Nguyễn An, phóng viên đài RFA Ông Nguyễn Minh Cần
Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần về vụ án NVGP
Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị cuộc trao đổi giữa ban Việt ngữ và nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng về bối cảnh của phong trào và sau đó, vụ án Nhân Văn Giai phẩm. Ông Phụng đã lấy bối cảnh từ hiệp định Geneve chia đôi đất nước vào tháng bẩy năm 1954 đến nghị quyết đánh miền Nam vào năm 1960.
Kỳ trước, chúng tôi đã gửi đến quý vị cuộc trao đổi giữa ban Việt ngữ và nhà nghiên cứu sử Trần Gia Phụng về bối cảnh của phong trào và sau đó, vụ án Nhân Văn Giai phẩm. Ông Phụng đã lấy bối cảnh từ hiệp định Geneve chia đôi đất nước vào tháng bẩy năm 1954 đến nghị quyết đánh miền Nam vào năm 1960.
Kỳ này, biên tập viên Nguyễn An trao đổi thêm vấn đề với ông Nguyễn Minh Cần. Về nhân thân, ông Cần khác với nhà nghiên cứu Sử Trần Gia Phụng vì ông là một nhân chứng sống, nhưng khi nhận định về bối cánh, ông Cần cũng nói đến chủ trương của Đàng Lao động, tiền thân của đảng Cộng sản. Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi, mở đầu bằng vị thế của ông Nguyễn Minh Cần khi vụ án nổ ra.
Ông Nguyễn Minh Cần: Vì tôi là Ủy viên thành ủy Hà Nội phụ trách về tuyên huấn. Ðấy là về mặt Ðảng, còn về mặt chính quyền thì tôi là phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội, phụ trách về nông nghiệp và ngoại thành.
Chính vì tôi làm trưởng ban tuyên huấn và vì vụ Nhân văn Giai Phẩm xảy ra chủ yếu ở Hà Nội, cho nên thường vụ thành ủy Hà Nội thường xuyên được sự chỉ đạo của Trung ương và của ban tuyên huấn trung ương mà đứng đầu lúc bấy giờ là ông Tố Hữu.
Cho nên tôi có điều kiện biết vụ này rất cụ thể. Hơn nữa, tôi cũng là chủ nhiệm của tờ báo của thành phố thủ đô Hà Nội, nó cũng là một công cụ tham gia vào cuộc đấu tranh với Nhân Văn Giai Phẩm, cho nên tôi biết rất rõ về vụ này.
Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org
Nguyễn An: Cám ơn ông. Câu hỏi đầu tiên xin đựơc đặt ra với ông là về bối cành của Nhân Văn Giai Phẩm, vừa hiểu như một phong trào vừa hiểu như một vụ án?
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Quý thính giả vừa nghe cuộc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ với ông Nguyễn Minh Cần về bối cảnh của phong trào và vụ án Nhân Văn Giai phẩm.
Kỳ tới, chúng tôi sẽ gửi đến quý thính giả lời kể lại của ông Nguyễn Minh Cần về diễn tiến của Nhân Văn Giai phẩm, đặc biệt là Giai phẩm Mùa xuân, ra đời vào tháng hai năm 1956.
No comments :
Post a Comment