Tuesday, September 1, 2015

Mô hình Phi lợi nhuận trong giáo dục đại học


HINH
Đại học Tân Tạo là trường phi lợi nhuận theo mô hình Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam.
Kính Hòa, phóng viên RFA Phần âm thanh Tải xuống âm thanh


Mô hình giáo dục đại học phi lợi nhuận đã được bàn đến trong vài năm gần đây tại Việt nam. Việc áp dụng mô hình này ở Việt nam đang gặp nhiều trở ngại, nhất là sau việc tranh cãi bùng nổ tại Đại học Hoa sen. Một nguồn tin khác cũng cho chúng tôi biết là dự án Đại học Trí Việt theo mô hình này cũng vẫn đang bế tắc.
Cuối năm 2014, một quyết định của chính phủ Việt nam được đưa ra về qui chế của các loại đại học khác nhau. Sau đây là ý kiến của Giáo sư Tạ Văn Tài từng giảng dạy tại Đại học Harvard ở Mỹ về mô hình phi lợi nhuận ở Mỹ cũng như quyết định của chính phủ Việt nam được ban hành hồi cuối năm 2014. Bài phỏng vấn do Kính Hòa thực hiện. Trước tiên ông nói về mô hình này ở Mỹ.
Giáo sư Tạ Văn Tài: Ở Mỹ có hai mô hình là đại học công và tư. Đại học tư thì có thể được ban hành qui chế không vì lợi nhuận. Giữa hai loại đó biên giới không hoàn toàn cắt đôi, vì đại học tư, hầu hết có tính cách giáo dục không vì lợi nhuận, hầu hết có thể chuyển thành đại học công. Tôi lấy ví dụ đại học Virginia, nơi tôi từng học, do Tổng thống hồi hưu Thomas Jefferson thành lập đã trở thành đại học công của tiểu bang Virginia.
Đại học tư vì lợi nhuận ở Mỹ có rất ít, hầu hết xuất hiện gần đây do một số doanh nhân nhắm vào việc thu lời từ việc lấy học phí từ sinh viên nghèo có học bỗng do chính phủ liên bang giúp, như là (quĩ trợ cấp) Pell chẳng hạn. Họ thu nhận sinh viên vào năm thứ nhất một cách vô tội vạ bất kể năng lực. Sau đó sinh viên có ra sao thì họ mặc kệ vì đã bỏ túi nhiều tiền rồi. Vì thế nhiều đại học như vậy đã bị điều tra, chẳng hạn như đại học Phoenix.
Ở Mỹ có hai mô hình là đại học công và tư. Đại học tư thì có thể được ban hành qui chế không vì lợi nhuận. Giữa hai loại đó biên giới không hoàn toàn cắt đôi, vì đại học tư, hầu hết có tính cách giáo dục không vì lợi nhuận, hầu hết có thể chuyển thành đại học công
Giáo sư Tạ Văn Tài
Đại học tư làm lâu đời theo đúng mục tiệu giáo dục, chủ tương không kiếm lời như đại học Harvard thành lập năm 1630. Vì mục đích vô vị lợi đó nên chính quyền liên bang trong bộ luật về thuế lợi tức ban hành vào đầu thế kỷ 20 đã ban cho các đại học đó qui chế miễn thuế thu nhập. Tiền thu được sau khi trừ chi phí sẽ được miễn thuế lợi tức để tái đầu tư vào việc phát triển cho sứ mạng giáo dục.
Việc này làm cho những người góp tiền cho các tổ chức vô vị lợi về giáo dục có một cái lợi là họ được trừ vào lợi tức tính thuế của họ.
Luật này đã làm cho các đại học tư vô vị lợi, hay nói chung các tổ chức phi lợi nhuận phát triển rất mạnh.
Các tổ chức này phải nộp tờ trình hàng năm cho tiểu bang nói rõ là hoạt động vì công ích. Không chia lời cho nhân viên, nhân viên chỉ là những người lãnh lương thôi.
Số tiền lời được dùng cho công ích, và khi giải tán, điều này rất quan trọng, là số tiền không được chia cho ai cả. Tiền và tài sản của ai đó đã đóng góp cho tổ chức thì được giao cho chính quyền, để giao cho các tổ chức có mục đích tương tự, hay nhập vào ngân sách của chính quyền tiểu bang. Người đã góp vốn coi như mất số vốn đó, coi như là tặng, chứ không được lấy lại. Không phải là cổ phần!
Họ góp tiền nhưng không phải để thu lời mà để được vinh danh, trong các học bỗng mang tên họ, hay là những tòa nhà mang tên họ, đó là những phần thưởng tinh thần mà thôi.
Trường ĐH Hoa Sen
Trường Đại học Hoa Sen
