Chân Như, phóng viên RFA
Hội nghị TW lần thứ 10 khóa 11 của ĐCSVN vừa kết thúc hôm 12/1. Đây
là Hội nghị quan trọng nhằm chuẩn bị cho Đại hội ĐCSVN các cấp vào giữa
năm 2015. Tại hội nghị này, ĐCSVN đã đưa ra thảo luận nhiều vấn đề và
sắp xếp nhân sự. Suy nghĩ của giới trẻ trong nước về sự kiện này ra sao?
Đó là chủ đề cho Diễn Đàn Bạn Trẻ kỳ này cùng với 3 bạn khách mời Tiến
Trung, Minh Hiển và Trường Sơn.
Chân Như: Xin chào Tiến Trung, Minh Hiển và Trường Sơn, trước hết chúng ta sẽ bàn về lời phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hội nghị lần thứ 10 kết thúc hôm 12/1 cho rằng “đổi mới chính trị không phải là thay đổi chế độ, mà là đổi mới cơ chế chính sách, chống tham nhũng, tăng cường quốc phòng an ninh”. Nhận định của bạn về lời phát biểu này?
Minh Hiển: Nói chung là chưa khi nào Hiển có ấn tượng đối với
các bài phát biểu của ông Tổng bí thư Trọng. Cũng lời như thế chung
chung giáo điều và nhiều khi mang tính chất bảo thủ. Nếu nhận xét thì
Hiển nghĩ các nhận xét cũng vô thưởng vô phạt chứ không có gì đặc sắc
cả.
Nói chung là chưa khi nào Hiển có ấn tượng đối với các bài phát biểu của ông Tổng bí thư Trọng. Cũng lời như thế chung chung giáo điều và nhiều khi mang tính chất bảo thủ. Nếu nhận xét thì Hiển nghĩ các nhận xét cũng vô thưởng vô phạt chứ không có gì đặc sắc cả.
-Minh Hiển
Tiến Trung: Trung có ý kiến thế này - Thứ nhất, nếu cho ổng ở
vị trí là đại biểu quốc hội thì cũng chỉ là một khu vực nhỏ bầu ông,
chưa nói đến vấn đề bầu cử tự do. Thứ hai, ông là Tổng bí thư của một
đảng thì đảng viên đảng này cũng không tới được 50% so với dân số Việt
Nam cho nên tiếng nói của ông không hề đại diện cho ý muốn và nguyện
vọng của người dân. Khi phát biểu như vậy, thực tế rằng Tổng bí thư cũng
như ĐCSVN đã tự cho mình đứng trên luật pháp, và Trung nghĩ người dân
mình đã quen với những chuyện như vậy rồi nhưng thật ra trong luật hoàn
toàn không hề cho phép.
Trường Sơn: Như anh Trung và anh Hiển đã đồng tình, ông Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trước đến giờ không hề có một ảnh hưởng nào
lên trên nền chính trị của Việt Nam. Ông giống như một biểu tượng thôi.
Về tuyên bố của ông, cái này na ná giống lý thuyết kinh tế của ĐCS áp
đặt trên đất nước Việt Nam - đó là “kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa”. Ông nói muốn đổi mới thể chế chính trị mà đã gọi là đổi mới
thì phải thay đổi thế nhưng ông lại xoáy thêm “không thay đổi chế độ”.
Theo tôi nghĩ ông phải tuyên bố như vậy hoặc ĐCSVN cũng đã cảm nhận một
cái gì đó rằng suy nghĩ của người dân Việt Nam cũng đang dần thay đổi
buộc họ phải có những tuyên bố để làm thế nào đó bưng bít hoặc chống
chế. Thế nhưng hành động chống chế của họ giống như vá một con đường. Họ
không làm lại con đường càng vá càng thêm chằng chịt. Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà ĐCSVN đang thực hiện ở Việt Nam đã
khiến cho nền kinh tế tại Việt Nam trở nên lạc hậu, cồng kềnh và sắp
sửa đi đến mức sụp đổ. Bây giờ đến lượt chính trị, họ nói rằng đổi mới
chính trị thế nhưng lại không chịu thay đổi thể chế. Thế có nghĩa là
bình mới rượu cũ chẳng có gì thay đổi ở đây. Và ông còn nói rằng “tăng
cường chống tham nhũng cũng như an ninh quốc phòng”. Trong khi 99% người
dân Việt Nam đều có suy nghĩ giống như tôi đó là “đã là quan chức thì
tham nhũng” và ai đảm bảo rằng bản thân ông Tổng bí thư có tham nhũng
hay không? Vậy nếu ông là người tham nhũng thì ông còn chống tham nhũng
kiểu gì? Chuyện tăng cường an ninh quốc phòng đấy là nhiệm vụ của họ, ở
đây họ nói như vậy nó chẳng có gì đặc sắc cả.
