Thursday, September 11, 2014

Triển lãm CCRĐ – không trung thực hay quá sơ sài?

TRIENLAM03.jpg
Bức ảnh bữa cơm của gia đình địa chủ tại cuộc triển lãm.
 Photo by Dũng Vova

Chân Như, phóng viên RFA

Lần đầu tiên chính quyền CSVN cho công bố hình ảnh 60 năm cải cách ruộng đất  1946-1957 với 150 hiện vật, tư liệu, hình ảnh được trưng bày, mà theo chủ trương của cuộc triển lãm là để “cung cấp thông tin đa chiều về một giai đoạn lịch sử đặc biệt”.
Liệu cuộc triển lãm này có thật sự đem lại cho người trẻ một nhận thức đúng đắn trong tiến trình giải phóng dân tộc hay không. Và đó cũng là chủ đề cho diễn đàn tuần này cùng với sự tham gia chia sẻ của hai khách mời là anh Lê Dũng Vova và anh Nguyễn Văn Thạnh.
Thiếu trung thực
Chân Như: Theo chủ trương của cuộc triển lãm là “mong muốn cho thế hệ trẻ có một nhận thức đúng đắn hơn trong tiến trình giải phóng dân tộc, là cơ hội để biết CCRĐ(cải cách ruộng đất) thực sự là như thế nào”.  Vậy theo bạn những hiện vật được trưng bày có nói lên được đầy đủ mọi khía cạnh của Cải cách ruộng đất?
Lê Dũng Vova: Tôi là người chơi cổ vật. Qua các nghiên cứu của cá nhân tôi về thời cải cách và quê nhà tôi là nơi có cuộc cải cách rất là lớn thì thực ra cuộc triển lãm của Bảo tàng lịch sử trưng bày ra một số các hiện vật, những bức ảnh, những đồ dùng không đúng với bối cảnh lịch sử.
Ví dụ họ làm ra những bức ảnh mà người ta thuyết minh là gia đình ông gì đó ở Phú Thọ, ngày xưa kia làm thuê và bây giờ đoàn tụ. Gia đình nông dân đó đang ngồi trong một căn nhà mà phải địa chủ thời đó mới có, rồi dùng những đồ dùng của địa chủ.
Cái ảnh ông bố cởi trần kéo cày- hoàn toàn là những diễn viên diễn. Không đúng với nguyên lý, vật lý. Không đúng với bối cảnh. Cái cày đó gọi là cày 71 của nông cụ sản xuất, không phải là cày chìa vôi của thời cải cách. Cải cách làm gì có áo may-o, những tấm áo dài của địa chủ có thêu hoa văn chữ thọ.
Những tấm áo có hoa văn đó không có trong địa chủ. Nhà tôi năm đời làm áo dài cho vua quan và địa chủ mặc. Tôi đánh giá cái áo đó không phải. Tôi đồng ý là áo đó có thể phục chế giống hay gần gống nhưng anh phải thuyết minh là ảnh minh họa, đồ minh họa chứ không được thuyết minh là của ông địa chủ này, của ông địa chủ kia. Chất liệu vải thời đó chưa có những loại vải hiện đại như cái áo gấm vàng người ta đang treo ở đó.
TRIENLAM00-400.jpg
Bức ảnh nông dân cày thay trâu tại cuộc triển lãm. Photo by Dũng Vova
Sau khi đi xem về tôi đánh giá: họ trưng bày những cái đó mới chỉ phô bày ra một phần trong mười phần những hiện vật thể hiện thời cải cách. Lẽ ra họ phải trưng bày những đồ dùng của dân chúng không riêng gì những đồ dùng mà còn cả những hình ảnh đấu tố như thế nào. Bố mẹ tôi đã từng đi xem đấu tố, từng đi xem bắn địa chủ. Hình ảnh trói địa chủ vào gốc cây, người ta lên đấu tố như thế nào, tát vào mặt địa chủ như thế nào thì phải có hết.
Đây là triển lãm ở qui mô Bảo tàng lịch sử quốc gia chứ không phải qui mô của huyện của xã. Anh ở cấp cao nhất phải trưng bày những cái trung thực với lịch sử chứ. Cuộc trưng bày triển lãm này còn có một ích lợi rất là tốt: cho các em giới trẻ chưa có khái niệm gì về cuộc CCRĐ có điều kiện để tìm hiểu ai là người làm cuộc CC (cải cách) đó; Tại sao có hàng mười mấy ngàn dân Việt Nam phải bị chết trong cuộc CC đó; Tại sao thu hết tài sản , ruộng đất mà còn bắn họ.
