Wednesday, August 19, 2015

Giáo dục và phản biện

HINH
Các em học sinh tiểu học (minh họa)
Chân Như, phóng viên RFA Phần âm thanh Tải xuống âm thanh


Từ ngày 12 tháng 8 đến nay, mạng xã hội và báo chí tại Việt Nam đang chú ý tới lời phát biểu của cậu bé Vũ Thạch Tường Minh – 14 tuổi, học sinh trường Hà Nội – Amsterdam tại buổi ra mắt sách của nhóm Cánh Buồm. Có người thì khen, có người thì chê – đó là điều bình thường trong xã hội đa nguyên. Điều căn bản trong chương trình tuần này mà Diễn đàn bạn trẻ muốn nhắc tới là quyền được lên tiếng của cậu bé Tường Minh nói riêng và của học sinh – sinh viên Việt Nam ở trong nước nói chung về các vấn đề chính trị - xã hội. Mời quý vị cùng Chân Như đến với cuộc trao đổi hôm nay cùng với các bạn khách mời.
“Con là Vũ Thạch Tường Minh học sinh trường Ams. Theo con, các vị bộ trưởng, thứ trưởng giáo dục không phải là nên áp dụng cả bộ sách này, mà là áp dụng đường lối giáo dục của bộ sách này vào giáo dục Việt Nam, bởi vì bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả. Nên bây giờ con muốn các vị bộ trưởng, thứ trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục của Việt Nam, có thể theo đường lối của Cánh Buồm cũng được, các vị có thể thay cả bộ sách giáo khoa cũng được. Các vị có thể nói là mất thời gian, nhưng con thấy là thời gian các vị cải tiến, cải lùi còn mất thời gian hơn. Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm”
Chân Như: Các bạn nghĩ sao về lời phát biểu của cậu bé 14 tuổi, Tường Minh ?
Trường Sơn: Em không được trực tiếp tham dự hội thảo, em cũng chỉ được nghe lại trên internet.  Cảm giác đầu tiên của em khi nghe bài phát biểu của một cậu bé chỉ có 14 tuổi thôi em cảm thấy rất bất ngờ bởi vì những người được coi là người lớn ở Việt Nam hiện tại thì mức độ quan tâm của họ đối với vấn đề giáo dục hầu như không nhiều lắm; Chỉ quan tâm khi con em của họ vấp phải những vấn đề nào đó mà thôi. Một điều nữa là em Tường Minh có những ý kiến cực kỳ chính xác: “Giáo dục Việt Nam hiện giờ không thể cải cách được nữa mà cần phải có một cuộc cách mạng”. Thực sự, từ cách mạng là từ rất chính xác vào trường hợp của nền giáo dục Viêt Nam hiện tại.  Theo em sau khi nghe bài phỏng vấn này thấy khâm phục ý chí, sự can đảm cũng như khả năng hiểu biết của cậu bé này.
Tiến Toàn: Ông bà ta có câu nói “đi thì hỏi già, về nhà thì hỏi trẻ”. Tâm hồn trẻ em lúc nào cũng trong sáng. Mới 14 tuổi mà có được nhận thức như vậy thì rất là ok. Nền giáo dục của Việt Nam mình hiện tại đang xuống cấp rất là trầm trọng; Mình càng cải cách thì càng theo một lối mòn không thể nào cứu vớt được nữa. Cậu bé nói rất là chính xác và hay.
Phan Duy: Việc một em học sinh 14 tuổi đứng lên nói như vậy là một điều rất dũng cảm. Tuy nhiên, không phải những gì em đó nói đều là đúng. Giáo dục Việt Nam, theo em nghĩ, cần có một tính định hướng khác chứ không thể là định hướng XHCN nữa vì nó không còn phù hợp ở thời đại này hay bất cứ một thời đại nào; Môt  định hướng cho mọi cá nhân có được sự phát triển, và từ sự phát triển của mọi cá nhân nó là sự phát triển chung của cả đất nước.
