.................................................. ......
Thái hậu Từ Dụ (1810-1902), vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức là người nổi tiếng về đức hạnh và lòng yêu quý dân. Bà thường bị gọi nhầm là Thái hậu Từ Dũ và tên bà được đặt cho Bệnh viện phụ sản lớn nhất Sài Gòn (sau là TP HCM), đó chính là Bệnh viện Từ Dũ.
...........................................
Chân dung hai hoàng hậu Tiên Cung (vợ trước) và Thánh Cung (vợ sau) của vua Đồng Khánh. Bà Tiên Cung tên thật là Dương Thị Thục, mẹ của vua Khải Định.
...........................................
Chân dung bà Nguyễn Hữu Thị Nga, vợ vua Thành Thái. Vua Thành Thái nổi tiếng là vị vua có tinh thần chống Pháp. Khi bị ép thoái vị và chịu sự quản thúc của quân Pháp, ông cùng gia đình sống khổ cực, các vợ và thứ phi của vua Thành Thái cũng không được sách sử ghi lại nhiều.
................................................
Vua Thành Thái còn có thứ phi nổi tiếng về nhan sắc là bà Nguyễn Thị Định. Thứ phi Định chính là mẹ của vua Duy Tân
.................................................. ......
Vương phi Mai Thị Vàng, một trong những thứ phi của vua Duy Tân. Lấy vua Duy Tân và cùng chồng chịu không ít sóng gió của thời cuộc, bà Vàng từng theo vị vua yêu nước đi đày ở đảo Réunion thuộc Ấn Độ Dương (1916) nhưng được hai năm thì xin về lại Việt Nam vì không hợp khí hậu. Sau đó vua Duy Tân sống với 3 bà vợ ngoài giá thú. Riêng bà Vàng vẫn không chấp nhận đề nghị ly hôn của vua Duy Tân.
...........................................
Nét đẹp của Từ Cung Hoàng Thái Hậu, vợ vua Khải Định và cũng là mẹ vua Bảo Đại. Bà tên thật Hoàng Thị Cúc. Khi Bảo Đại lên ngôi vua đã phong cho bà là Hoàng thái hậu, nắm giữ nhiều công việc triều chính. Bà cũng là Hoàng thái hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Xuất thân trong gia đình bình dân và vào cung làm hầu gái cho trưởng nữ của vua Đồng Khánh nhưng bà Từ Cung lại có may mắn hơn những bà vợ của vua Khải Định khi mang trong mình "dòng máu rồng", đó chính là vua Bảo Đại.
...................................
Bà ân phi Hồ Thị Chỉ, vợ của vua Khải Định. Trong số 13 vua Nguyễn, Khải Định là vua mang tiếng bất lực và có duy nhất một người con là vua Bảo Đại nhưng lại có tới 12 bà vợ.
..............................................
Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại. Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, xuất thân từ một gia đình công giáo quê Tiền Giang, nổi tiếng là gia đình giàu có bậc nhất của miền Nam thời bấy giờ. Bà cũng là một trí thức Tây học và là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương. Khi lấy vua Bảo Đại, bà mới tròn 19 tuổi.
..........................................
Hoàng hậu Nam Phương là người tài sắc nhưng vì là người công giáo nên trong suốt quá trình làm dâu Đức Từ Cung, hai mẹ con nhiều lần xảy ra bất đồng, xuất phát từ việc lo thờ tự theo phong tục của Hoàng tộc nhà Nguyễn
.................................................. ...
Thứ phi Mộng Điệp của cựu hoàng Bảo Đại. Cô gái xứ Hà thành nết na, xinh đẹp Bùi Mộng Điệp đã làm siêu lòng cựu hoàng Bảo Đại khi ông ra Hà Nội làm cố vấn cho chính phủ lâm thời. Dù là vợ của một cựu hoàng nhưng bà Mộng Điệp vẫn giữ được cốt cách của một hoàng phi đến những ngày cuối đời và lưu giữ được nhiều tài liệu quý về cựu hoàng Bảo Đại.
............................................
Bức ảnh đầy lãng mạn của thứ phi Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại. Bà Mộng Điệp rất được lòng Đức Từ Cung và là người lo việc thờ tự chính, bù lại khoảng trống của bà Nam Phương Hoàng hậu. Bà qua đời ngày 26/6/2011 tại Pháp và được Hoàng tộc nhà Nguyễn tại Huế làm lễ cầu siêu theo truyền thống.
(GDVN) -Được mệnh danh là vị vua đa tình và ăn chơi khét tiếng một thời, Bảo Đại có những bà vợ và nhân tình tuyệt sắc giai nhân.
.................................................. .
Bảo Đại (1913 - 1997) có tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là con của Vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu, là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn. Được mệnh danh là vị vua đa tình và ăn chơi khét tiếng một thời, Bảo Đại có những bà vợ và nhân tình tuyệt sắc giai nhân. Trong đó, Nam Phương Hoàng hậu, bà Phi Ánh, Monique Marie Eugene Baudo, Hoàng Tiểu Lan và Mộng Điệp là 5 phụ nữ được nhà vua hết mực sủng ái.
.................................................. ...
Hoàng đế Bảo Đại cưới bà Nam Phương năm 1934 khi ông 21 tuổi. Lúc đó, để cưới được giai nhân, ông đã phải chấp nhận 4 điều kiện gắt gao mà nhà gái đặt ra: phải tấn phong cho Nguyễn Hữu Thị Lan làm Hoàng hậu chính cung ngay trong ngày cưới (các bà vợ của 12 đời vua trước đó chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu); lễ cưới của hai người phải được tòa thánh La Mã cho phép một cách đặc biệt; sau khi cưới Nguyễn Hữu Thị Lan có quyền được giữ nguyên đạo công giáo và các con, khi sinh ra, phải được rửa tội theo luật công giáo và giữ đạo; còn Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
.................................................. ............