Rất may tôi tìm hiểu CC từ năm tôi 10 tuổi. Tôi đã may mắn nói chuyện với người tham gia vào CC như ông Đặng Xuân Kỳ, con của ông Trường Chinh. Ông ta là người giúp ông Hồ làm cải cách. Ông Kỳ lấy bà Huấn người trong họ nhà tôi nên tôi đã đến nhà ông ta và tìm hiểu CC này rất là sớm. Tóm lại trong cái cuộc triển lãm này, tôi đánh giá là thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm, không dũng cảm mà còn mang tính bao biện cho sai lầm trong lịch sử của thế hệ người đi trước. Những cái gì Bảo tàng lịch sử làm hôm nay chỉ là một phần nhỏ và theo cá nhân tôi đánh giá thì người ta đang làm với mục đích của họ không phải vì tôn trọng lịch sử, trung thực với lịch sử.
Những cái gì Bảo tàng lịch sử làm hôm nay chỉ là một phần nhỏ và theo cá nhân tôi đánh giá thì người ta đang làm với mục đích của họ không phải vì tôn trọng lịch sử, trung thực với lịch sử.
-  Lê Dũng Vova
Nguyễn Văn Thạnh: Tôi đặt ra câu hỏi về cuộc triển lãm bởi vì nó rất là lạ lẫm do CCRĐ là một sai lầm, một tội ác nhưng tại sao họ lại làm như vậy. Theo ý kiến cá nhân tôi thì họ không triển lãm để giúp người dân tiếp cận một giai đoạn lịch sử một cách chân thật để rồi rút ra những bài học quí giá để phục vụ cho công cuộc kiến tạo đất nước.
Tôi nghĩ động cơ để họ làm điều này có thể là hiện nay internet đã quá mạnh mẽ cho nên những điều lâu nay họ giấu được thì bị bạch hóa ra. Nhất là khi tác phẩm Đèn Cù của một người có thời gian làm việc với các lãnh tụ cao cấp là ông Trần Đĩnh đang được truyền đi với tốc độ chóng mặt. Do vậy động cơ để họ triển lãm là bao biện cho việc CC nhằm cho người dân biết CC là để giải quyết những bất bình trong xã hội, mang lại thành quả “Người cày có ruộng”.
Tôi cũng thấy lạ là chủ đề triển lãm là nói đến những khổ sở của người dân trước CC và nói đến nếp sống của địa chủ xưa mà những tấm hình tôi cho là phục dựng chứ không đúng với tinh thần của giai đoạn lịch sử. Tôi nghĩ là không có gì lạ khi cuộc triển lãm chương trình CCRĐ có những vấn đề không hoàn thiện như ý kiến như anh Lê Dũng vừa mới phân tích. Dẫu sao thì tôi cũng khôn lên khi xem tổ chức triển lãm này.
Sửa sai tới đâu?
Chân Như: Đảng Cộng sản trong CCRĐ có lên tiếng công nhận là có lỗi và đã sửa sai. Tuy nhiên lòng người dân thì vẫn con nhiều oán than, vì sao?
TRIENLAM01-400.jpg
Bức ảnh bữa cơm của nhà nông tại cuộc triển lãm. Photo by Dũng Vova
Lê Dũng Vova: Trong cuộc triển lãm có hình ảnh cuộc họp của trung ương và khẩu hiệu của đảng nói về sửa chữa những sai lầm trong vụ CC. Ngày xưa, từ nhỏ đã được ông bà, bố mẹ nói cho nghe về việc sửa sai. Có những lần cuối cùng bắn địa chủ ở quê tôi thì ông Hồ và những người giúp việc đã đi về kịp thời ngăn chặn cứu được vài người chưa bị bắn. Ông Hồ có khóc và có nói là các cấp dưới của chúng ta đã làm sai.
Hôm qua tôi có được xem tư liệu có nói về việc sửa sai rất là ít, chỉ có hai bức ảnh. Trên thực tế, cuộc sống của chúng tôi ở vùng quê đã bị cải cách. Thế thì những người anh em họ hàng của chúng tôi mà có bố mẹ bị qui là cải cách thì thực tế  sửa sai thì phải xóa hết, đã lấy hết tịch thu hết tài sản của họ rồi nhưng sau này con cái của họ sau này thời bao cấp bị xét lý lịch, không được thi đại học, không được vào công chức nhà nước, không được đi bộ đội, không được đi công nhân.