Chân Như: Trong đề án tinh giản biên chế, các bạn có thấy những biện pháp cụ thể nào không? Nếu là bạn, các bạn sẽ đưa ra biện pháp nào?
Tiến Trung: Thật ra chuyện nói là “tinh giản biên chế” những
người lãnh đạo ĐCSVN đã nói cách đây từ 40 năm rồi, cho nên bây giờ họ
có nói tiếp nữa thì không ai nghe. Trung muốn nhấn mạnh ở đây một điều
là người dân không có nghĩa vụ phải đi nuôi ĐCS. ĐCSVN cần phải tự lực
cánh sinh bằng cách sống bằng tiền đảng phí của những đảng viên và các
tổ chức mặt trận tổ quốc cũng vậy. Họ không thể nào lấy tiền từ ngân
sách ra được. Dân chỉ có nghĩa vụ đóng thuế để nuôi chính phủ, và chính
phủ đó phục vụ cho dân thôi. Khi Trung thấy bỏ hệ thống đảng và mặt trận
tổ quốc ra khỏi ngân sách thì tự động những người trong chính phủ lương
được tăng cao, hạn chế bớt tình trạng tham nhũng.
Trường Sơn: Bản thân em thấy những tuyên bố của ĐCS từ trước
đến nay nó chỉ là lời nói suông và họ không hề thực hiện được gì hết. Và
khi ông (Nguyễn Phú Trọng) tuyên bố “tinh giản biên chế” thì có nghĩa
rằng bộ máy công quyền ở Việt Nam quá cồng kềnh rồi. Các công chức hoặc
quan chức chính phủ hoặc những người nhận lương từ tiền thuế của nhân
dân ở Việt Nam hiện giờ đang là con số khổng lồ.
Như tính toán cách đây một năm tôi có đọc được là cứ mỗi “16 hoặc 19
người dân Việt Nam lại phải trả tiền cho người đang ăn lương từ tiền
thuế của người dân”. Tôi cho rằng trên thế giới không có nhiều quốc gia
có bộ máy chính quyền cồng kềnh như thế. Tinh giản biên chế như thế nào
trong khi tất cả hầu hết những người được vào làm việc trong cơ quan
công quyền thì đều phải mua quan bán chức hoặc quan hệ. Ý kiến cá nhân
của tôi nếu muốn tinh giản biên chế thì chúng ta nên học tập mô hình
quản lý nhà nước ở nước ngoài. Và thứ nhất là tôi rất đồng tình với ý
kiến của anh Trung đó là chúng ta phải tách rời chuyện đảng ra đảng
chính phủ là chính phủ. Đảng không thể nào được sử dụng đến một cắc, một
xu tiền thuế của nhân dân vì nhân dân ở đây không bầu lên đảng. Và xin
lỗi tôi không thích ĐCSVN tôi không phải là đảng viên tại sao tôi lại
phải đóng thuế để nuôi họ? Thứ hai, sau khi chúng ta học bộ máy quản lý
nhà nước của nước ngoài chúng ta sẽ tinh giảm được rất nhiều mấy chục
phần trăm công chức “sáng cắp ô đi chiều cắp ô về”. Những công chức đấy
hoàn toàn không xứng đáng để ngồi đấy.
Minh Hiển: Ý của anh Trung và anh Sơn đã nói rồi Hiển chỉ nhấn
mạnh thêm một điều rằng lâu nay chúng ta vẫn nói về các công bằng và
minh bạch trong quản lý nhà nước. Hiển nghĩ rằng chừng nào chưa có đạt
được những công bằng và minh bạch thì bộ máy nhà nước càng ngày càng xù
to ra. Những tuyên bố về tinh giảm biên chế gì đấy tất cả chỉ là vỏ bọc
bên ngoài; vẫn cứ tiêu tốn nguồn thuế của nhân dân. Trong khi ấy nhân
dân lại hoàn toàn không có các công cụ để lên tiếng hay chất vấn về các
vấn đề về quản lý nhân sự, đường lối điều hành đất nước. Thế nên, vấn đề
này nó là hình thức bề ngoài và sẽ mãi không bao giờ giải quyết được
nếu cứ theo kiểu độc đoán như bây giờ.
Nếu có tự do thì đâu có “quy hoạch và quản lý”
Chân Như: Về vấn đề quy hoạch, quản lý báo chí theo các bạn, những điều đó đảm bảo cho tự do báo chí ở Việt Nam không? Vì sao?