Sau lễ cưới, Bảo Đại cùng Hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung thuộc khu vực cấm thành. Trong 12 năm “hương lửa mặn nồng”, hai người có với nhau 5 người con và tưởng rằng “tình đẹp bất tử”. Song, nào ngờ thời điểm đánh dấu sự kiện vị vua thứ 13 của nhà Nguyễn kết thúc lời thề “chỉ một vợ một chồng” là lúc Mộng Điệp, người đẹp gốc Kinh Bắc sinh trưởng ở Hà Nội, xuất hiện năm 1946.
.................................................. ...........
Theo nhiều tài liệu, Thứ phi Mộng Điệp là người phụ nữ được gần gũi Bảo Đại nhiều nhất và thậm chí, là người được ông hoàng này yêu quý hết mực. Bà Mộng Điệp sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, gặp cựu hoàng Bảo Đại tại Hà Nội năm 1945, khi ông đang làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lúc đó, bà Mộng Điệp là một vũ nữ nổi danh Hà thành, mới 21 tuổi; còn Bảo Đại vừa từ giã ngai vàng ở tuổi 32 và họ đã phải lòng nhau, dù người đẹp đã có một đời chồng (thầy thuốc-bác sĩ Phạm Văn Phán nổi tiếng ở Hà Nội lúc đương thời) và một đứa con riêng (hiện sinh sống và làm trong ngành ngân hàng ở Pháp).
.................................................. ...............
Cựu hoàng và bà Mộng Điệp về chung sống tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo. Tháng 3/1946, cựu hoàng được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử sang Trung Quốc và lưu lại nước ngoài trong một sứ mệnh ngoại giao. Sau năm 1949, khi Bảo Đại từ Hong Kong về nước, bà luôn được gần gũi cựu hoàng đế. Thậm chí, ở Đà Lạt, Bảo Đại còn dành tặng cho bà một toà nhà riêng, gần biệt điện hoàng đế để tiện sớm tối kề cận. Khi tháp tùng cựu hoàng sang Pháp về sống ở Cannes, bà cũng tậu một biệt thự riêng gần lâu đài Thorenc của hoàng gia.
.................................................. ..........
Dù sinh cho vua Bảo Đại 3 người con: có một con gái là Phương Thảo (1946) và hai con trai Bảo Hoàng (1954-1955) và Bảo Sơn (1955-1987), nhưng thứ phi Mộng Điệp trong những năm tháng tuổi già, vẫn phải sống cô quạnh vì cựu hoàng Bảo Đại đi theo những tình nhân và những cuộc vui khác
.................................................. ............
Một số sách cũng chép rằng, xuất hiện cùng thời với bà Mộng Điệp trong quan hệ tình cảm với ông hoàng Bảo Đại còn có bà Lý Lệ Hà, nổi tiếng nhan sắc và đa tình. Sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam ghi: Bảo Đại quan hệ công khai với Lệ Hà, đêm đêm đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị khi mọi người xung quanh đang sống khắc khổ đạm bạc.
.................................................. ............
Tuy nhiên, cuối cùng cuộc tình giữa Lý Lệ Hà và Bảo Đại cũng kết thúc vì Bảo Đại vốn là một người đàn ông đẹp trai, thông minh nhưng cũng vô cùng đa tình. Ông hoàng Bảo Đại đã tự động rời bỏ cô vũ nữ xinh đẹp để tiếp tục đeo đuổi những mối tình khác. Theo một số tài liệu, Lý Lệ Hà đã sang Pháp, kết hôn với một người bản địa và sống tại một làng ngoại thành Paris. Lý Lệ Hà cũng không gặp lại đức vua Bảo Đại lần nào nữa từ khi sống ở đất Pháp (ảnh minh họa: Ga Hà Nội xưa).
..............................................
Không chỉ “cặp kè” với người đẹp ở quê hương, ông hoàng Bảo Đại còn có đàn bà Trung Hoa, Hong Kong, Pháp, Nhật Bản, Zaire…Trong một lần vua Bảo Đại lên Đà Lạt thăm cô tình nhân da trắng mắt xanh, nhà vua đã bị ông chồng Tây của cô này nổi cơn ghen, vác súng đuổi bắn gãy chân. Việc này đã khiến cho Toàn quyền Đông Dương lúc đó là Jean Decoux vô cùng lo lắng. Ông này vội vàng điều máy bay chở vua về Sài Gòn chữa trị. Để tránh bị tai tiếng, vị toàn quyền đã tuyên bố rằng, Bảo Đại đi săn và không may bị “vấp ngã xuống hố bẫy cọp” (ảnh: Monique Baudot, người vợ mang quốc tịch Pháp của vua Bảo Đại).
.................................................. .
Một chuyện khác lại kể rằng việc Bảo Đại thường xuyên có nhân tình bên ngoài khiến cho Nam Phương Hoàng Hậu rất buồn lòng và ghen tuông. Nam Phương đã có ý định cho lái xe bắn lén vào Bảo Đại và người tình đang tự tình ở Đà Lạt. Biết trước được việc này, vợ quan toàn quyền đã nhanh chóng đi ra chỗ hẹn hò của vua Bảo Đại và người tình để có thể ngăn chặn một vụ án mạng. Không may rằng, do quá vội vã để có thể can ngăn một chuyện động trời không xảy ra, vợ quan Toàn quyền đã đi xe quá nhanh và bị tai nạn thiệt mạng.
.................................................. .....
