Wednesday, August 26, 2015

Ngành chăn nuôi còn phải đối mặt với nhiều khó khăn

HINH
Một khu chăn nuôi gà ta chuẩn bị giao gà cho các chợ
Gia Minh, biên tập viên RFA Phần âm thanh Tải xuống âm thanh


Ngành chăn nuôi Việt Nam gần đây được nhắc đến nhiều qua vụ sản phẩm thịt gà Mỹ nhập vào Việt Nam bán với giá rẻ đến mức Hiệp hội Chăn muôi Gia cầm Đông Nam Bộ đòi kiện Hoa Kỳ về chuyện bán phá giá; tiếp đến là thách thức mà ngành này phải đối diện khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương-TPP.
Mỹ bác bỏ bán phá giá vào Việt Nam
Hội đồng Xuất khẩu Trứng và Gia cầm Hoa Kỳ, viết tắt theo tiếng Anh là USAPEEC, vào ngày 3 tháng 8 vừa qua ra thông cáo báo chí bác bỏ thông tin báo chí Việt Nam nói rằng một số sản phẩm gồm đùi góc tư gà, đùi không, và chân gà của Mỹ đang được bán dưới giá thành vào thị trường Việt Nam.
Vị chủ tịch của USAPEEC là ông Jim Summer nói rằng có đến hai phần ba đùi góc tư gà được sản xuất ra tiêu thụ ở Mỹ và phần còn lại được bán sang 125 nước, trong đó có Việt Nam với giá tương đương giá bán tại thị trường Mỹ. Ông này còn nói thêm những sản phẩm thịt gà xuất sang Việt Nam không những đồng giá bán tại Mỹ mà còn cao hơn ở Mỹ nữa.
Theo ông Jim Summer, chủ tịch USAPEEC, thì những nhà sản xuất gia cầm tại Việt Nam đang phải chật vật để kinh doanh có lãi trong tình hình giá thức ăn gia súc tại Việt Nam ở mức cao.
Doanh nghiệp Việt Nam lên tiếng
Giám đốc Công ty Chăn nuôi Bình Minh ở Đồng Nai, ông Trần Xuân Dương, có ý kiến về đánh giá của chủ tịch USAPEEC như vừa nêu, đồng thời cho biết thêm tình hình thực tế liên quan giá bán sản phẩm thịt gà Mỹ tại Việt Nam lâu nay ở mức bị cho là ‘phá giá’:
Nói chung sản phẩm chăn nuôi mình đều yếu thế trong cạnh tranh cả. Lý do lớn nhất vì hiện nay số lượng của mình chưa nhiều mà giá thành lại cao. Ngoài ra độ an toàn thực phẩm của mình cũng chưa được tốt như ở các nước. Đó là yếu thế trong cạnh tranh
ông Đoàn Xuân Trúc
“ Đồng ý cũng có cái đó một phần nhưng nếu như minh bạch người ta sẽ cho được giá chi phí tại Mỹ là bao nhiêu để sản xuất ra sản phẩm đó. Đôi khi để giảm thuế, người nhập về chỉ khai sản phẩm đó vài cent. Tức người ta dùng nhiều cách để luồn lách rào cản của Việt Nam. Thay vì đùi gà 1 đô nhận về và bán 1 đô nhưng người ta chỉ báo chừng vài cents thôi.
Ngoài ra thuế tại Việt Nam cũng ít nữa nên người ta đua nhau nhập. Và có thể những đối tác Mỹ cũng đồng ý tiếp tay với những hợp đồng cho người nhập ở Việt Nam.”
Quan chức chính phủ trình bày
Trong khi đó, ông phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam, Đoàn Xuân Trúc, từ Hà Nội thừa nhận các ngành chăn nuôi của Việt Nam lâu nay thiếu khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài rồi:
“Không phải ngành gia cầm đâu mà các đối tượng vật nuôi của ngành như con heo, rồi bò thịt mình yếu rồi và các sản phẩm sữa… nói chung sản phẩm chăn nuôi mình đều yếu thế trong cạnh tranh cả. Lý do lớn nhất vì hiện nay số lượng của mình chưa nhiều mà giá thành lại cao. Ngoài ra độ an toàn thực phẩm của mình cũng chưa được tốt như ở các nước. Đó là yếu thế trong cạnh tranh.”

Gà Mỹ đông lạnh nhập khẩu bán với giá quá rẽ so với gà Việt Nam

Gà Mỹ đông lạnh nhập khẩu bán với giá quá rẽ so với gà Việt Nam (VTV.vn)

