quốc bắt đầu đặt giàn khoan vào tháng 5, Ủy Ban Trung Ương Đảng đã nhóm họp – một cuộc họp chuẩn bị từ lâu – và họ đã không thể đồng ý với nhau về việc có nên tiến hành các hành động pháp lý hay không. Thủ Tướng Dũng là người ủng hộ việc này, giữa lúc ý kiến tán đồng của công chúng tăng cao. Trung Quốc một mặt phản đối hành động đó của Việt Nam,  một mặt họ cũng lo sợ rằng các quốc gia khác sẽ can dự.”

Bà Jennifer Richmond, giám đốc bộ phận Trung Quốc của công ty tình báo toàn cầu Stratfor có trụ sở tại Mỹ, nói bà nghĩ rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi vấn đề này quay trở lại. Bà nói:
“Bạn có thể thấy một giàn khoan đến và đi và bạn sẽ tiếp tục thấy những thủ đoạn tương tự, không chỉ với Việt Nam mà với những nước khác, như Philippines.

Nhiều người tin rằng Biển Đông có nhiều khí đốt và dầu lửa, nhưng bà Richmond tin rằng có các yếu tố khác liên quan đến việc này:
“Các vấn đề với Việt Nam là một công cụ mà các nhà báo chính trị ở Trung Quốc lợi dụng để khơi dậy chủ nghĩa dân tộc. Người dân bình thường ở Trung Quốc có lo ngại hay nghĩ rằng Việt Nam là một mối đe dọa hay không? Không. Nhưng chính phủ có thể lợi dụng vấn đề này để thúc đẩy chương trình nghị sự quốc gia. Chắc chắn là như vậy. Và đó là điều mà họ đang làm."

Bà Richmond nói bà chưa bao giờ thấy Trung Quốc lại mạnh về chính trị như lúc này. Vì lý do đó, theo bà, có phần chắc là vụ tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông sẽ không lắng dịu trong thời gian tới đây.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>