Đa đảng hay một đảng chỉ là 'mô hình', không là 'tiêu chí' cho sự tiến bộ, theo một sử gia từ Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nhân nhìn lại cuộc cách mạng tháng 8/1945 của Việt Nam nhân tròn bày thập niên sự kiện.
Trả lời câu hỏi liệu so với chính phủ đa đảng, đa thành phần chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do ông Hồ Chí Minh làm Chủ tịch ngay sau cách mạng tháng Tám, thì thể chế chính quyền độc đảng hiện tại ở Việt Nam là một sự thoái triển, hay tiến bộ, Giáo sư Vũ Minh Giang, một trong các Phó Chủ tịch của Hội này nói:
"Tôi cho rằng câu chuyện đa đảng hay một đảng chỉ là mô hình chứ nó không phải là tiêu chí để nói tới cái đó là tiến bộ hay cấp tiến, hay là lạc hậu.
Tôi cho rằng câu chuyện đa đảng hay một đảng chỉ là mô hình chứ nó không phải là tiêu chí để nói tới cái đó là tiến bộ hay cấp tiến, hay là lạc hậuGS. Vũ Minh Giang
"Mà vấn đề là xuất phát từ thực tế cụ thể, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thì theo tôi lúc năm 1945, lúc đó còn nhiều đảng phái, thì thực tế là ở đấy theo tôi cũng chưa nhận thức đầy đủ được mặt tích cực của đa đảng đâu.
'Nhất nguyên phù hợp'
"Mà nó là một phản ánh tương quan lực lượng ở thời điểm năm 1945, không thế không được, tôi nghiên cứu lịch sử thì thấy như vậy," Giáo sư Vũ Minh Giang nói thêm.
"Còn sau này do hoàn cảnh lịch sử hết sức khắc nghiệt của Việt Nam, nó cần vô cùng một sự thống nhất.
"Trong bối cảnh đó, tính chất chính trị nhất nguyên nó phù hợp," sử gia nêu quan điểm.
Ở phần cuối cuộc trao đổi này, ông Vũ Minh Giang cũng đề cập tới chính quyền Trần Trọng Kim, một chính quyền đã tồn tại ở Việt Nam ngay trước chính quyền của Hồ Chí Minh và được sử sách cách mạng Việt Nam sau này coi là một chính phủ 'tay sai, thân Nhật'.
Nhà sử học cho rằng nhiều đánh giá về chính phủ Trần Trọng Kim là 'không công bằng', 'không đúng' và cần phải được xem xét lại.
No comments :
Post a Comment