Đối với phụ nữ, lúc nào nhà vua cũng lịch sự, hào phóng và lãng mạn. Những khi kiếm được tiền ông có thể vung tay mua biệt thự đắt giá tặng cho người tình. Nhưng cũng có lần lâm vào cảnh túng quẫn, ông phải sống bằng số vốn liếng đã cóp nhặt cả đời của một cô gái nhảy. Vua Bảo Đại là vị hoàng đế đa tình. Khó tính hết được đã có biết bao người phụ nữ đủ các dân tộc, quốc tịch đi qua cuộc đời ông.
................................................
Theo sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam của tác giả người Pháp Daniel Grandclément, sở thích hàng đầu của Hoàng đế Bảo Đại là đuổi theo những người đàn bà đẹp. Ông từng thẳng thắn bộc lộ sự ham muốn sắc dục của mình: “Luôn có nhu cầu đối với đàn bà, một thứ nhu cầu thường xuyên không thể dập tắt được như đồ ăn thức uống. Từ khi đến tuổi lớn, đêm nào cũng phải có một người đàn bà nằm bên, mỗi đêm một người”.
..........................................
“Con người Bảo Đại có một phần mười của Farouk, hai phần mười của Machiavel và bảy phần mười của Hamlet… Ông đã dan díu với đủ hạng người, từ cô hầu phòng bình thường, vợ của các gia nhân đày tớ, hoa hậu Đông Dương đến gái nhảy, thậm chí gái điếm…”, một người thân thiết của cựu hoàng đã bình phẩm.
(GDVN) -Nam Phương Hoàng hậu đã rời xa Paris 500km về phía nam, về làng Chabrignac mua lại điền trang La Perche rộng 160 ha của một quý tộc Pháp đã sa sút làm nơi sống nốt những năm tháng còn lại.
.................................................. .
Năm 1955, được sự hậu thuẫn của người Mỹ, Ngô Đình Diệm đã phế truất Bảo Đại và trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch biên tài sản, xóa bỏ hết toàn bộ quyền lợi của gia đình cựu hoàng Bảo Đại tại miền Nam Việt Nam
.................................................. ......
Cựu hoàng Bảo Đại, với thói quen phung phí, kể từ đó gần như lang thang, sống một cuộc đời không dư dật gì cho lắm. Bà Nam Phương cùng các con cũng định cư hẳn tại Pháp, cho đến tận lúc chết cũng không một lần quay lại quê hương, cũng hầu như chẳng mấy khi liên lạc hay gặp gỡ gì đức lang quân cựu hoàng vốn quá nhiều nỗi đam mê phóng đãng hơn là quan tâm đến danh dự, trách nhiệm và cuộc sống gia đình.
.................................................. ........
Năm 1958, nhằm tránh mặt báo chí, dư luận và những người quen biết, bà Nam Phương đã rời bỏ thành Paris hoa lệ và ồn ào. Những cơ ngơi đồ sộ ở Neuilly, hàng tá căn nhà lớn ở Morocco, biệt thự trên đại lộ Opéra, Paris hay trang trại rộng lớn ở Congo đều không còn sức hấp dẫn để có thể níu giữ nổi bà. Nam Phương Hoàng hậu đã rời xa Paris 500km về phía nam, về làng Chabrignac mua lại điền trang La Perche rộng 160 ha của một quý tộc Pháp đã sa sút làm nơi sống nốt những năm tháng còn lại.
.................................................. .....
Gia đình bà hoàng sống trong một ngôi nhà dài xây bằng đá, mái lợp ngói, có 32 phòng ngủ, 4 phòng khách, lưng dựa vào sườn đồi và trông ra một vùng đồng cỏ, đầm hồ rộng ngút tầm mắt. Ngoài hoa lợi thu được từ cây trái trong điền trang, bà hoàng Nam Phương còn nuôi thêm khoảng 100 con bò sữa. Tất cả những người con của bà đều sống với bà trong điền trang La Perche. Theo Daniel Grande Clemént, tác giả cuốn “Bảo Đại, hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam” thì dường như thời gian sống tại điền trang La Perche là những tháng năm bình yên và hạnh phúc nhất của Nam Phương Hoàng hậu (ảnh: một góc ngôi làng Chabrignac).
.................................................. ..............
Bà nuôi trong điền trang 4 công nhân nông nghiệp, một số người hầu gái và một viên quản gia người Pháp. Tất cả người ăn kẻ ở trong nhà đều được bà đối xử thân tình, gần gũi. Trong các dịp lễ, Noel hay ngày đầu năm mới, bà đều không quên có quà tặng cho họ và gia đình.
.................................................. ..............
Rũ bỏ lớp áo vàng son quyền quý, bà Nam Phương quay lại sống đúng nghĩa cuộc đời an lành, bình dị của một phụ nữ An Nam học thức. Hàng ngày, bà dậy rất sớm, thường tự tay trang trí, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cây cảnh. Vừa làm bà vừa khe khẽ hát. Khi có việc ra ngoài, bà thường tự tay lái chiếc xe hơi hiệu Dauphine, có thêm cô hầu gái hay người quản gia đi theo (ảnh: Hoàng hậu Nam Phương, Hoàng thái tử Bảo Long, các Công chúa Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và hoàng tử Bảo Thăng khi mới sang Pháp).
.................................................. ..
Đối với bà, người quản gia này có một vị trí rất đặc biệt. Thay cho vị trí của cựu hoàng, ông này luôn tháp tùng bà trong những chuyến làm khách, dự tiếp tân đối với các gia đình quyền quý ở trong vùng. Không ai có bằng chứng xác đáng nhưng dường như những người quen biết trong vùng đều cho rằng, ông quản gia này đã yêu Nam Phương Hoàng hậu. Còn bà thì quý ông vì ông này có khả năng xoa bóp, trị liệu rất điêu luyện giúp bà dịu bớt những cơn đau lưng nhức mỏi.