Chân Như: Có thật giáo dục Việt Nam đã quá thối nát rồi hay không? Vậy vì sao những người trong bộ giáo dục từ các bộ trưởng đến thứ trưởng vẫn có thể ung dung ngồi trên cái đống thối nát ấy? Theo các bạn thì vì cớ nào?
Trường Sơn: Vấn đề ở đây là những người được lựa chọn vào chức danh bộ trưởng hay thứ trưởng hay cục trưởng thì họ  đều là những người được chọn sẵn nên là về trình độ của họ không ai kiểm chứng được. Do vậy, chúng ta không biết được họ có khả năng thật sự trong lĩnh vực giáo dục hay không. Cái thứ 2 nữa là họ có thực sự cải cách giáo dục hay không? Theo em, nền giáo duc VN hiện tại cực kỳ khó để mà cải cách, bởi vì sau nhiều chục năm bị kìm chế và bị sửa đi sửa lại và làm cho tha hoá như vậy thì không có 1 cách nào để mà sửa chữa hay cải tiến. Chúng ta đừng nên nói đến những vị bộ trưởng hiện tại có những phát ngôn hết sức buồn cười trên cương vị là bộ trưởng. Không thể nào dựa vào 1 con người như vậy bởi vì muốn thay đổi một nền giáo dục thì cần được sự đồng ý của một thể chế và bộ máy chính quyền chứ không thể dựa vào một bộ trưởng. Thực tế, bộ trưởng phải chịu sự chi phối của thủ tướng hoặc của những nhân vật khác nhất là trong nền chính trị VN và ông bộ trưởng, thực chất, không có quyền hành gì nhiều. Em thấy rằng bản thân họ em cũng biết là họ có thực tâm cải cách. Thế nhưng trên đánh giá cá nhân của em thì họ không thể với khả năng của họ và như mình đã thấy giáo dục VN sau quá nhiều năm thối nát rồi thì làm sao một cá nhân có thể thay đổi được.
Tiến Toàn: Em cũng có thể đồng ý với một số ý kiến của các bạn. Em cũng có một số điểm nhỏ cần phát biểu như sau. Tại sao những người ngồi lên ghế thứ trưởng, bộ trưởng thì mình không thể  lật hết bằng cấp của người ta mình xem họ đã học ở đâu? Và họ đã đi tu nghiệp ở đâu về? Tất cả đều ở nước ngoài tại nhưng sao họ tiếp thu những kiến thức nước ngoài họ không đem về Việt Nam? Tại vì họ được sắp đặt ngồi vào chỗ ngồi đó thì sau lưng họ còn có nhiều các thế lực khác.  Em có quen một người làm trên bộ giáo dục. Người ta có nhiều hướng để thay đổi và người đó đưa ra những hướng thay đổi rất là chính xác để đưa nền giáo dục lên và phát triển. Và họ lập tức bị đuổi ngay khỏi ghế ngồi đó vì họ phát biểu đúng. Em nói thẳng  là nền giáo dục Việt Nam mình giống như là “một người đạp phanh mà bốn người thắng” thì làm sao xe nó chạy được .
Cậu bé Vũ Thạch Tường Minh – 14 tuổi, học sinh trường Hà Nội – Amsterdam phát biểu tại buổi ra mắt sách của nhóm Cánh Buồm
Cậu bé Vũ Thạch Tường Minh – 14 tuổi, học sinh trường Hà Nội – Amsterdam phát biểu tại buổi ra mắt sách của nhóm Cánh Buồm
