Tin từ Hà Nội cho hay cuộc triển lãm Cải cách Ruộng đất 1946 -1957 "bị đóng cửa vì lý do ánh sáng" trong chiều thứ Năm.
Cuộc triển lãm đã gây ra nhiều tranh cãi ngay từ hôm khai mạc.
Báo chí tiếng Việt trong và ngoài nước đã nói nhiều về cách trình bày hiện vật ở bảo tàng này.
Có những ý kiến từ giới sử gia trong nước cho rằng cuộc triển lãm chưa đầy đủ.
Một nguồn tin trong giới nghiên cứu cho BBC hay chiều tối 11/9 giờ Hà Nội rằng có tin nói Bảo tàng "đang tạm không tiếp đón người xem chiều nay để điều chỉnh lại".
Cũng chưa rõ liệu cuộc triển lãm sẽ được điều chỉnh về kỹ thuật, ánh sáng hay nội dung thế nào và có mở trở lại không.
BBC chưa liên lạc được với ban giám đốc bảo tàng qua điện thoại chiều tối hôm thứ Năm để tìm hiểu thêm sự việc.
Khai mạc hôm 8/9, Bảo tàng đã trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946 - 1957”.
Gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu về Cải cách ruộng đất đã được lựa chọn, cho người xem thêm nhiều thông tin về Cải cách ruộng đất, theo đánh giá của giới quan sát.
Nhưng cuộc triển lãm cũng bị phê phán đã không nhắc đến cụ thể "những sai lầm tả khuynh” nghiêm trọng để lại những tổn thất lớn cả về con người và tổ chức, gây đảo lộn đời sống xã hội ở nông thôn miền Bắc Việt Nam".
Trận lũ đau buồn
Ngoài ra, cuộc triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia ở Hà Nội cũng trở thành nơi để khách đến xem, gồm các thế hệ già và trẻ "nhắc lại chuyện đau buồn" thời Cải cách Ruộng đất khi các vụ tố oan, bắn giết nông dân bị quy là "thành phần trên" đã xảy ra.
Chẳng hạn, trang VnExpress mô tả chuyện một người xem có tuổi nghĩ gì về hiện vật:
"Không muốn nhắc lại khoảng thời gian buồn đau của gia đình khi ông, cha đều bị đem ra đấu tố"
Một người xem cao tuổi
"Chỉ lên bức ảnh nông dân được chia lại ruộng đất, đằng sau là khẩu hiệu "Địa chủ hết đời, nông dân vạn đại", người đàn ông 74 tuổi quê Diễn Châu (Nghệ An) chia sẻ, giá như nó được sửa lại là "Địa chủ hết thời, nông dân vạn đại" với ý nghĩa khẳng định sự chấm dứt một thời kỳ áp bức của địa chủ nông thôn với nông dân thì sẽ hay hơn,"
"Không muốn nhắc lại khoảng thời gian buồn đau của gia đình khi ông, cha đều bị đem ra đấu tố, ông ví "thời kỳ 1953-1956 như trận lũ quét qua nông thôn Việt Nam".
Theo blog Xuân Diện, sáng nay 11.9.2014, bà con dân oan Dương Nội mặc áo thun với các dòng chữ đòi nhân quyền đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem triển lãm Cải cách ruộng đất.
"Đoàn người đi bộ đến bảo tàng, đứng trước cổng để xem các thông tin về cuộc triển lãm trưng bày về Cải cách ruộng đất. Lúc đó đã 11h trưa, bảo vệ nói đã hết giờ xem, hẹn bà con đến vào lúc 2h chiều. Bà con Dương Nội tản ra vườn hoa Cổ Tân gần đó để ăn và nghỉ trưa đợi đến giờ vào xem."
"Đến hai giờ chiều, bà con vào thăm triển lãm thì lực lượng bảo vệ triển lãm bắt dân cởi áo mới cho vào bảo tàng. Khi bà con cởi áo xong để vào thì họ nói với bà con: Triển lãm Cải cách gặp sự cố về ánh sáng nên tạm đóng cửa", theo trang blog Xuân Diện.
Anh Trịnh Bá Phương, con ông Trịnh Bá Khiêm và bà Cấn Thị Thêu là hai nông dân đấu tranh chống cưỡng chế đất hiện đang bị giam giữ, cho biết :
Anh Trịnh Bá Phương tại Hà Nội
No comments :
Post a Comment