.................................................. ....
Nam Phương Hoàng hậu sống rất cởi mở, quảng giao, thường xuyên đi thăm khắp điền trang để gặp gỡ và trò chuyện thân mật với những người nông dân. Thế nhưng rất kỳ lạ, suốt 5 năm sống ở Chabrignac, bà vẫn không hề ghé thăm viếng lâu đài De La Nouche - nơi ở của Công chúa Như Lý lấy một lần, dù hai điền trang nằm gần như cạnh nhau. Cả Công chúa Như Lý và Hoàng hậu Nam Phương đều có vẻ như không hề biết đến sự tồn tại của người kia trên cùng một vùng đất, dù trên quan hệ, Công chúa Như Lý là cô chồng của bà Nam Phương
.................................................. ............
Tác giả Daniel Grande Clemént phỏng đoán rằng, có lẽ sự ngăn cách của họ không nằm ở những dãy bờ rào mà nằm ở thiên kiến chính trị. Bà Công chúa Như Lý có khuynh hướng ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm, trong khi bà Hoàng hậu Nam Phương lại ghét cay ghét đắng chế độ này, bởi nó đã tước hết mọi quyền lợi của gia đình bà tại cố quốc.
.................................................. ...........
Rất vô trách nhiệm, cựu hoàng Bảo Đại hầu như không đoái hoài gì đến cuộc sống của vợ con mình ở điền trang La Perche. Trong suốt 5 năm, ông chỉ ghé điền trang đúng 3 lần vào dịp đám cưới cô con gái Phương Liên. Cô này kết hôn với Berna Soulain, một thanh niên làm viên chức Ngân hàng Bordeaux . Hai người quen nhau khi cùng du học tại London, Anh. Đám cưới của họ được tổ chức đầu năm 1962, dưới sự chủ lễ của cha xứ Blanchet và sự xác nhận của Trưởng làng Henri Bosselut – một đảng viên Cộng sản Pháp. Người dân làng Chabrignac có dịp thấy mặt cựu hoàng xứ An Nam khi ông đến dự tiệc cưới trên một chiếc xe dài ngoẵng.
.................................................. .........
Ngày 14/9/1963, vừa từ thị trấn Brive cách điền trang 30 km trở về, bà Nam Phương đã cảm thấy đau họng. Viên bác sĩ được mời đến đã khám qua loa và kết luận là bà bị viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài ngày là khỏi. Kỳ thực, bà bị chứng lao hạch tràng hạt, cơn đau tiếp tục hoành hành dữ dội. Trước khi viên bác sĩ thứ hai kịp đến nơi thì Nam Phương Hoàng hậu, 49 tuổi, đã qua đời vì nghẹt thở.
.................................................. .............
Cựu hoàng Bảo Đại không có mặt trong đám tang của vợ. Mộ phần của bà được đặt trong phần mộ của dòng họ Bá tước De La Besse. Bà Bá tước De La Besse, tức Công chúa Như Lý cũng có mặt trong dòng người đưa tang của làng Chabrignac, với nỗi ân hận vì trước đó hai người đã không hề có cơ hội gặp gỡ nhau. Ít lâu sau, Công chúa Như Lý đã lần lượt cải táng mộ Vua Hàm Nghi từ Alger về nghĩa trang này. Sau đó, Công chúa Như Mai, Hoàng tử Minh Đức cũng lần lượt được đưa về an táng tại làng Chabrignac, cách mộ của Nam Phương Hoàng hậu không xa lắm.
Ngôi mộ của bà Hoàng Hậu Nam Phương, người vợ chính thức đầu tiên của Bảo Đại, rất dễ nhận ra, vì có hai cây tùng trồng hai bên mộ, nay đã cao và to phình. Ngôi mộ có vẻ mới được trùng tu lại, sạch sẽ, đơn sơ. Nắp đậy huyệt chỉ là một tấm bê tông phẳng phiu, có chạm nổi hình thánh giá và một tấm bia chìm đề hàng chữ “ Sa Majesté Nam Phuong Impératrice d'Annam 1913 – 1963” . Trên nắp huyệt dựng một tấm bia khác đề rõ hơn một chút “ Ici repose l'Impératrice Nam Phuong, née Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao, 14.11.1913 – 15.09.1963” (Mộ Nam Phương Hoàng Hậu tại làng Chabrignac).
.................................................. ..........
Lời đồn đoán về tình yêu thầm lặng của viên quản gia – cựu đảng viên Cộng sản Pháp – đối với bà Nam Phương Hoàng hậu có lẽ là hoàn toàn có cơ sở. Sau khi mất, ông này đã được chôn cất ngay bên cạnh mộ phần của bà Nam Phương, tất nhiên là phải được bà đồng tình từ khi còn sống. Nơi đất khách, Nam Phương Hoàng hậu có vẻ như đã đoạn tuyệt hoàn toàn lễ giáo phong kiến để tán thành khuynh hướng dân chủ phóng khoáng. Vì thế, tuy đặt nằm cạnh nhau nhưng mộ phần của bà hoàng hậu thì bé nhỏ, khiêm nhường, trong khi mộ của người quản gia lại khá nặng nề và to lớn hơn nhiều!
Thái hậu Từ Dụ (1810-1902), vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức là người nổi tiếng về đức hạnh và lòng yêu quý dân. Bà thường bị gọi nhầm là Thái hậu Từ Dũ và tên bà được đặt cho Bệnh viện phụ sản lớn nhất Sài Gòn (sau là TP HCM), đó chính là Bệnh viện Từ Dũ.