Tiến Trung: Trở lại vấn đề tự do báo chí: khi một người đến
một quốc gia nào đó, muốn biết xem quốc gia đó có dân chủ hay không,
người ta chỉ cần nhìn vào quốc gia đó có tờ báo tư nhân nào hay không.
Rõ ràng Việt Nam không có tờ báo tư nhân nào cả trong khi hiến pháp quy
định rất rõ ở điều 25 là công dân có quyền tự do báo chí, tự do ngôn
luận. Như vậy, những người lãnh đạo ĐCSVN đang vi phạm lại chính hiến
pháp do họ viết ra. Tôi nhấn mạnh một điều là ngay từ thời thực dân Pháp
là đã có báo chí tư nhân ở Việt Nam. Bây giờ chúng ta không có một tờ
báo tư nhân thì rõ ràng là chế độ hiện tại tôi không cần biết chủ nghĩa
gì có tốt đẹp hay không nhưng rõ ràng anh đang kìm kẹp người dân còn hơn
cả thời thực dân nữa.
Minh Hiển: Mình rất đồng ý với ý kiến của anh Trung ở điểm là
Viêt Nam bây giờ hiện tại không hề có một tờ báo tư nhân nào. Cái đấy là
điều không thể chấp nhận được. Ngoài ra tất cả báo chí ở Việt Nam đều
mang tính đảng tức là nó là công cụ tuyên truyền của ĐCS. Một điều nữa
Hiển muốn nói them: có một điều nghịch lý đang xảy ra hiện nay tức là
đảng luôn hô hào lấy tư tưởng Mác làm kim chỉ nam nhưng có một điều
trong lý luận của Mác mà họ không hiểu hoặc là họ đang cố tình lờ đi đấy
là Mác là người ủng hộ tự do báo chí và các lập luận về kiểm duyệt theo
Mác đều là những biện pháp tồi. Mặc dù theo quan điểm của Mác thì tự do
báo chí hơi mang tính chất như một nghi lễ tôn giáo. Trong khi đó ở
Việt Nam mặc dù đảng luôn hô hào theo Mác, nhưng những gì quan trọng và
cần thiết thì họ lại lờ đi. Sau đấy họ lại dùng chính báo chí để tuyên
truyền, để hợp lý hoá hoặc để lấp đi những gì mà họ đã nói một đằng làm
một nẻo. Như vậy gốc rễ của vấn đề không được giải quyết cho nên tất cả
những biện pháp cũng như là quy hoạch hay quản lý vân vân... Những biện
pháp đấy càng ngày càng tách rời báo chí ra khỏi tự do mà nó nên có mà
thôi. Như thế, vấn đề chẳng bao giờ được giải quyết cả.
Theo tôi nghĩ bản thân từ “quy hoạch và quản lý báo chí” nó đã nói lên bản chất của vấn đề: chúng ta đang không có tự do báo chí; Đã gọi là tự do thì làm gì có chuyện “quy hoạch và quản lý”.
-Trường Sơn
Trường Sơn: Theo tôi nghĩ bản thân từ “quy hoạch và quản lý
báo chí” nó đã nói lên bản chất của vấn đề: chúng ta đang không có tự do
báo chí; Đã gọi là tự do thì làm gì có chuyện “quy hoạch và quản lý”.
Tôi có nhớ một quan chức nào đó của chính quyền Việt Nam nói rằng “tự do
báo chí có nghĩa là tự sát.” Tôi cho rằng ông đã nói đúng sự thật. Nếu
cho tự do báo chí không khác gì là ĐCS đã tự bắn vào đầu mình. Chúng ta
phải nên nhớ một điều đó là trong tất cả đất nước độc tài không bao giờ
có chuyện tự do ngôn luận hay tự do báo chí. Vậy chúng ta hãy cùng lật
lại lịch sử: chính bản thân ĐCSVN là người đã sử dụng rất triệt để tinh
thần tự do báo chí của người Pháp ngày xưa để chống lại người Pháp. Việc
này bản thân HCM là người khai sáng ra cái ĐCSVN đã là người tận dụng
tối đa việc báo chí thời Pháp này. Và bây giờ người CS hơn ai hết ở đất
nước Việt Nam họ là người hiểu nhất sức mạnh của tự do báo chí. Vậy cho
nên ở trong nước chuyện báo chí bị bóp nghẹt là chuyện hoàn toàn có thể
hiểu được ở trong một xã hội độc tài. Thế nhưng như anh Trung đã nói
trong hiến pháp Việt Nam quy định đó là “mọi công dân có quyền tự do báo
chí tự do ngôn luận.” Hiến pháp này do chính người CS người ta viết ra
và nó là cái biểu tượng nên một tờ giấy vô giá trị mà họ tự viết ra thì
đây là chuyện hoàn toàn họ có thể làm được; Nó giống như tôi nói một lời
nào đó xong tôi nuốt lời tôi phủi bay đi vậy. Trong khi ở Việt Nam
không có một nền báo chí tư nhân thì sẽ không có ai đủ khả năng để nói
rằng là các ông đang vi hiến cả. Nhìn lại đất nước mình bây giờ, tự do
ngôn luận không có, báo chí bị bóp nghẹt thì chúng ta đã đủ thấy xã hội
Việt Nam hiện nay nó như thế nào rồi.
