Monday, January 9, 2017

Giao thông Việt Nam: Liệu có thể thay đổi?

pic

Giao thông trên cầu Phú Xuân, Thừa Thiên-Huế hôm 23/1/2016.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
Năm 2017, Việt Nam nêu vấn đề an toàn giao thông với tiêu chí xây dựng văn hóa giao thông nơi thanh thiếu niên,  xử lý nghiêm những vụ vi phạm, hạ tỷ lệ tai nạn cũng như mức tử vong xuống thấp hơn năm 2016.

Một vấn nạn về kinh tế

Hôm thứ Tư 4 tháng Giêng, phó thủ tướng thường trực chính phủ Việt Nam, ông  Trương Hòa Bình, khẳng định Việt Nam phải thực hiện được mục tiêu nghị quyết của Đại Hội Đồng Liên Hiếp Quốc này 15 tháng  Tư 1016 là giảm số thương vong do tai nạn giao thông đường bộ xuống còn 50% so với năm ngoái tính cho đến 2020.

Một cách chi tiết hơn, mục tiêu nhắm tới năm nay là tai nạn giao thông phải giảm từ 5 đến 10% so, giảm số người chết xuống dưới mức của năm 2016, tức là thấp hơn con số hơn 8.600 của năm 2016.

Ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty du lịch Lửa Việt, thường có những bài viết về các vấn đề xã hội trên các báo trong nước, nhận định:

Từ nhiều năm nay tai nạn giao thông là một vấn nạn của Việt Nam, dẫn đầu chuyện thiệt hại về nhân mạng. Mặc dù nhà nước đã có rất nhiều nỗ lực, rất nhiều biện pháp từ các nghị quyết các chỉ thị nhưng chẳng những không giảm mà có khuynh hướng ngày càng gia tăng.

Tôi nói tai nạn giao thông là vấn nạn về kinh tế bởi vì thiệt hại đó rất ghê gớm, con số chết phải tính hàng chục ngàn, hơn cả những cuộc chiến tranh bình thường mình đang thấy.

Còn hậu quả xã hội thì biết rồi, chết người tạo ra những nghịch cảnh trong gia đình, mất cha, mất mẹ, mất con, thương tật, thương chấn tâm lý. Tai nạn giao thông  không chừa một ai, mình không đụng người ta thì người ta đụng mình. Ở trong nhà nhiều khi xe nó chạy vô nó ủi sập luôn. Vấn đề này nhà nước Việt Nam thấy cấp bách cho nên tìm mọi cách nhưng chưa cách nào có hiệu quả thôi.

Hai yêu cầu khác quan trọng không kém trong an toàn giao thông mà Việt Nam đề ra cho năm nay là giải tỏa nhanh chóng nạn ùn tắc giao thông, trừng phạt nghiêm người vi phạm giao thông và người giữ nhiệm vụ xử lý để không xảy ra tình trạng xin xỏ, nhờ vã chổ thân quen hoặc lo lót tiền bạc cho qua.

An toàn và trật tự giao thông là những vấn đề được giới hữu trách lập đi lập lại mà quên rằng mọi thứ đều có nguyên nhân sâu xa của nó, là nhận định của bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm thuộc nhóm nhân sĩ trí thức thành phố Hồ Chí Minh:

Các ông của mình phát biểu hơi nhiều hơi lạc quan đấy, khhông phải lời nói mà có thể thực hiện được đâu. Cái đó chỉ là điều mong ước, không thể một sớm một chiều mà có thể làm được. Thí  dụ ông Nguyễn Xuân Phúc vừa rồi cũng có  nói chuyện tại sao Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh xây quá nhiều nhà cao tầng, người ta phải quay trở về trung tâm thành phố để ở, thế thì làm sao không bị kẹt xe không bị tai nạn giao thông.

Như đã thông báo trên báo chí, giảm được một phần tai nạn giao thông cũng là đã cố gắng lắm rồi, nhưng thực tế mà nói thì mỗi ngày nó tăng chứ không có giảm. Tình trạng giao thông kiểu xe thì quá nhiều, nhập cảng gần như vô tội vạ, đường xá cũng không được mở rộng, tai nạn giao thông là chuyện đương nhiên.

Ý thức của người dân

Ý thức của người tham gia giao thông cũng là yếu tố vô cùng cần thiết,  ông Huỳnh Tấn Mẫm nói tiếp:

Nhưng nếu có sự điều khiển giao thông tốt thì tai nạn cũng giảm đi. Hệ thống g giao thông của mình nó chằng chịt, xe thì hiện nay nhiều chiếc cũ mèm, rơi vào chỗ hư hỏng giữa chừng và tai nạn xảy đến. Tôi không bi quan nhưng tôi nghĩ tai nạn giao thông hiện nay là nguy cơ không giải quyết được.