...........................................
Chân dung hai hoàng hậu Tiên Cung (vợ trước) và Thánh Cung (vợ sau) của vua Đồng Khánh. Bà Tiên Cung tên thật là Dương Thị Thục, mẹ của vua Khải Định.
...........................................
Chân dung bà Nguyễn Hữu Thị Nga, vợ vua Thành Thái. Vua Thành Thái nổi tiếng là vị vua có tinh thần chống Pháp. Khi bị ép thoái vị và chịu sự quản thúc của quân Pháp, ông cùng gia đình sống khổ cực, các vợ và thứ phi của vua Thành Thái cũng không được sách sử ghi lại nhiều.
................................................
Vua Thành Thái còn có thứ phi nổi tiếng về nhan sắc là bà Nguyễn Thị Định. Thứ phi Định chính là mẹ của vua Duy Tân
.................................................. ......
Vương phi Mai Thị Vàng, một trong những thứ phi của vua Duy Tân. Lấy vua Duy Tân và cùng chồng chịu không ít sóng gió của thời cuộc, bà Vàng từng theo vị vua yêu nước đi đày ở đảo Réunion thuộc Ấn Độ Dương (1916) nhưng được hai năm thì xin về lại Việt Nam vì không hợp khí hậu. Sau đó vua Duy Tân sống với 3 bà vợ ngoài giá thú. Riêng bà Vàng vẫn không chấp nhận đề nghị ly hôn của vua Duy Tân.
...........................................
Nét đẹp của Từ Cung Hoàng Thái Hậu, vợ vua Khải Định và cũng là mẹ vua Bảo Đại. Bà tên thật Hoàng Thị Cúc. Khi Bảo Đại lên ngôi vua đã phong cho bà là Hoàng thái hậu, nắm giữ nhiều công việc triều chính. Bà cũng là Hoàng thái hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam. Xuất thân trong gia đình bình dân và vào cung làm hầu gái cho trưởng nữ của vua Đồng Khánh nhưng bà Từ Cung lại có may mắn hơn những bà vợ của vua Khải Định khi mang trong mình "dòng máu rồng", đó chính là vua Bảo Đại.
...................................
Bà ân phi Hồ Thị Chỉ, vợ của vua Khải Định. Trong số 13 vua Nguyễn, Khải Định là vua mang tiếng bất lực và có duy nhất một người con là vua Bảo Đại nhưng lại có tới 12 bà vợ.
..............................................
Hoàng hậu Nam Phương, vợ vua Bảo Đại. Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, xuất thân từ một gia đình công giáo quê Tiền Giang, nổi tiếng là gia đình giàu có bậc nhất của miền Nam thời bấy giờ. Bà cũng là một trí thức Tây học và là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đoạt giải hoa hậu Đông Dương. Khi lấy vua Bảo Đại, bà mới tròn 19 tuổi.
..........................................
Hoàng hậu Nam Phương là người tài sắc nhưng vì là người công giáo nên trong suốt quá trình làm dâu Đức Từ Cung, hai mẹ con nhiều lần xảy ra bất đồng, xuất phát từ việc lo thờ tự theo phong tục của Hoàng tộc nhà Nguyễn
.................................................. ...
Thứ phi Mộng Điệp của cựu hoàng Bảo Đại. Cô gái xứ Hà thành nết na, xinh đẹp Bùi Mộng Điệp đã làm siêu lòng cựu hoàng Bảo Đại khi ông ra Hà Nội làm cố vấn cho chính phủ lâm thời. Dù là vợ của một cựu hoàng nhưng bà Mộng Điệp vẫn giữ được cốt cách của một hoàng phi đến những ngày cuối đời và lưu giữ được nhiều tài liệu quý về cựu hoàng Bảo Đại.
............................................
Bức ảnh đầy lãng mạn của thứ phi Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại. Bà Mộng Điệp rất được lòng Đức Từ Cung và là người lo việc thờ tự chính, bù lại khoảng trống của bà Nam Phương Hoàng hậu. Bà qua đời ngày 26/6/2011 tại Pháp và được Hoàng tộc nhà Nguyễn tại Huế làm lễ cầu siêu theo truyền thống.
(GDVN) -Được mệnh danh là vị vua đa tình và ăn chơi khét tiếng một thời, Bảo Đại có những bà vợ và nhân tình tuyệt sắc giai nhân.
.................................................. .
Bảo Đại (1913 - 1997) có tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là con của Vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu, là vị Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của triều Nguyễn. Được mệnh danh là vị vua đa tình và ăn chơi khét tiếng một thời, Bảo Đại có những bà vợ và nhân tình tuyệt sắc giai nhân. Trong đó, Nam Phương Hoàng hậu, bà Phi Ánh, Monique Marie Eugene Baudo, Hoàng Tiểu Lan và Mộng Điệp là 5 phụ nữ được nhà vua hết mực sủng ái.
.................................................. ...
Hoàng đế Bảo Đại cưới bà Nam Phương năm 1934 khi ông 21 tuổi. Lúc đó, để cưới được giai nhân, ông đã phải chấp nhận 4 điều kiện gắt gao mà nhà gái đặt ra: phải tấn phong cho Nguyễn Hữu Thị Lan làm Hoàng hậu chính cung ngay trong ngày cưới (các bà vợ của 12 đời vua trước đó chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu); lễ cưới của hai người phải được tòa thánh La Mã cho phép một cách đặc biệt; sau khi cưới Nguyễn Hữu Thị Lan có quyền được giữ nguyên đạo công giáo và các con, khi sinh ra, phải được rửa tội theo luật công giáo và giữ đạo; còn Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo.