Chân Như: Truyền thông đưa tin về vấn đề nhân sự của đảng,
như bầu bổ sung nhiều vị trí, lấy phiếu tín nhiệm... nhưng lại không đưa
ra thông tin chi tiết, các bạn cảm nhận thế nào về tính minh bạch, công
khai trong hoạt động của ĐCSVN?
Tiến Trung: Vấn đề Việt Nam là vấn đề tư duy và cơ chế. Tư duy
của những người lãnh đạo của ĐCSVN hiện nay là tư duy độc tài, độc
quyền; mà đã độc quyền thì không thể nào có cơ chế minh bạch được. Ngay
cả những người đảng viên CS bình thường họ cũng không hề có quyền ứng cử
bầu cử mà tất cả đều phải từ cấp trên tự đề ra trước hết và người ta
cũng không hề biết được tại sao cấp trên chọn người này mà không chọn
người kia. Tư duy độc quyền thì không thể có một cơ chế minh bạch được.
Người dân sẽ phải ngóng vào những nguồn tin không chính thống trên mạng
như trang blog “Chân Dung Quyền Lực”. Đó là điểm sai lầm của họ. Trong
thời đại thông tin thì họ không thể nào bưng bít mãi được. Chính vì vậy
họ cần thay đổi nếu không thay đổi, không cải tổ thì cuối cùng sẽ phải
sụp đổ. Qua những việc như vậy, mong rằng những người lãnh đạo ĐCSVN sẽ
phải tự giác để thay đổi nếu không hậu quả sẽ rất khó lường.
Minh Hiển: Mình cho rằng điều này xuất phát từ ngay cái nguyên
tắc hoạt động của đảng, tức là cái nguyên tắc trong dân chủ tập trung,
tức là các đảng viên ở cấp dưới chỉ có thể tuân phục hoàn toàn của các
mệnh lệnh của cấp trên khi đã ban hành. Ngay trong nội bộ đảng đã không
thể có được dân chủ rồi, thì đối với người dân chúng ta, việc đó hoàn
toàn là xa vời. Cho đến hôm nay, chúng ta thấy ngay qua kết quả của việc
bỏ phiếu mà chúng ta tiếp cận qua những kênh thông tin không chính
thống trên website Chân Dung Quyền Lực. Thực tế này đã phản ánh quá đầy
đủ cho câu hỏi về sự minh bạch công khai của đảng. Cho nên Hiển nghĩ là
trước hết phải cho báo chí được tự do thì lúc đấy chúng ta dần dần có
thể tiếp cận những công bằng và những minh bạch sau này.
Trường Sơn: Chuyện quản lý cán bộ hoặc chuẩn bị nhân sự cho
các kỳ chuyển đổi quyền lực tiếp theo của ĐCSVN thì từ trước đến giờ họ
vẫn luôn làm cho một mô típ đó là họ luôn họp kín với nhau và tự họ
quyết định những vị trí quyền lực nhất cũng như quan trọng nhất đối với
quốc gia. Như vậy, chúng ta đều hiểu tính minh bạch ở đây là gì rồi.
