Hộ tống hạm HQ-10 Nhựt Tảo |
“Năm 1973 mặc dù lực lựợng chiến đấu của Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam nhưng tinh thần chiến đấu của quân lực VNCH rất cao, sau chiến thắng ở An Lộc, tái chiếm Quảng Trị vào năm 1972.
“Các căn cứ hải quân Mỹ đều được bàn giao lại cũng như các chiến hạm cỡ lớn như tuần dương hạm, khu trục hạm để hoạt động tại Biển Đông.
Khi được hỏi về quyết định khai hỏa, Phó Đề đốc Thoại mô tả rằng quyết định này là do điều ông gọi là "từ quyết định của Tổng thống VNCH ông Nguyễn Văn Thiệu."
Khai hỏa
“Trước hết là phải dùng các biện pháp ôn hòa như đèn hiệu, cờ hiệu, loa để mời họ ra khỏi lãnh hải và lãnh thổ VNCH.
Ông Thoại nói Tổng thống Thiệu cho phép ông dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền. |
Phó Đề đốc Thoại cũng xác nhận rằng không có lệnh nào không cho nổ súng.
“Nếu mà tôi không thi hành đúng lệnh đó [dùng vũ lực để chứng minh chủ quyền] thì sau cuộc hải chiến rồi cũng sẽ có người hỏi tôi từ Bộ Tổng tham mưu hay từ Phủ Tổng thống.
Trước câu hỏi về có thông tin không quân VNCH lúc đó ở thế sẵn sàng để tái chiếm đảo Hoàng Sa nhưng đã không xảy ra việc này, Phó đề đốc Thoại nói rằng ông “thực sự không nhớ có kế hoạch gì để đưa không quân VNCH ra tái chiếm”.
“Riêng tôi thì tôi không được biết. Những gì trao đổi ở Sài Gòn, nếu có xảy ra, thì không được thông báo. Ông Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân cũng như Tư lệnh Quân khu 1 là Trung tướng Ngô Quang Trưởng với tôi là ba người chỉ huy và chịu trách nhiệm những gì xảy ra ở Quân khu 1 thì tôi không được nghe biết và tôi cũng không nhớ rằng tôi có nghe những kế hoạch nào từ trong Sài Gòn dùng không quân để tái chiếm lại Hoàng Sa.
“Quyết định đó có thể có và cũng có thể không.
“Nhưng có một điều tôi biết là Sư đoàn 1 Không quân, phi đoàn khu trục phản lực F5 lúc nào cũng sẵn sàng ở phi trường để cất cánh khi có lệnh để bảo vệ các chiến hạm của Hải quân VNCH.”
Phó Đề đốc Thoại cho biết thêm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, nhiều tài liệu tiết lộ cho thấy tình báo quân đội Mỹ biết về các cuộc thao tập của Trung Cộng tại các hòn đảo phía đông bắc Hoàng Sa từ tháng 9/1973 để chuẩn bị cho các cuộc tấn công vào các hải đảo Hoàng Sa.
“Họ chỉ cho mình những tin tức tình báo thôi còn những quyết định làm gì thì do phía Chính phủ VNCH quyết hết. Họ cũng không khuyên mà cũng không cản việc gì cả," ông Thoại cho biết.
'Nguy hiểm tột cùng'
Trước câu hỏi về có ý kiến cho rằng phía chính phủ VNCH chưa làm hết để bảo vệ cho Hoàng Sa, ông Thoại nhận xét:
“Tôi không hiểu chưa làm hết là như thế nào. Mình phải nhớ rằng vào giai đoạn 1973-1974 khi không còn lực lượng quân đội Mỹ thì quân lực VNCH có trách nhiệm rất lớn.
“Ngoài những nhiệm vụ có sẵn rồi thì còn đảm nhận thêm nhiệm vụ của 500 ngàn quân Mỹ đã rút đi thì lực lượng của VHCH bị xé lẻ ra rất nhiều.
“Thành ra nhiệm vụ chính là làm sao cho miền Nam không bị tràn ngập hơn là những các hải đảo ngoài khơi cần phải có lực lượng để chiếm đóng.
Khi được đề nghị gửi ra thông điệp cho thế hệ trẻ người Việt ở trong nước cũng như tại hải ngoại, Phó đề đốc Thoại nói:
“Kinh nghiệm cho thấy từ Đệ nhị Thế chiến cho thấy cuộc xâm lăng của một quốc gia mạnh với những nước nhược tiểu, nếu không được một cường quốc khác can thiệp ngay từ lúc đầu, thì cuộc xâm lấn sẽ bành trướng thêm và sự thiệt hại là rất lớn đối với các quốc gia liên hệ.
“Riêng về phần Việt Nam thì người Việt hiện tại hay mai sau nếu còn muốn có một quê hương và muốn giữ mảnh đất mồ mả ông cha mình thì nên sớm thức tỉnh và thấy rõ sự nguy hiểm tột cùng của sự lấn chiếm mỗi ngày một thêm của Trung Cộng.
“Cùng nhau có hành động thích ứng và khẩn cấp trước khi quá trễ và để cả thế giới và con cháu mình thấy là sự hy sinh của 74 chiến sỹ ở Hoàng Sa năm 1974 là một ngọn đuốc, biểu tượng cho sự can trường của người chiến sĩ hải quân và là phát súng khởi đầu cho một cuộc chiến chống ngoại xâm từ phương Bắc trong vùng Đông Nam Á và trong thế kỷ 21.
"Tôi cũng nhân dịp này nghiêng mình trước anh linh của 74 tử sĩ VNCH và tôi xin có lời hỏi thăm tới các gia đình tử sĩ và nhất là các chiến hữu còn ở lại Việt Nam cũng như các chiến hữu ở khắp năm châu đã tham dự hải chiến Hoàng Sa lời hỏi thăm và lời chúc chân thành nhất của tôi,” Cựu Phó Đề đốc nói thêm.
Cuộc phỏng vấn với ông Hồ Văn Kỳ Thoại, hiện ở Houston Texas Hoa Kỳ, do nhà báo kiêm đạo diễn Trần Nhật Phong, một cộng tác viên của BBC Việt ngữ đang sống làm việc tại Nam California.
Trần Nhật Phong
“Riêng về phần Việt Nam thì người Việt hiện tại hay mai sau nếu còn muốn có một quê hương và muốn giữ mảnh đất mồ mả ông cha mình thì nên sớm thức tỉnh và thấy rõ sự nguy hiểm tột cùng của sự lấn chiếm mỗi ngày một thêm của Trung Cộng.
ReplyDelete“Cùng nhau có hành động thích ứng và khẩn cấp trước khi quá trễ và để cả thế giới và con cháu mình thấy là sự hy sinh của 74 chiến sỹ ở Hoàng Sa năm 1974 là một ngọn đuốc, biểu tượng cho sự can trường của người chiến sĩ hải quân và là phát súng khởi đầu cho một cuộc chiến chống ngoại xâm từ phương Bắc trong vùng Đông Nam Á và trong thế kỷ 21.
Cử tổ chức nhiều cuộc triển lãm và đưa ra nhiều văn bản nói về chủ quyền Hòang Sa và Trường Sa là của VN ( như VN đã làm ) là được chứ cần gì tới nổ súng ?
ReplyDeleteTrung Quốc nó xem các triển lãm và thấy những giấy tờ chứng minh chủ quyền đó nó sợ thấy mẹ, rồi nó phải rút quân ấy mà ?
ReplyDelete