.................................................. ............
Sau lễ cưới, Bảo Đại cùng Hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung thuộc khu vực cấm thành. Trong 12 năm “hương lửa mặn nồng”, hai người có với nhau 5 người con và tưởng rằng “tình đẹp bất tử”. Song, nào ngờ thời điểm đánh dấu sự kiện vị vua thứ 13 của nhà Nguyễn kết thúc lời thề “chỉ một vợ một chồng” là lúc Mộng Điệp, người đẹp gốc Kinh Bắc sinh trưởng ở Hà Nội, xuất hiện năm 1946.
.................................................. ...........
Theo nhiều tài liệu, Thứ phi Mộng Điệp là người phụ nữ được gần gũi Bảo Đại nhiều nhất và thậm chí, là người được ông hoàng này yêu quý hết mực. Bà Mộng Điệp sinh năm 1924 tại Bắc Ninh, gặp cựu hoàng Bảo Đại tại Hà Nội năm 1945, khi ông đang làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lúc đó, bà Mộng Điệp là một vũ nữ nổi danh Hà thành, mới 21 tuổi; còn Bảo Đại vừa từ giã ngai vàng ở tuổi 32 và họ đã phải lòng nhau, dù người đẹp đã có một đời chồng (thầy thuốc-bác sĩ Phạm Văn Phán nổi tiếng ở Hà Nội lúc đương thời) và một đứa con riêng (hiện sinh sống và làm trong ngành ngân hàng ở Pháp).
.................................................. ...............
Cựu hoàng và bà Mộng Điệp về chung sống tại căn hộ số 51 đường Trần Hưng Đạo. Tháng 3/1946, cựu hoàng được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử sang Trung Quốc và lưu lại nước ngoài trong một sứ mệnh ngoại giao. Sau năm 1949, khi Bảo Đại từ Hong Kong về nước, bà luôn được gần gũi cựu hoàng đế. Thậm chí, ở Đà Lạt, Bảo Đại còn dành tặng cho bà một toà nhà riêng, gần biệt điện hoàng đế để tiện sớm tối kề cận. Khi tháp tùng cựu hoàng sang Pháp về sống ở Cannes, bà cũng tậu một biệt thự riêng gần lâu đài Thorenc của hoàng gia.
.................................................. ..........
Dù sinh cho vua Bảo Đại 3 người con: có một con gái là Phương Thảo (1946) và hai con trai Bảo Hoàng (1954-1955) và Bảo Sơn (1955-1987), nhưng thứ phi Mộng Điệp trong những năm tháng tuổi già, vẫn phải sống cô quạnh vì cựu hoàng Bảo Đại đi theo những tình nhân và những cuộc vui khác
.................................................. ............
Một số sách cũng chép rằng, xuất hiện cùng thời với bà Mộng Điệp trong quan hệ tình cảm với ông hoàng Bảo Đại còn có bà Lý Lệ Hà, nổi tiếng nhan sắc và đa tình. Sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam ghi: Bảo Đại quan hệ công khai với Lệ Hà, đêm đêm đi dạo, ăn nhậu, lui tới các nơi ăn chơi, tiệm nhảy bất chấp dị nghị khi mọi người xung quanh đang sống khắc khổ đạm bạc.
.................................................. ............
Tuy nhiên, cuối cùng cuộc tình giữa Lý Lệ Hà và Bảo Đại cũng kết thúc vì Bảo Đại vốn là một người đàn ông đẹp trai, thông minh nhưng cũng vô cùng đa tình. Ông hoàng Bảo Đại đã tự động rời bỏ cô vũ nữ xinh đẹp để tiếp tục đeo đuổi những mối tình khác. Theo một số tài liệu, Lý Lệ Hà đã sang Pháp, kết hôn với một người bản địa và sống tại một làng ngoại thành Paris. Lý Lệ Hà cũng không gặp lại đức vua Bảo Đại lần nào nữa từ khi sống ở đất Pháp (ảnh minh họa: Ga Hà Nội xưa).
..............................................
Không chỉ “cặp kè” với người đẹp ở quê hương, ông hoàng Bảo Đại còn có đàn bà Trung Hoa, Hong Kong, Pháp, Nhật Bản, Zaire…Trong một lần vua Bảo Đại lên Đà Lạt thăm cô tình nhân da trắng mắt xanh, nhà vua đã bị ông chồng Tây của cô này nổi cơn ghen, vác súng đuổi bắn gãy chân. Việc này đã khiến cho Toàn quyền Đông Dương lúc đó là Jean Decoux vô cùng lo lắng. Ông này vội vàng điều máy bay chở vua về Sài Gòn chữa trị. Để tránh bị tai tiếng, vị toàn quyền đã tuyên bố rằng, Bảo Đại đi săn và không may bị “vấp ngã xuống hố bẫy cọp” (ảnh: Monique Baudot, người vợ mang quốc tịch Pháp của vua Bảo Đại).
.................................................. .
Một chuyện khác lại kể rằng việc Bảo Đại thường xuyên có nhân tình bên ngoài khiến cho Nam Phương Hoàng Hậu rất buồn lòng và ghen tuông. Nam Phương đã có ý định cho lái xe bắn lén vào Bảo Đại và người tình đang tự tình ở Đà Lạt. Biết trước được việc này, vợ quan toàn quyền đã nhanh chóng đi ra chỗ hẹn hò của vua Bảo Đại và người tình để có thể ngăn chặn một vụ án mạng. Không may rằng, do quá vội vã để có thể can ngăn một chuyện động trời không xảy ra, vợ quan Toàn quyền đã đi xe quá nhanh và bị tai nạn thiệt mạng.
