Tuesday, September 15, 2015

Thái Lan siết chặt quản lý nhập cảnh và lao động bất hợp pháp

HINH
Du khách nước ngoài chờ làm thủ tục tại sân bay ở Thái Lan
Anh Vũ, thông tín viên RFA Phần âm thanh Tải xuống âm thanh


Khoảng 5 vạn công dân VN đang sử dụng visa du lịch để làm việc ở Thái lan có thể bị buộc phải trở về VN và không thể quay lại, do việc chính quyền Thái lan siết chặt việc gia hạn visa đối với khách du lịch.
Các cơ quan chức năng VN và Thái lan nói gì về vấn đề này?
Visa cho khách du lịch VN đến Thái lan được miễn, tuy vậy mỗi lần cấp phép chỉ có giá trị trong một tháng, nếu có nhu cầu ở thêm khách du lịch phải xin gia hạn tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, nhưng không quá 3 lần. Sau đó buộc phải xuất cảnh.
Để đối phó với tình trạng đó, phần lớn lao động VN khi visa hết hạn thường phải đến một cửa khẩu nào đó làm thủ tục xuất cảnh sang các nước láng giềng như Lào, Campuchia hay Myanmar và sau một vài tiếng đồng hồ thì họ lại nhập cảnh trở lại. Hoặc để tiết kiệm chi phí và thời gian nhiều người lao động đã thông qua người trung gian - dùng tiền để hối lộ cho cảnh sát làm dịch vụ gia hạn visa.
Tuy vậy, sau vụ đánh bom tại Băng cốc ngày 17/8/2015 chính quyền Thái lan đã tiến hành siết chặt việc quản lý đối với du khách, đồng thời kiên quyết xử lý các đối tượng lợi dụng visa du lịch để ở lại lao động bất hợp pháp.
Việc siết chặt quản lý đối với visa du lịch đã có tác động không nhỏ đối với những người Việt nam đang lao động bất hợp pháp ở Thái lan, và chỉ duy nhất một con đường buộc họ phải trở về VN rồi sang Thái lan một lần nữa.
Trước hiện trạng đáng lo ngại đó, chúng tôi đã trao đổi với tòa Đại sứ VN tại Băng cốc về vấn đề này, và được ông Trần Mạnh Hùng, Bí thư thứ nhất phụ trách bảo hộ công dân Việt Nam cho biết:
“Hiện nay cái việc cho hay không cho đóng dấu nhập cảnh vào Thái lan thì phải tuân theo đúng quy định của luật pháp Thái lan. Nghĩa là nhập cảnh vào Thái với mục đích du lịch thì họ cho đóng dấu để quay lại. Còn bây giờ bà con mình đi đóng dấu nhiều lần thì họ coi là không vì mục đích du lịch, mà là vi phạm pháp luật của Thái lan. Ví dụ như ở lại lao động ở Thái là không được phép, vì vậy họ đang thắt chặt việc đó. Còn việc xử lý là do nước sở tại, về góc độ Sứ quán thì chúng tôi đang liên lạc với Bộ Ngoại giao Thái lan để hỏi họ xem như thế nào?”
Nhập cảnh vào Thái với mục đích du lịch thì họ cho đóng dấu để quay lại. Còn bây giờ bà con mình đi đóng dấu nhiều lần thì họ coi là không vì mục đích du lịch, mà là vi phạm pháp luật của Thái lan. Ví dụ như ở lại lao động ở Thái là không được phép, vì vậy họ đang thắt chặt việc đó
ông Trần Mạnh Hùng
Đồng thời chúng tôi cũng liên hệ với Cục quản lý và kiểm soát lao động nước ngoài, Bộ Lao động Thái lan để hỏi về vấn đề này và được bà Seeraporn Vongkaeo cho biết:
Quầy làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Thái Lan. Courtesy photo.
Quầy làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Thái Lan. Courtesy photo.
Đại ý bà ta nói rằng, lao động VN chưa được phép lao động tại Thái lan như lao động thuộc các nước khác. Do vậy vấn đề này không liên quan đến Bộ Lao động, mà thuộc về chức năng của cơ quan cảnh sát, nếu phát hiện ra người nước ngoài lao động trái phép thì họ phải xử lý theo luật pháp của Thái lan.
Theo báo Prachathai của Thái lan ngày 11/2/2015 cho biết, ngày 10/2/2015 Chính phủ Thái lan đã có Nghị quyết cho phép Bộ Lao động Thái Lan tiến hành đăng ký hợp pháp hóa cho lao động Việt Nam đang làm việc tại Thái Lan. Cụ thể lao động VN được phép làm việc trong các lĩnh vực: người giúp việc, công nhân xây dựng, đánh cá và nhân viên phục vụ trong các nhà hàng. Theo kế hoạch, việc này dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 1/9 /2015 và chỉ áp dụng cho các đối tượng lao động VN nhập cảnh Thái lan sau ngày 10/2/2015.
Tuy nhiên, dưới tiêu đề "Thái Lan hoãn đăng ký cấp phép cho lao động VN", báo VNN ngày 25/8/2015 cho biết: do phía VN thấy rằng điều này chỉ đáp ứng được một bộ phận nhỏ lao động mới sang của VN, trong khi sẽ gây bất lợi cho đại đa số lao động VN hiện đang làm việc tại Thái Lan. Trước tình hình đó, phía VN đã đề nghị phía Thái Lan điều chỉnh lại một số quy định về việc triển khai đăng ký lao động cho phù hợp.
Lao động VN chưa được phép lao động tại Thái lan như lao động thuộc các nước khác. Do vậy vấn đề này không liên quan đến Bộ Lao động, mà thuộc về chức năng của cơ quan cảnh sát
Một cán bộ của Cơ quan MOU, Bộ Lao động Thái lan ghi nhận:
Đại ý bà ta cho biết, hiện tại lao động nước ngoài ở Thái lan chỉ áp dụng đối với lao động các nước Lào, Campuchia và Myanmar. Trường hợp lao động VN sang lao động ở Thái lan hiện nay mới có chủ trương nhưng chưa được triển khai chính thức. Theo bà này cho biết, có lẽ lao động Việt nam chính thức được làm việc ở Thái lan vào sang năm sau (2016).
Về vấn đề này, Bí thư thứ nhất phụ trách bảo hộ công dân Việt Nam Trần Mạnh Hùng khẳng định:
“Việc đó chúng tôi đang triển khai, khi nào có thông tin chính thức thì chúng tôi sẽ phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện tại vẫn chưa có thông tin gì là cụ thể. Không ai nói là tháng 9/2015 cả, từ trước đến nay chưa hề có thông tin chính thức nào nói là tháng 9/2015 cả. Đó là do bà con mình tự nghĩ và nói như thế thôi.”
Thái lan đang trở thành một thị trường lao động của người VN, tuy rằng chỉ hạn hẹp trong một số ngành nghề nặng nhọc, vất vả, với mức lương thấp. mà lao động Thái lan chê và không làm. Tuy vậy đây vẫn là ước mơ của không ít người lao động VN trong lúc này.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>