Những người phụ nữ H'mông ở Sa pa (ảnh minh họa)
Nhiều người sắc tộc thiểu số Việt Nam chạy sang Thái Lan tìm qui chế tị nạn. Khi đi họ mang theo gia đình, con cái hay sinh con tại xứ người.
Trong khi chờ được xem xét qui chế tỵ nạn, con cái họ có được học hành không?
Cũng như những người khác, khi tìm đường vượt thoát khỏi Việt Nam với mong mỏi được công nhận là người tỵ nạn do bị bắt bớ, bách hại tại Việt Nam, những người thiểu số chấp nhận hy sinh bản thân họ để có một tương lai tự do cho con cái.
Sự hỗ trợ từ Cao ủy Tị nạn
Bắt đầu từ năm 2013, con cái của những người sắc tộc thiểu số Việt Nam tị nạn tại Thailand mới được đi học tại trường Thái. Tổ chức Bangkok Refugee Center (BRC) - trực thuộc Cao Ủy Tị Nạn Thái Lan là nơi đầu tiên và duy nhất giúp con cái của những người tị nạn tại Bangkok được đến trường.
BRC đứng ra tổ chức những khóa học tiếng Thái căn bản cho con cái những người sắc tộc Việt Nam tị nạn trong vòng một tháng. Sau đó BRC và người tị nạn cùng nhau tìm kiếm trường Thái để xin nhập học. Khi tìm được trường học bên BRC sẽ tiến hành thủ tục xin nhập học cho con cái những người tị nạn.
Em Sùng Thị Ly – 16 tuổi, người sắc tộc H’mong, hiện đang học tại một ngôi trường Thái ở Bangkok, chia sẻ về việc tổ chức BRC giúp đỡ để đi học tại Thái Lan, em khẳng định:
Lúc đầu mới đến trường Thái thì em cũng trục trặc về ngôn ngữ và bị đối xử không công bằng vì em là người cư trú bất hợp pháp. Khi mới đi học thì đường đi rất xa, em phải đi hai đoạn xe, em không biết nhà trường, địa chỉ đó rõ ràng nên đi lại rất khó.Em Sùng Thị Ly
“Tổ chức BRC và Cao ủy Tị Nạn họ giúp đỡ hồ sơ để em được đến trường học”
BRC cũng hỗ trợ mỗi em học sinh là 3.000 Bath để các em mua sắm dụng cụ học tập, và 500 bath cho chi phí đi hàng tháng cho các em. Tiền học phí hàng tháng BRC sẽ giúp toàn bộ.
Mục sư A Ga, một người Montagnard đang tị nạn tại Bangkok – Thái Lan, khi được hỏi về sự hỗ trợ từ BRC để con của ông được để được học tại trường Thái, Mục sư nói:
“Con của Mục sư cũng được đi học tại trường Thái hai năm rồi, BRC có hỗ trợ 3000 bath về vấn đề quần áo giày dép, tiếp theo là họ hỗ trợ 500 bath mỗi một tháng”
Vài khó khăn khi xin đi học tại trường Thái.
Vì số chi phí eo hẹp từ Cao Ủy Tị Nạn không đủ cho một năm học của các em. Nên gia đình của của các em lại gặp một số khó khăn về vấn đề tài chính, số tiền đó không đủ cho chi phí mua quần áo, sách vở và đi lại.
Em Sùng Seo Lu chia sẻ khó khăn về tài chính khi chỉ nhận được sự hỗ trợ từ Cao Ủy Tị Nạn, em nói:
“BRC họ có hỗ trợ nhưng không đủ, chi phí cho đường đi, quần áo, giày, bút viết, giấy thì không đủ, mình phải tự lo một phần nào đó”
Đó chưa phải là khó khăn lớn nhất, bởi các trường học tại Thái chỉ chấp nhận giảng dạy bằng tiếng Thái cho con cái của những người tị nạn. Nên khi các em bước vào học tại trường Thái, các em gặp khó khăn về vấn đề ngôn ngữ. Bên cạnh đó các em cũng gặp một vài sự đối xử chưa được công bằng vì các em là con cái của những người đang cư trú bất hợp pháp tại Thái.