.................................................. .....
Đối với phụ nữ, lúc nào nhà vua cũng lịch sự, hào phóng và lãng mạn. Những khi kiếm được tiền ông có thể vung tay mua biệt thự đắt giá tặng cho người tình. Nhưng cũng có lần lâm vào cảnh túng quẫn, ông phải sống bằng số vốn liếng đã cóp nhặt cả đời của một cô gái nhảy. Vua Bảo Đại là vị hoàng đế đa tình. Khó tính hết được đã có biết bao người phụ nữ đủ các dân tộc, quốc tịch đi qua cuộc đời ông.
................................................
Theo sách Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam của tác giả người Pháp Daniel Grandclément, sở thích hàng đầu của Hoàng đế Bảo Đại là đuổi theo những người đàn bà đẹp. Ông từng thẳng thắn bộc lộ sự ham muốn sắc dục của mình: “Luôn có nhu cầu đối với đàn bà, một thứ nhu cầu thường xuyên không thể dập tắt được như đồ ăn thức uống. Từ khi đến tuổi lớn, đêm nào cũng phải có một người đàn bà nằm bên, mỗi đêm một người”.
..........................................
“Con người Bảo Đại có một phần mười của Farouk, hai phần mười của Machiavel và bảy phần mười của Hamlet… Ông đã dan díu với đủ hạng người, từ cô hầu phòng bình thường, vợ của các gia nhân đày tớ, hoa hậu Đông Dương đến gái nhảy, thậm chí gái điếm…”, một người thân thiết của cựu hoàng đã bình phẩm.
(GDVN) -Nam Phương Hoàng hậu đã rời xa Paris 500km về phía nam, về làng Chabrignac mua lại điền trang La Perche rộng 160 ha của một quý tộc Pháp đã sa sút làm nơi sống nốt những năm tháng còn lại.
.................................................. .
Năm 1955, được sự hậu thuẫn của người Mỹ, Ngô Đình Diệm đã phế truất Bảo Đại và trở thành Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã tịch biên tài sản, xóa bỏ hết toàn bộ quyền lợi của gia đình cựu hoàng Bảo Đại tại miền Nam Việt Nam
.................................................. ......
Cựu hoàng Bảo Đại, với thói quen phung phí, kể từ đó gần như lang thang, sống một cuộc đời không dư dật gì cho lắm. Bà Nam Phương cùng các con cũng định cư hẳn tại Pháp, cho đến tận lúc chết cũng không một lần quay lại quê hương, cũng hầu như chẳng mấy khi liên lạc hay gặp gỡ gì đức lang quân cựu hoàng vốn quá nhiều nỗi đam mê phóng đãng hơn là quan tâm đến danh dự, trách nhiệm và cuộc sống gia đình.
.................................................. ........
Năm 1958, nhằm tránh mặt báo chí, dư luận và những người quen biết, bà Nam Phương đã rời bỏ thành Paris hoa lệ và ồn ào. Những cơ ngơi đồ sộ ở Neuilly, hàng tá căn nhà lớn ở Morocco, biệt thự trên đại lộ Opéra, Paris hay trang trại rộng lớn ở Congo đều không còn sức hấp dẫn để có thể níu giữ nổi bà. Nam Phương Hoàng hậu đã rời xa Paris 500km về phía nam, về làng Chabrignac mua lại điền trang La Perche rộng 160 ha của một quý tộc Pháp đã sa sút làm nơi sống nốt những năm tháng còn lại.
.................................................. .....
Gia đình bà hoàng sống trong một ngôi nhà dài xây bằng đá, mái lợp ngói, có 32 phòng ngủ, 4 phòng khách, lưng dựa vào sườn đồi và trông ra một vùng đồng cỏ, đầm hồ rộng ngút tầm mắt. Ngoài hoa lợi thu được từ cây trái trong điền trang, bà hoàng Nam Phương còn nuôi thêm khoảng 100 con bò sữa. Tất cả những người con của bà đều sống với bà trong điền trang La Perche. Theo Daniel Grande Clemént, tác giả cuốn “Bảo Đại, hay những ngày cuối cùng của Vương quốc An Nam” thì dường như thời gian sống tại điền trang La Perche là những tháng năm bình yên và hạnh phúc nhất của Nam Phương Hoàng hậu (ảnh: một góc ngôi làng Chabrignac).
.................................................. ..............
Bà nuôi trong điền trang 4 công nhân nông nghiệp, một số người hầu gái và một viên quản gia người Pháp. Tất cả người ăn kẻ ở trong nhà đều được bà đối xử thân tình, gần gũi. Trong các dịp lễ, Noel hay ngày đầu năm mới, bà đều không quên có quà tặng cho họ và gia đình.
.................................................. ..............
Rũ bỏ lớp áo vàng son quyền quý, bà Nam Phương quay lại sống đúng nghĩa cuộc đời an lành, bình dị của một phụ nữ An Nam học thức. Hàng ngày, bà dậy rất sớm, thường tự tay trang trí, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc cây cảnh. Vừa làm bà vừa khe khẽ hát. Khi có việc ra ngoài, bà thường tự tay lái chiếc xe hơi hiệu Dauphine, có thêm cô hầu gái hay người quản gia đi theo (ảnh: Hoàng hậu Nam Phương, Hoàng thái tử Bảo Long, các Công chúa Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và hoàng tử Bảo Thăng khi mới sang Pháp).
.................................................. ..