Trong phần xét lý lịch thì ghi thành phần là địa chủ. Người ta có sửa sai đâu. Có sửa sai thì phải coi người ta là công dân bình thường như những nhà không bị qui địa chủ. Như vậy sửa sai như thế nào? Những người đã bị bắn chết oan đã được đền bù như thế nào? Con cái người ta thì đối xử như thế nào? Những việc làm mới là quan trọng. Anh nói, anh họp, anh in ra giấy những nghị quyết là những việc khác. Chúng tôi muốn nhìn thấy anh làm. Chúng tôi chưa nhìn thấy anh làm thì chúng tôi thấy là anh chưa sửa sai. Điều đó là anh có tội với lịch sử, anh có tội với dân.
Nguyễn Văn Thạnh: Tôi sinh ra ở miền Trung và không có cảm nhận sâu sắc như anh Dũng. Tôi có đọc Tiếng Vọng Trong Đêm của luật sư Nguyễn Mạnh Cương, trong đó luật sư có bài phát biểu nói về sai lầm của CCRĐ. Luật sư phân tích do tính pháp trị không có. Cần sửa đổi luật pháp để bảo vệ người dân tốt hơn. Tôi thấy phát biểu của luật sư hoàn toàn đúng đắn, thuyết phục và văn minh nhưng rồi số phận của mục sư hết sức là bi thảm. Ông còn bị rút phép thông công nữa.
Qua tác phẩm Đèn Cù, tôi thấy những người kiên quyết không thực hiện sự sai lầm của đấu tố trong CCRĐ như họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, ông nhất quyết trả lời là ông không thể căm thù mẹ ông được. Chi bộ đảng cứ ép ông đấu tố mẹ mình thì ông không chịu. Sau này ông đúng nhưng không được trọng đãi. Trong khi đó ông Châu Văn Viên là người đấu tố mẹ mình rất kinh khủng nhưng cuối cùng nhân vật này được thăng tiến đến hàm Thứ trưởng Bộ Nông ngiệp.
Tất cả những cái đó cho những người hậu thế như chúng tôi thấy rằng chuyện sửa sai là chuyện không thành thật. Theo tôi nghĩ thì đó là một thủ đoạn chính trị.
Chân Như: Với thực trạng của Việt Nam hiện nay, thì việc Cải cách ruộng đất đúng nghĩa để dân cày có ruộng có là vấn đề cấp bách không?
Lê Dũng Vova: Trước hết là có hai nội dung. Nội dung thứ nhất là cuộc CCRĐ lần thứ nhất dựa trên luật CCRĐ do quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua trong khóa họp lần thứ III ngày 4 tháng 12 năm 1953. Tôi nghiên cứu rất rõ, từng dòng, từng mục. Tôi chưa thấy dòng nào ghi là phải mang các địa chủ ra bắn.
Có thể cái đó chính là cái sai lầm mà ông Hồ và trung ương đảng phải họp để kiểm điểm và để rút kinh nghiệm. Vậy bây giờ có nên làm một cuộc CC để “dân cày có ruộng” lần thứ hai hay không. Xin thưa rằng, bây giờ nông dân Việt Nam đang rất là cực khổ, kể cả những người đang còn ruộng và những người đã mất ruộng đang đi khiếu kiện. Tôi thấy đầu rất khổ. Nhà tôi hiện giờ cũng còn ruộng. Quê nhà tôi không ai còn hào hứng để cấy lúa cả. Vì sao? Giá thành của hạt gạo, hạt thóc rất là rẻ trong khi đầu vào rất là đắt. Hằng trăm thứ phí hợp tác xã địa phương đang thu. Đấy là những người đang có ruộng mà còn khốn khổ như vậy. Những người còn đang mất ruộng và còn đang đi khiếu kiện để đòi ruộng, thì còn khổ gấp hàng ngìn lần. Đói khổ, lang thang ngoài đường hàng tháng, hàng năm nay để đi kiện đi đòi ruộng của nhà mình.
Mục tiêu của chúng ta không phải là khẩu hiệu “Dân cày có ruộng”. Người dân đang có ruộng còn khổ. Những người mất ruộng còn điêu đứng hơn. Vậy thì khẩu hiệu chúng ta để làm gì?
Người ta có sửa sai đâu. Có sửa sai thì phải coi người ta là công dân bình thường như những nhà không bị qui địa chủ. Như vậy sửa sai như thế nào? 