Người dân Việt Nam từ trước đến giờ chỉ đến khi nào được thông báo trong
kỳ tới này ai sẽ giữ chức này, ai sẽ giữ chức nọ, thì người dân lúc đấy
mới biết. Đã từ lâu, người dân Việt Nam không hề có một ý niệm là chúng
ta cần phải biết. Chúng ta cần phải biết và chúng ta được quyền phải
biết người lèo lái quốc gia chúng ta tiếp theo là ai? Người dân Việt Nam
chưa bao giờ tự hỏi mình câu đấy và chưa bao giờ đòi hỏi cho mình quyền
đấy. Cái này không thể trách được người dân bởi vì khi người CSVN đã
bưng bít thông tin quá xuất sắc. Chuyện họ tự quyết định mọi chuyện an
nguy cũng như là hệ trọng từ nhỏ đến to trong đất nước này thì ĐCSVN họ
luôn đảm bảo cho họ một cái ghế vững chắc nhất trong cán cân quyền lực,
nên chuyện họ họp kín là họ nhằm đảm bảo rằng không có một hạt giống nào
ngoài hạt giống đỏ ở đây hết. Họ muốn môi trường chính trị Việt Nam
phải thuộc về họ 100%. Người CS rất thích chơi chữ như khi người ta nói
là “tự do trong khuôn khổ”, “dân chủ có định hướng” và bây giờ họ nói
rằng “dân chủ trong đảng hay minh bạch” gì đó. Như ông Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng trong kỳ vừa rồi ông ta nói “kết quả bỏ phiếu tín nhiệm
đối với các vị trí lãnh đạo trong đảng là thông tin tuyệt mật, ảnh
hưởng đến an ninh chính trị của cả nước.” Ông ta tuyên bố thẳng thừng
như vậy. Theo tôi nghĩ, ĐCSVN lúc này đang có một vấn đề gì đó mà họ
phải giấu kỹ cho bằng được. Và trang Chân Dung Quyền Lực giống như một
người thọc gậy bánh xe. Tôi nghĩ rằng các quan chức Việt Nam rất đau đầu
và thù ghét trang này.
Chân Như: Các bạn có thể đưa ra dự đoán gì cho đại hội ĐCSVN sắp tới?
Minh Hiển: Theo Hiển, với các lượng thông tin nhỏ giọt theo
kiểu như hiện nay và đảng vẫn còn đang tìm cách bưng bít được tí nào hay
tí đấy thì mọi dự đoán rất là khó và ít có cơ sở. Nhưng Hiển hy vọng
rằng sau những vụ đấu đá quyền lực mặc dù là bề nổi, những tài sản nghìn
tỷ đã bắt đầu được lộ ra thì hy vọng người dân thông qua đấy nhận thức
rõ được bản chất thật sự của đảng này và từ đó bắt đầu cảnh tỉnh hoặc
đòi hỏi những sự công khai minh bạch hoá, chứ còn dự đoán những kết quả
sắp tới thì rất là khó.
Trường Sơn: Theo em nghĩ tất cả các chế độ CS đều là những chế
độ rất khó đoán. Họ có thể ngay lập tức thay đổi hoặc rằng cho người
dân rất nhiều hy vọng để rồi ngựa quen đường cũ. Đặc biệt là cái nhìn
chính trị Việt Nam rất là khó đoán từ trước đến nay bởi vì luôn có sự
thay đổi vào phút thứ 90 hoặc phút bù giờ. Vì vậy, bản thân em nghĩ
không ai đủ can đảm để đưa ra được dự đoán cho tình hình chính trị Việt
Nam trong đại hội sắp tới này. Và em cũng không đủ tự tin để đưa ra một
cái dự đoán nào cả. Chính trị Việt Nam là vậy, rất khó đoán.
Tiến Trung: Ý kiến của Trung như thế này. Vấn đề của Việt Nam
là tư duy độc quyền và cơ chế là tước quyền làm chủ của người dân. Cơ
chế đó gọi là cơ chế đảng chủ thì với tư duy với cơ chế như vậy chúng ta
dự đoán không có ý nghĩa gì cả. Bất kỳ ai lên nắm chức tổng bí thư hay
chủ tịch nước hay thủ tướng hay chủ tịch quốc hội thì cũng vẫn sẽ là như
vậy thôi nếu cơ chế vẫn còn như vậy. Đã bao nhiêu năm rồi vẫn lập đi
lập lại những lời sáo rỗng. Vấn đề đây là vấn đề tư duy và cơ chế phải
thay đổi. Thế nên, khi chúng ta thấy tư duy độc tài và cơ chế đảng chủ
như vậy thì những người dân Việt Nam chúng ta cùng phải cùng nhau lên
tiếng. Như thế mới có sức mạnh để tạo sự thay đổi, chứ còn dự đoán Trung
nghĩ nó chỉ cho vui thôi chứ không ý nghĩa gì. Người dân Việt Nam phải
tự tin vào chính mình và lên tiếng để thay đổi thôi.
Chân Như: Xin cám ơn ba bạn Tiến Trung, Minh Hiển và Trường Sơn đã dành cho chương trình phần chia sẻ hôm nay, cầu chúc luôn bình an.
No comments :
Post a Comment