Tôi cũng thấy trong này ông Thủ tướng đã bị các người hiện có các đại học tư xúi dại, ghi vào các điều khoản dành cho những người góp vốn cho các đại học tư lúc mới thành lập được quyền chia lời, khi chuyển sang đại học không vì lợi nhuận. Tôi xin nhắc lại, họ muốn giữ lại quyền được chia lợi như khi đang còn là đại học tư
Giáo sư Tạ Văn Tài
Kính Hòa: Cuối năm 2014, ở Việt nam Thủ tướng chính phủ đã có ra văn bản về các đại học không vì lợi nhuận. Giáo sư có nhận xét gì về những qui định này?
Giáo sư Tạ Văn Tài: Qui định số 70 ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng ban hành áp dụng cho cả ba loại đại học, đại học công, đại học tư, và đại học tư không vì lợi nhuận. Đó là một qui định rất đầy đủ, có 45 trang, 58 điều khoản.
Trước hết tôi nhận thấy là qui định này khá rõ ràng về qui chế ba loại đại học.
Nhưng tôi cũng thấy trong này ông Thủ tướng đã bị các người hiện có các đại học tư xúi dại, ghi vào các điều khoản dành cho những người góp vốn cho các đại học tư lúc mới thành lập được quyền chia lời, khi chuyển sang đại học không vì lợi nhuận. Tôi xin nhắc lại, họ muốn giữ lại quyền được chia lợi như khi đang còn là đại học tư. Mà chia như thế nào? Chia theo tỉ lệ góp vốn điều lệ giống như khi mới góp vốn lúc còn là đại học tư.
Điều này dẫn đến nhiều nguy cơ.
Thứ nhất là nó trái với tinh thần đại học phi lợi nhuận. Và mấy người góp vốn lúc đầu vẫn còn tham lam, muốn nhận được những ưu đãi từ sự hổ trợ của nhà nước về sự miễn thuế, việc ưu tiên được giao đất, rồi những ưu đãi về đầu tư trong điều 28 về các đại học phi lợi nhuận… nhưng họ lại muốn chia lời theo vốn. Điều này dẫn đến chuyện họ chiếm đa số, rồi sẽ vào hội đồng của trường, họ sẽ thao túng đại học, lúc đó đã nhận được tài trợ từ ngoại quốc hay là nơi này nơi kia. Từ cái phần nhỏ ban đầu bây giờ ban cho họ những cái quyền lớn lao, thì đó là điều trái khoáy.
Đó là vấn đề quyết định.
Ở Việt nam tôi nghĩ là mấy người có tiền, mấy người đại gia, họ cũng muốn phú quí sinh lễ nghĩa. Trừ khi cái tiền bẩn mình không nên nhận, còn tiền lành mạnh thì mình nên khuyến khích họ bằng cái luật thuế lợi tức, khi họ đóng góp vào các trường đại học. Vinh danh họ bằng cách lưu danh họ trong các khuôn viên đại học
Giáo sư Tạ Văn Tài
Còn chuyện chia lời thì (theo qui định) hạn chế tối đa chỉ đạt được tỉ lệ lời của trái phiếu mà thôi. Như thế thì quyết định của Thủ tướng lại tước đi cái quyền chia lời theo nguyên tắc doanh nghiệp.
Những chuyện trái khoáy này phải được sửa lại.
Tôi đề nghị là những ông góp vốn mà tiếc của đó thì cho các ông ấy làm trái chủ, không có quyền hành gì trong hội đồng cả, mà trong các phiên họp chỉ ngồi đấy để nghe thôi.
Kính HòaVậy theo Giáo sư là một đại học phi lợi nhuận sẽ không thể có cổ phần, vì hễ là cổ phần thì phải chia lợi nhuận?
Giáo sư Tạ Văn Tài: Đúng rồi.
Kính HòaTheo Giáo sư thì trong tương lai ở Việt nam có thể có những người như ông Stanford bỏ tiền ra để làm thiện nguyện thành lập đại học Stanford, hay như các cụ của Đông kinh nghĩa thục ngày xưa không?
Giáo sư Tạ Văn Tài: Ở Việt nam tôi nghĩ là mấy người có tiền, mấy người đại gia, họ cũng muốn phú quí sinh lễ nghĩa. Trừ khi cái tiền bẩn mình không nên nhận, còn tiền lành mạnh thì mình nên khuyến khích họ bằng cái luật thuế lợi tức, khi họ đóng góp vào các trường đại học. Vinh danh họ bằng cách lưu danh họ trong các khuôn viên đại học, bằng cách đặt tên họ cho các tòa nhà, các học bỗng. Danh tiếng của họ như thế sẽ trường tồn cùng thời gian và trong nhân dân. Đó là cách nước Mỹ đã làm và họ đã có một hệ thống đại học hàng đầu thế giới phát triển rất là mạnh mẽ.
Kính Hòaxin cám ơn Giáo sư.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>