Lối ra cho ngành chăn nuôi trong nước
Đối với doanh nghiệp tư nhân như Công ty Chăn Nuôi Bình Minh tại Đồng Nai, thì vấn đề cạnh tranh và thách thức trước tình hình hội nhập quốc tế được ý thức từ lâu và doanh nghiệp tự mình tìm ra con đường đi như sau:
“Ảnh hưởng thì chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, nhưng mình có cách thứ nhất là làm theo chuỗi và khép kín. Bên này chuẩn bị vấn đề này từ lâu rồi. Chăn nuôi giảm rủi ro, giảm giá thành. Chỉ mong rào cản như thế nào Sản phẩm nhập về làm sao cung- cầu hợp lý. Và thứ hai nữa là khi nhập về giá có minh bạch không. Đây là điều mà tôi muốn nói lên với các bộ, ngành.”
Còn theo ông phó chủ tịch Hiệp hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam, Đoàn Xuân Trúc thì cần phải thay đổi thói quen tiêu dùng cho người trong nước cũng như phải sắp xếp, tổ chức lại. Ông trình bày:
“Đương nhiên nói thế không phải khi TPP ký rồi hay các hiệp định thương mại khác có hiệu lực, các mức thuế bằng không thì sẽ bóp chết ngành chăn nuôi trong nước. Theo tôi sẽ không có; tuy nhiên sẽ có ảnh hưởng đến các đối tượng sản xuất nhỏ như các nông hộ thì không theo được. Nhưng các trang trại lớn đầu tư theo qui mô lớn và công nghệ cao, quản lý tốt và xâu chuỗi từ sản xuất thức ăn đến chăn nuôi, khép kín từ giết mổ đến tiêu thụ và giảm các đầu mối trung gian đi thì có thể cạnh tranh được.
Cạnh tranh thì lớn thật nhưng vẫn còn thời gian để tổ chức lại nếu quyết tâm tổ chức lại để có giá cả hợp lý. Tất cả mọi sản phẩm của ngành chăn nuôi đều cạnh tranh không cân sức hết, nên bây giờ cần phải tổ chức lại ngay. Điều này do yếu tố chủ quan của mình hoàn toàn chứ không phải do nước ngoài nữa nên phải tổ chức lại
ông Đoàn Xuân Trúc
...Cạnh tranh thì lớn thật nhưng vẫn còn thời gian để tổ chức lại nếu quyết tâm tổ chức lại để có giá cả hợp lý. Tất cả mọi sản phẩm của ngành chăn nuôi đều cạnh tranh không cân sức hết, nên bây giờ cần phải tổ chức lại ngay. Điều này do yếu tố chủ quan của mình hoàn toàn chứ không phải do nước ngoài nữa nên phải tổ chức lại
Điều thứ hai việc nhập sản phẩm gà công nghiệp vào Việt Nam hiện nay ảnh hưởng đến các công ty đầu tư nước ngoài như CP… chứ các doanh nghiệp Việt Nam nuôi gà công nghiệp chưa nhiều. Người ta chủ yếu nuôi gà gọi là gà lông màu chăn thả- gà đồi. Người dân Việt Nam thích ăn loại gà này hơn; và họ ăn tươi sống chứ không đông lạnh. Tuy nhiên thói quen tiêu dùng này sẽ thay đổi khi gà công nghiệp nhập vào rẻ và an toàn thực phẩm bảo đảm, tiện lợi cho người sử dụng thì dần dần thói quen tiêu dùng của Việt Nam cũng sẽ thay đổi. Người ta sẽ ăn nhiều gà đông lạnh hơn, nhưng sẽ là một quá trình.
Cạnh tranh thì lớn thật nhưng vẫn còn thời gian để tổ chức lại nếu quyết tâm tổ chức lại để có giá cả hợp lý. Tất cả mọi sản phẩm của ngành chăn nuôi đều cạnh tranh không cân sức hết, nên bây giờ cần phải tổ chức lại ngay. Điều này do yếu tố chủ quan của mình hoàn toàn chứ không phải do nước ngoài nữa nên phải tổ chức lại.
Ngoài ra Nhà nước phải có chính sách tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi. Nói chung để cho ngành chăn nuôi thực hiện được chủ trương hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng thì cần có những chính sách Nhà nước tác động vào.”
Vào ngày 3 tháng 8 vừa qua, một cuộc hội thảo nói đến những tác động của TPP và ACE đối với Việt Nam, viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách- VERP, Đại học Quốc gia Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành đánh giá chăn nuôi là ngành lớn thứ hai trong nền nông nghiệp của Việt Nam; tuy nhiên ngành này lại là ngành kém cạnh tranh, không bền vững nên dễ chịu tác động bất lợi từ các hiệp định thương mại tự do.
Một viên chức của ngành nông nghiệp- phát triển nông thôn là ông cục phó Cục Chăn Nuôi- Tống Xuân Chinh lên tiếng than rằng ngành chăn nuôi sẽ là vật hy sinh cho TPP.
Theo người hiện kinh doanh trong ngành chăn nuôi là ông Trần Xuân Dương, giám đốc Công ty TNHH Chăn Nuôi Bình Minh thì tình hình lâu nay đã được báo cho cơ quan chức năng nhưng rồi hầu như ngành chủ quản không làm được gì có ích cho doanh nghiệp mà hầu như tất cả họ đều phải tự lo. Nay họ cũng phải bươn chải, cải tổ cách thức kinh doanh hầu mong tồn tại được trong tình hình cạnh tranh khốc liệt hiện nay cũng như sẽ đến trong tương lai.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>