- Lê Dũng Vova
TRIENLAM02-400.jpg
Quần áo địa chủ tại cuộc triển lãm. Photo by Dũng Vova
Nguyễn Văn Thạnh: Với câu hỏi của anh thì tôi cũng xin trả lời rộng thêm một chút: Trong bối cảnh lịch sử đó, theo tôi nghĩ chuyện CCRĐ là cần thiết bởi vì chu trình phát triển của loài người thịnh vượng rồi thối nát. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là cách làm. Ví dụ như ở miền Nam hay ở các nước khác có nền nông nghiệp như Nhật hay là  Đài Loan họ cũng CCRĐ.
Tuy nhiên, họ không tiến hành theo cách man rợ như đối với những người theo chủ nghĩa cộng sản. Đó là họ qui định mức hạn điền mà mỗi người được phép sở hữu; Còn lại là họ sẽ tức hữu, họ mua rồi trả cho một ít. Thậm chí họ còn rất là tử tế: họ tính lãi suất rồi đem ruộng tức hữu đó ra họ chia lại cho những người tá điền mà không có ruộng. Tất nhiên là họ không cho không mà họ bán. Tá điền không có tiền thì họ bán chịu và họ thu lại bằng cách trả góp.
Tôi nghĩ đây là cách làm hết sức văn minh và nhân bản. Ngay cả ở miền Nam người ta cũng tiến hành cái việc này và còn ghi trên cái bảng là “Xin cảm ơn sự hy sinh của các điền chủ”. CCRĐ là đúng để tạo ra công bằng cho người cày có ruộng, để họ sinh sống. Nếu mục tiêu của anh là người cày có ruộng thì tại sao anh không lấy ruộng mà phải bắn người? Tôi nghĩ chuyện CCRĐ ở miền Bắc rất phức tạp.
Còn ý kiến thứ hai là hiện nay có cần một cuộc CCRĐ nữa hay không. Tôi nghĩ hoàn toàn không. Đúng là hiện nay tình trạng quan chức họ lợi dụng vào chuyện sở hữu toàn dân để họ chiếm hữu ruộng đất. Nếu mà bây giờ tiến hành CCRĐ thì không có lợi gì hết vì nền kinh tế bay giờ tiến lên đến mức làm trên ruộng đồng nữa mà là nền kinh tế công nghiệp. Chỉ còn khoảng 5-10% người dân làm nông nghiệp. Còn lại làm công nghiệp dịch vụ và các ngành nghề sáng tạo khác.
Không thể chia ra rồi mỗi người bám lấy một mảnh đất rồi suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Đó là nền kinh tế cách đây 50-60 năm. Giải quyết miếng ăn để tồn tại. Bây giờ là nền kinh tế toàn cầu hóa, hiệu quả, giàu có. Nếu mà có chăng đi nữa, Việt Nam cần quay lại đúng với giá trị phổ quát của loài người. Đó là thừa nhận quyền tư hữu ruộng đất của người dân và thừa nhận giao dịch buôn bán của người dân.
Còn những chuyện quan chức lợi dụng pháp luật hay người ta có những  “nghệ thuật” để người ta chiếm ruộng đất thì phải điều tra. Phải trả lại công bằng cho người nông dân. Sau khi trả lại công bằng rồi thì phải tiến hành đo đạc, tiến hành cấp sổ đỏ cho họ và thừa nhận quyền sở hữu.
Để làm gì? Để ruộng đất theo cơ chế thị trường sẽ tích tụ lại đối với những người sử dụng hiệu quả nhất để tạo ra sản phẩm cho xã hội. Người nào không có nhu cầu làm ruộng thì lấy vốn đi làm việc khác. Đây là ý kiến của tôi.
Xin cảm ơn những chia sẻ của  anh Lê Dũng Vova và anh Nguyễn Văn Thạnh cho chủ đề rất đặc biệt của tuần này. Chân Như cũng cảm ơn quí thính giả đã lắng nghe xin kính chào và hẹn gặp lại !
Chân Như cũng hy vọng các bạn trẻ đang nghe chương trình cũng sẽ tham gia vào hội luận để hầu nêu lên chính kiến của mình, đó là quyền bày tỏ mà mỗi con người trên trái đất này đều phải có.
Các bạn có thể gởi email về cho Chân Như qua hoangc@rfa.org hay theo dõi Chân Như qua facebook tạifacebook.com/Channhu.rfa


No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>