Phan Duy: Em nghĩ việc mà những vị ngồi trên một nền tảng giáo dục Việt Nam mà theo như lời của em bé 14 tuổi nói là thối nát thì em không có bình luận gì hết. Em chì có 1 câu nói của người xưa thôi “con vua thì lại làm vua con sải ở chùa thì quét lá đa”. Đó là “truyền thống” từ trước đến nay ở bộ máy chính quyền và chắc chắn cũng sẽ còn được lưu truyền tiếp tục.  Còn việc giáo dục VN có khó để thay đổi hay không? Em nghĩ mình cũng không nên chỉ đổ lỗi một hướng ở định hướng của những người đang năm giữ những chức vụ lớn trong bộ giáo dục, mà phải làm thay đổi tư duy của chính người dân. Em lấy ví dụ là hiện nay đa số các cha mẹ đều muốn con mình khi lớn lên làm kỹ sư bác sĩ làm giám đốc chứ không ai mong muốn con mình học ra có thể có tay nghề để làm một người thợ giỏi hoặc làm một người công nhân xây dựng giỏi.  Vì vậy, tình trạng hiện nay ở  VN thừa thầy thiếu thợ là do xuất phát ngay từ tư tưởng của ngươì dân VN mình. Như vậy là hoàn toàn là sai; Không đúng như những gì mà ở phương Tây hay những nước phát triển họ đang áp dụng.
Chân Như: Rất nhiều lời tán dương và đồng tình với lời phát biểu của Tường Minh, xin tạm không chia sẻ, nhưng cũng có nhiều lời chỉ trích, đả kích và thậm chí rất nặng lời cho rằng cậu bé chỉ nói leo người khác, nói năng một cách vô lối, thiếu hiểu biết, thiếy ý thức giáo dục. Và nhiều người cho rằng cậu bé nên được gia đình chỉ bảo phát ngôn sao cho phải lễ nghĩa. Các bạn nghĩ sao về những nhận xét đó?
Trường Sơn: Em có theo dõi những lời chỉ trích vấn đề mà họ nhắm vào thì ở 2 điểm. Thứ nhất là từ “thối nát”; Điều thứ hai là về độ tuổi 14 của cậu ấy. Thứ nhất vào từ thối nát có nhiều người cho rằng sử dụng từ thối nát thể hiện rằng cậu bé hư chưa có được giáo dục, vì nói thối nát có nghĩa là chửi bới.  Em chỉ thấy những người này gặp vấn đề không phân biệt được thế nào là chửi thế nào là bày tỏ chính kiến.  Đối với em, cậu bé sử dụng từ thối nát để dành cho nền giáo dục VN hiện tại là hoàn toàn chính xác. Đây hoàn toàn là sự bày tỏ quan điểm, thái độ của cậu ấy với nền giáo dục VN thì chẳng có gì là chửi bới, hay thiếu kiềm chế ở đây cả. Em nghe qua đoạn trình bày của cậu bé thì em thấy thì cách xử lý từ ngữ của cậu ấy có thể nói rằng đây là những câu nói xuất phát từ trái tim, từ chính bản thân cậu ấy chứ không có ai mớm lời ở đây cả.
Cái thứ 2 nữa ở người VN có cái bệnh là người ta hay nhìn vào độ tuổi cuả một cá nhân nào đó để phán xét rằng người ta có đủ khả năng nói chuyện “to tát” hay không? Suy nghĩ này hết sức  thiển cận.  Đó là cái lỗi của người VN: họ không đề cao sự phản biện và đặc biệt không đón nhận nó từ những người trẻ và quá trẻ như cậu bé này; Mong rằng cậu bé sẽ vững vàng và bỏ ngoài tai những lời chỉ trích thiếu căn cứ như vậy.
Chân Như: Các bạn đánh giá thế nào về việc tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu của học sinh - sinh viên trong hệ thống giáo dục VN?
Tiến Toàn: Em nghĩ sinh viên - học sinh Việt phải cần có tiếng nói nhưng rất khó trong một đất nước mà không có tự do ngôn luận, nói gì làm gì cũng đều phải dè chừng lời ăn tiếng nói vì có thể ở tù bất cứ lúc nào. Em cũng đã từng một lần đã nói vậy mà đã được công an mời tới; Em rất bình tĩnh trả lời “em có quyền tự do ngôn luận em nói đúng chứ không hề nói sai” nhưng luật pháp Việt Nam không cho phép.  Em nghĩ rằng nếu luật pháp Việt Nam cho phép thì mình sẽ có nhiều ý kiến và có thể nói bằng cả tấm lòng của mình.