Em Sùng Thị Ly chia sẻ về những khó khăn trong những ngày đầu đến trường Thái nhập học, em nhớ lại:
“Lúc đầu mới đến trường Thái thì em cũng trục trặc về ngôn ngữ và bị đối xử không công bằng vì em là người cư trú bất hợp pháp.
Khi mới đi học thì đường đi rất xa, em phải đi hai đoạn xe, em không biết nhà trường, địa chỉ đó rõ ràng nên đi lại rất khó. Thứ hai là em chưa biết tiếng Thái nên đi lại rất khó khăn.”
Tuy nhiên đây chưa phải là khó khăn lớn nhất, theo thông tin không chính thức thì BRC chỉ hỗ trợ chuyện học hành cho con em của những người tị nạn từ lớp một cho tới lớp sáu mà thôi.
Em Sùng Seo Lu buồn bã nói:
“Em chỉ biết thông báo từ BRC là họ chỉ hỗ từ lớp một cho đến lớp sáu mà thôi.”
Cơ hội tiếp cận nền giáo dục của Thái Lan.
Mặc dù gặp phải một số khó khăn như trên, nhưng con em của người sắc tộc thiểu số đang tị nạn Thailand đều rất tôn trọng cơ hội được đến trường.
Em Sùng Seo Lu khẳng định:
“Vẫn rất là khó nhưng mà mình nghĩ mình là người bất hợp pháp thì mình sẽ cố gắng hết sức để học”
Em chỉ biết thông báo từ BRC là họ chỉ hỗ từ lớp một cho đến lớp sáu mà thôiEm Sùng Seo Lu
Em Sùng Thị Ly – 16 tuổi, hiện đang học tại một ngôi trường Thái ở Bangkok chia sẻ về trải nghiệm của mình về chương trình dạy học hoàn toàn bằng tiếng Thái, em tiếp lời:
“Họ dạy rất là tốt và em cũng hiểu.”
Ước mơ
Do sự hỗ trợ của BRC có hạn, và sự quan tâm của các tổ chức thiện nguyện và chăm lo cho người tị nạn tại Bangkok – Thái Lan chưa nhiều. Nên không phải tất cả con em của những người sắc tộc Việt Nam đang tị nạn tại Thái Lan đếu được đến trường.
Một thông tin không mấy vui được lan truyền trong những gia đình người dân tộc thiểu số Việt đang tỵ nạn tại Thái Lan là có thể BRC sẽ ngưng hỗ trợ vấn đề học hành đối với người đã học xong lớp 6, và sẽ không hỗ trợ gì đối với những gia đình bị bác đơn xin quy chế tị nạn.
Mục sư Aga bày tỏ về ước mơ được đến trường của những người sắc tộc Việt Nam đang tị nạn có con đang đi học hoặc chưa được đến trường, anh mong muốn:
“Ước mơ của những người tị nạn ở đây là con cái của họ được đến trường.”
Em Sùng Seo Lu tiếp lời:
“Em cũng có ước muốn các tổ chức thiện nguyện, các hội thiện nguyện tạo điều kiện giúp đỡ em. Vì em sắp học hết lớp Sáu, khi đó không biết Cao Ủy Tị Nạn còn tiếp tục hỗ trợ cho em nữa hay không.”
Tại Việt Nam nhiều trẻ em dân tộc thiểu số không có điều kiện để đến trường; nếu có thì cũng rất thiếu thốn. Khi ở trên đất Thái Lan, được thụ hưởng cơ hội học tập, và do vẫn còn nhiều hạn chế như trình bày của những người trong cuộc, ước vọng được tiếp tục học lên cao và thoát khỏi cuộc đời tăm tối không chỉ là nguyện ước của những gia đình người thiểu số mà còn của rất nhiều người quan tâm.
No comments :
Post a Comment