Nội năm 2016 Việt Nam có 21.000 vụ tai nạn giao thông khiến hơn 8.600 người thiệt mạng và trên 19.000 người bị thương tật. Đó là thông tin do phó chủ tịch Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia, ông Khuất Việt Hùng, đưa ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm 2016 cũng trong ngày 4 tháng Giêng vừa qua. Số liệu này cho thấy tai nạn giao thông năm 2016 chỉ giảm gần 1/10 so với chỉ tiêu 5% mà quốc hội đặt ra.

Vẫn theo báo cáo của Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia, tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến ô tô, tức xe bốn bánh, có khuynh hướng gia tăng mà lỗi do người lái xe chiếm gần 27% số vụ tai nạn.

Chỉ tính trong 3 ngày Tết Dương Lịch vừa qua, Việt Nam có gần 80 người chết vì tai nạn xe. Tai nạn giao thông cũng là vấn đề của đất nước  láng giềng Thái Lan với đa số di chuyển bằng xe gắn máy  trong lúc số lượng xe bốn bánh càng ngày càng nhiều.

Tuy nhiên theo nhà hoạt động du lịch Nguyễn Văn Mỹ với kinh nghiệm  đi qua nhiều quốc gia thì  chuyện không hẳn là như vậy:

Thật ra tai nạn giao thông ở Việt Nam có thể nói là lớn nhất. Ví dụ tôi đi về Phan Thiết hay Nha Trang thì lần nào đi về cũng thấy tai nạn chết người dọc đường, nhưng đi các nước trong mấy ngày mình không thấy tai nạn. Tôi đi cũng khá nhiều nên tôi thấy rằng tỷ lệ tai nạn giao thông của Việt Nam thuộc loại đứng đầu thế giới chớ còn Thái Lan không ăn thua.

Về tình trạng ùn tắc giao thông mà Việt Nam đề hướng giải quyết năm nay, câu hỏi phải chăng là vì đường hẹp mà lại quá nhiều xe chạy được  ông Nguyễn Văn Mỹ giải thích:

Ở Việt Nam xe 2 bánh thì nó áp đảo xe bốn bánh, nhưng  tính đổ đầu người thí dụ 1 xe hơi bằng khoảng 2 hay 3 xe gắn máy thì thật ra mật độ xe giao thông ở Việt Nam chưa phải lớn so với nhiều nước khác mà tại sao Việt Nam ngày càng kẹt xe và kẹt xe ngày càng trầm trọng,  xe hơi thì đổ tại xe gắn máy, xe gắn máy thì đổ tại xe hơi, tôi thì tôi bảo là tại con người chứ không phải tại xe. Hạn chế bớt là chuyện hoàn toàn có thể, vấn đề là có chịu làm, có quyết tâm làm và làm tới nơi tới chốn hay không thôi.

Thứ nhất là có chỉ thị, nghị quyết nhưng mà rất chung chung, thiếu biện pháp cụ thể, thiếu địa chỉ trách nhiệm cụ thể. Tại sao tai nạn giao thông năm nào cũng tăng mà chưa có ai bị kỷ luật.  Phải có người chịu trách nhiệm, chừng nào mình có xử lý  trách nhiệm cá nhân chừng đó tình hình mới khá  hơn được. Còn cứ đổ cho tập thể, cứ tại và bị và đủ thứ nguyên nhân thì tôi nói rằng tình hình cứ năm sau tăng hơn năm trước. Những cái này do con người tạo ra thì con người cũng có thể khắc phục được, giải quyết được. Vấn đề có dám làm triệt để, có dám làm quyết liệt hay không mà thôi.

Nhằm bảo đảm an toàn và trật tự giao thông, đặc biệt trong giai đoạn Tết Âm Lịch sắp tới, một chiến dịch có tên  Lễ Ra Quân An Toàn Giao Thông 2017 được Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia phối hợp thực hiện cùng Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội .

Theo chỉ thị của phó thủ tướng Trương Hòa Bình, các bộ, ngành và các cấp địa phương phải thực hiện nghiêm túc những yêu cầu  bảo đảm an toàn giao thông, vận tải, chống ùn tắc, đồng thời nghiêm khắc xử phạt những trường hợp vi phạm trật tự giao thông trong dịp lễ Tết.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>