Trường Sơn: Lớn lên trong nền giáo dục VN, theo suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân em trong suốt những tháng năm ngồi trên ghế nhà trường thì em hoàn toàn có thể khẳng đĩnh được rằng nền giáo dục Việt Nam không thúc đẩy sự phản biện, không có cổ súy quyền tự do ngôn luận ở đây. Nền giáo dục VN chỉ cổ xúy duy nhất đó là sự nghe lời thầy cô, đây là tư duy Khổng giá. Những gì thầy cô nói đều 100% là đúng, học sinh không được cãi lời thầy cô. Nguời ta sử dụng từ cãi chứ không dùng từ tranh biện, phản biện hoặc là tranh luận ở đây. Như vậy, nền giáo dục VN quá thiếu sự phản biện, thiếu tư duy độc lập, thiếu sự tranh luận trong chính nền giáo dục của họ. Do đó, chúng ta thấy rằng khi có 1 cậu học sinh phát biểu về 1 vấn đề với chính kiến cá nhân cậu ấy đã gây shock toàn xã hội. Điều đó hoàn toàn bởi vì nền giáo dục chúng ta không cổ súy quyền tự do ngôn luận thế nên người VN không biết sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình thế nào và thậm chí họ còn không biết họ có quyền tự do ngôn luận hay không.  Và trường hợp bé 14 tuổi lên tiếng như thế này là một thước đo chuẩn mực nhất cho sự suy nghĩ của nguời VN, tầm dân trí của người VN về thế nào là tự do biểu đạt, thế nào là tự do ngôn luận.
Phan Duy: Nhân tiện đang nói về lĩnh vực giáo dục, thì việc tự do ngôn luận em cũng xem xét ở khía cạnh giáo dục.  Em còn nhớ khi còn ngồi ở ghế nhà trường được học rất nhiều những các tác phẩm văn học của VN và của thế giới và khi bắt đầu làm văn thì đều phải theo một định hướng một cái sườn mà thầy cô đã đề ra và chỉ cần đi trật một tí thôi lập tức bài văn đó sẽ bị điểm thấp hoặc là bị chép phạt rất là oan uổng.  Có những tác phẩm như “Tây tiến, Bên kia sông Đuống, hay Người Lái Đò Sông Đà” hoàn toàn xa lạ với thế hệ của tụi em, xa lạ ngay cả về vị trí địa lý và xa lạ ngay về tư duy về thời điểm. Do vậy, có những điều mà thầy cô phân tích tụi em không thể nào nắm được cũng không thể cảm nhận được đó là những điều sẽ đúng như vậy. Tụi em hy vọng khi mà làm giáo dục thì cũng phải có tiếng nói từ phiá học sinh bởi vì giáo dục ở nước ngoài đó là sự tương tác giữa hai phiá, nhà trường, giáo viên và học sinh - sinh viên để mọi thứ cùng phát triển. Ở nước ngoài, tư duy được tự do phát triển , khả năng ngôn luận được tự do, cho nên những ý tưởng được phát minh rất nhiều, họ không bị gò bó bởi một khuôn khổ nào cả.  Em nghĩ VN mình nên theo hình thức đó chứ không phải là thầy nói và các trò phải răm rắp nghe. Tư duy đó là 1 tư duy cổ hũ và không còn phù hợp.  Mình phải áp dụng những điều tiên tiến ở những nước đã phát triển và xem họ làm thế nào; Đừng có bỏ ra nhiều tiền của nhân dân để đi ra nước ngoài tham dự những triển lãm này triển lãm kia hoặc đi hội thảo này hội thảo kia để rôi đem về chả có một suy nghĩ, một kiến thức gì ngoài túi LV, ngoài điện thoại mắc tiền bằng công sức của người dân. Đó là nhận định của em.
Xin cám ơn phần chia sẻ của các bạn đã dành cho chương trình.

