Monday, September 14, 2015

Tham nhũng ở Việt Nam vẫn thế: Nghiêm trọng nhưng bất lực

HÀ NỘI (NV) - Trong báo cáo về tham nhũng năm nay, chế độ Hà Nội thú nhận tham nhũng vẫn nghiêm trọng, diễn ra ở tất cả các ngành, các cấp nhưng số vụ tham nhũng bị phát giác lại giảm! 

HINH
 Đồ họa của tờ Tuổi Trẻ đưa trên báo cáo về tham những của chính phủ Việt Nam năm 2015. (Hình: Tuổi Trẻ) 
Khi thay mặt chế độ Hà Nội trình bày về báo cáo vừa kể trước Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội, ông Trần Đức Lượng, phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ, thú nhận, kỷ cương, kỷ luật ở nhiều ngành còn buông lỏng, việc phòng-chống tham nhũng còn hình thức, hiệu quả thấp. Đồng thời “vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tham nhũng khi thực hiện một số chủ trương, chính sách lớn như: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu và hoạt động tín dụng của một số tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại, hoàn thuế...”
Ông Nguyễn Văn Hiện, chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội CSVN, nhận định, tham nhũng vẫn nghiêm trọng nhưng số vụ tham nhũng bị phát giác lại giảm đi, rõ ràng là chuyện rất đáng chú ý. Còn ông Nguyễn Đình Quyền, phó chủ nhiệm của ủy ban vừa kể thì nói thẳng, cần phải xem lại hiệu quả hoạt động phòng-chống tham nhũng, đặc biệt là cơ quan chuyên trách về phòng-chống tham nhũng.

Một phó chủ nhiệm khác của Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội CSVN tên là Lê Thị Nga, yêu cầu chính phủ phải nêu đích danh các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện tốt hoặc chưa tốt việc phòng-chống tham nhũng vì Quốc Hội của chế độ từng yêu cầu báo cáo về phòng-chống tham nhũng phải cụ thể.

Dựa vào báo cáo mà thanh tra chính phủ cung cấp, bà Nga yêu câu thăm dò ý kiến của dân chúng và doanh giới về 11 bộ, ngành, địa phương tự cho rằng tham nhũng ở những nơi đó không nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng.

Bà Nga cũng yêu cầu nhà cầm quyền trung ương Hà Nội phải giải thích tại sao trong khi có đến 63 tỉnh, thành phố và khoảng 30 bộ, tính ra gần cả trăm đầu mối nhưng chỉ có 19 đầu mối báo cáo về việc phòng-chống tham nhũng.

Ông Nguyễn Công Hồng, cũng là phó chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội Việt Nam như ông Quyền và bà Nga thì nhận định, trước đây, phòng-chống tham nhũng không hiệu quả thì cho rằng tại... cơ chế, gần đây thì đổ tại... thể chế nhưng theo ông, vấn đề không nằm ở đó mà nằm ở chỗ, các giải pháp mà chính phủ để ra chỉ nhằm... phòng ngừa, trong khi lẽ ra phải có các giải pháp tấn công tham nhũng!

Ông Trương Trọng Nghĩa, một đại biểu của Quốc Hội thì yêu cầu nhà cầm quyền trung ương báo cáo cặn kẽ với Quốc Hội việc mua các ngân hàng thương mại với giá 0 đồng trong thời gian vừa qua. Ông Nghĩa cảnh báo, các ngân hàng đó là của một số ông chủ tư nhân. Họ điều hành kém, thua lỗ, mất sạch vốn đầu tư là chuyện của họ nhưng chính phủ không cho phá sản mà mua lại với giá 0 đồng (quốc hữu hóa). Quốc Hội cần phải biết những ngân hàng này đã làm mất bao nhiêu tiền mà dân chúng gửi vào, những khoản tiền đó chảy đi đâu và chính phủ Việt Nam sẽ lấy tiền từ đâu để trả thay? Có tham nhũng từ chuỗi ngân hàng thua lỗ - phá sản này hay không?

Chín năm trước, Việt Nam ban hành Luật Phòng-Chống Tham Nhũng. Từ đó đến nay, tham nhũng nghiêm trọng hơn. “Trọng tâm” của công việc phòng-chống tham nhũng ở Việt nam trong năm tới là... chuẩn bị sửa Luật Phòng-Chống Tham Nhũng. (G.Đ)

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>