Đối với bà, người quản gia này có một vị trí rất đặc biệt. Thay cho vị trí của cựu hoàng, ông này luôn tháp tùng bà trong những chuyến làm khách, dự tiếp tân đối với các gia đình quyền quý ở trong vùng. Không ai có bằng chứng xác đáng nhưng dường như những người quen biết trong vùng đều cho rằng, ông quản gia này đã yêu Nam Phương Hoàng hậu. Còn bà thì quý ông vì ông này có khả năng xoa bóp, trị liệu rất điêu luyện giúp bà dịu bớt những cơn đau lưng nhức mỏi.
.................................................. ....
Nam Phương Hoàng hậu sống rất cởi mở, quảng giao, thường xuyên đi thăm khắp điền trang để gặp gỡ và trò chuyện thân mật với những người nông dân. Thế nhưng rất kỳ lạ, suốt 5 năm sống ở Chabrignac, bà vẫn không hề ghé thăm viếng lâu đài De La Nouche - nơi ở của Công chúa Như Lý lấy một lần, dù hai điền trang nằm gần như cạnh nhau. Cả Công chúa Như Lý và Hoàng hậu Nam Phương đều có vẻ như không hề biết đến sự tồn tại của người kia trên cùng một vùng đất, dù trên quan hệ, Công chúa Như Lý là cô chồng của bà Nam Phương
.................................................. ............
Tác giả Daniel Grande Clemént phỏng đoán rằng, có lẽ sự ngăn cách của họ không nằm ở những dãy bờ rào mà nằm ở thiên kiến chính trị. Bà Công chúa Như Lý có khuynh hướng ủng hộ chế độ Ngô Đình Diệm, trong khi bà Hoàng hậu Nam Phương lại ghét cay ghét đắng chế độ này, bởi nó đã tước hết mọi quyền lợi của gia đình bà tại cố quốc.
.................................................. ...........
Rất vô trách nhiệm, cựu hoàng Bảo Đại hầu như không đoái hoài gì đến cuộc sống của vợ con mình ở điền trang La Perche. Trong suốt 5 năm, ông chỉ ghé điền trang đúng 3 lần vào dịp đám cưới cô con gái Phương Liên. Cô này kết hôn với Berna Soulain, một thanh niên làm viên chức Ngân hàng Bordeaux . Hai người quen nhau khi cùng du học tại London, Anh. Đám cưới của họ được tổ chức đầu năm 1962, dưới sự chủ lễ của cha xứ Blanchet và sự xác nhận của Trưởng làng Henri Bosselut – một đảng viên Cộng sản Pháp. Người dân làng Chabrignac có dịp thấy mặt cựu hoàng xứ An Nam khi ông đến dự tiệc cưới trên một chiếc xe dài ngoẵng.
.................................................. .........
Ngày 14/9/1963, vừa từ thị trấn Brive cách điền trang 30 km trở về, bà Nam Phương đã cảm thấy đau họng. Viên bác sĩ được mời đến đã khám qua loa và kết luận là bà bị viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài ngày là khỏi. Kỳ thực, bà bị chứng lao hạch tràng hạt, cơn đau tiếp tục hoành hành dữ dội. Trước khi viên bác sĩ thứ hai kịp đến nơi thì Nam Phương Hoàng hậu, 49 tuổi, đã qua đời vì nghẹt thở.
.................................................. .............
Cựu hoàng Bảo Đại không có mặt trong đám tang của vợ. Mộ phần của bà được đặt trong phần mộ của dòng họ Bá tước De La Besse. Bà Bá tước De La Besse, tức Công chúa Như Lý cũng có mặt trong dòng người đưa tang của làng Chabrignac, với nỗi ân hận vì trước đó hai người đã không hề có cơ hội gặp gỡ nhau. Ít lâu sau, Công chúa Như Lý đã lần lượt cải táng mộ Vua Hàm Nghi từ Alger về nghĩa trang này. Sau đó, Công chúa Như Mai, Hoàng tử Minh Đức cũng lần lượt được đưa về an táng tại làng Chabrignac, cách mộ của Nam Phương Hoàng hậu không xa lắm.
Ngôi mộ của bà Hoàng Hậu Nam Phương, người vợ chính thức đầu tiên của Bảo Đại, rất dễ nhận ra, vì có hai cây tùng trồng hai bên mộ, nay đã cao và to phình. Ngôi mộ có vẻ mới được trùng tu lại, sạch sẽ, đơn sơ. Nắp đậy huyệt chỉ là một tấm bê tông phẳng phiu, có chạm nổi hình thánh giá và một tấm bia chìm đề hàng chữ “ Sa Majesté Nam Phuong Impératrice d'Annam 1913 – 1963” . Trên nắp huyệt dựng một tấm bia khác đề rõ hơn một chút “ Ici repose l'Impératrice Nam Phuong, née Jeanne Mariette Nguyen Huu Hao, 14.11.1913 – 15.09.1963” (Mộ Nam Phương Hoàng Hậu tại làng Chabrignac).
.................................................. ..........
Lời đồn đoán về tình yêu thầm lặng của viên quản gia – cựu đảng viên Cộng sản Pháp – đối với bà Nam Phương Hoàng hậu có lẽ là hoàn toàn có cơ sở. Sau khi mất, ông này đã được chôn cất ngay bên cạnh mộ phần của bà Nam Phương, tất nhiên là phải được bà đồng tình từ khi còn sống. Nơi đất khách, Nam Phương Hoàng hậu có vẻ như đã đoạn tuyệt hoàn toàn lễ giáo phong kiến để tán thành khuynh hướng dân chủ phóng khoáng. Vì thế, tuy đặt nằm cạnh nhau nhưng mộ phần của bà hoàng hậu thì bé nhỏ, khiêm nhường, trong khi mộ của người quản gia lại khá nặng nề và to lớn hơn nhiều!
No comments :
Post a Comment