6 comments :

  1. Đừng có ngồi đó mà nói nền giáo dục VIệt Nam thối nát. Sao các người không thử đặt mình vào vị trí của các nhà lãnh đạo mà thử hoạch định kế hoạch cho giáo dục xem các người có làm nổi không? Một nền giáo dục của quốc gia muốn được hoàn thiện phải trải qua quá trình sửa đổi cho phù hợp với thực tế, trong giai đoạn đó đương nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.

    ReplyDelete
  2. Giáo dục xuống cấp trầm trọng? Thật là hài hước quá đấy. Trong khi các nhà lãnh đạo đang phải đau đầu để nghĩ ra những giải pháp để giải quyết những khó khăn, bất cập trong nền giáo dục của ta thì các người lại ở đây nói xấu về họ. Các người đã thử ngồi một chỗ mà nghĩ rằng sao mình thấy nó không hoạt động hiệu quả thì nên góp ý cho họ chứ không nên là anh hùng bàn phím, chê bai nền giáo dục nước nhà như vậy. Đúng là một lũ học mà thực sự chẳng học được điều gì.

    ReplyDelete
  3. Nếu mọi người để ý thì xét về chương trình giáo dục, ta đã đổi mới rất là nhiều. Ngày xưa ta dạy bọn trẻ truyện "trí khôn của ta đây", rồi câu chuyện "tấm cám" nói rằng cô em rất độc ác, tạo ra tâm lý bạo lực cho bọn trẻ nhưng giờ ta đã cải tiến, không cho những câu chuyện đó vào trong giáo trình giảng dạy. Rồi trong quá trình thi đại học, từ việc biến đổi hình thức thi theo việc trường nào ra đề trường đó thì ta đã tránh được việc "chạy chọt" trong thi cử. Và giờ gộp 2 kỳ thi vào làm một, đã tránh được hồ sơ ảo, tránh gây lãng phí khi tổ chức kỳ thi. Tuy vẫn còn những khó khăn nhưng tôi hy vọng điều đó sẽ sớm được khắc phục và hoàn thiện.

    ReplyDelete
  4. Không thể phủ nhận hoàn toàn mọi sự cố gắng của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay như vậy được. Nếu như các bạn không tin vào trình độ của những vị lãnh đạo Bộ Giáo dục thì các bạn có thể xem video các nhà lãnh đạo nói ngoại ngữ trước công chúng ~> Như trường hợp của nguyên Bộ trưởng giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã nói bằng tiếng Đức trước hàng ngàn kiều Bào của ta. Những nhà lãnh đạo đó họ được Nhà nước cử sang nước ngoài đào tạo, có bằng tại nước ngoài... điều đó không thể phủ nhận được. Giáo dục của ta cũng không thể hoàn toàn áp đặt theo một khuôn mẫu nào cả, cần phải có sự áp dụng một cách khoa học, biến cái của họ thành cái của ta...

    ReplyDelete
  5. Vâng. Những con người được đào tạo ra từ cái nền giáo dục này đã đem lại bao nhiêu vinh quang cho nước nhà khi luôn nằm trong top đầu các quốc gia tham dự Olympic quốc tế tổ chức hàng năm, không những thế người VIệt Nam được cử sang nước ngoài du học đã mang lại tiếng tăm cho Việt Nam về tính cần cù và kiên trì, sáng tạo của người Việt Nam, tạo nên hình ảnh rất đẹp tại nước người đó.

    ReplyDelete
  6. [img]http://2.bp.blogspot.com/-kazolptISTY/VdY9Vq77nWI/AAAAAAAASYM/JUqud0gRCec/s1600/VE5m.jpg[/img]

    ReplyDelete


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>