Nguyễn An, phóng viên đài RFA Ông Nguyễn Minh Cần
Ông Nguyễn Minh Cần kể tiếp về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm
Như đã giới thiệu trước, kỳ này chúng tôi xin gửi đến quý thính giả cụôc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và ông Nguyễn Minh Cần về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.
Như đã giới thiệu trước, kỳ này chúng tôi xin gửi đến quý thính giả cụôc trao đổi giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ và ông Nguyễn Minh Cần về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.
Ông Nguyễn Minh Cần là một nhân chứng tại chỗ vì lúc đó ông là phó bí thư thành ủy Hà nội phụ trách tuyên huấn, đồng thời là chủ nhiệm báo Thủ Đô. Để câu chuyện được liên tục, ông Cần bắt đầu bằng những chi tiết xẩy ra từ năm 1955, một năm trước khi Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời vào cuối tháng hai năm 1956.
Ông Nguyễn Minh Cần: Phải nói thật rằng vụ Nhân Văn Giai Phẩm thì anh em Việt Nam lúc bấy giờ không hề có một tổ chức, một âm mưu, hay là một kế hoạch cụ thể để đấu tranh chống lại đảng lao động Việt Nam.
Thật tâm mà nói thì họ không hề có ý định như vậy. Nhưng hoàn cảnh sau khi hòa bình lập lại, người văn nghệ sĩ cảm thấy cần có tự do sáng tác hơn, không phải bị chèn ép, kèm cặp như trước nữa.
Chính vì vậy, cuối năm 1954 và đầu năm 1995, một nhóm nhỏ văn nghệ sĩ trong quân đội làm một bản đề nghị gọi là cải tiến công tác văn nghệ cấp quân đội, trong đó có nhiều điều với nội dung cơ bản chung là kêu gọi Ðảng giảm nhẹ việc kiểm soát, giảm bớt việc sửa chửa thô bạo đối với các t ác phẩm văn nghệ, yêu cầu trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ.
Chúng tôi mong mỏi nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung từ quý vị và các bạn nghe đài, nhất là những người mà Nhân Văn là một cơn ác mộng. Mọi email xin gửi về Vietweb@rfa.org
Nhưng mà những thành phần lãnh đạo khác, nhất là Tố Hữu, cho là những văn nghệ sĩ này là tư sản, thành phần phản động, dám chống lại sự lãnh đạo của Ðảng. Thêm nữa, Trần Dần hồi đó đang gặp một bi kịch lớn trong cuộc đời riêng của mình.
Tức là khi về thành, anh lại yêu một phụ nữ ở vùng tạm chiếm, mà chị phụ nữ đó lại là người Công giáo, và được người ta chuyển giao lại một vài ngôi nhà nào đấy. Thế là Trần Dần bị nghi ngờ cho là mất lập trường, bị ảnh hưởng bởi tư sản, và nói theo lối nói thông thường hồi đó là bị “ăn viên đạn bọc đường”. Vì vậy, anh xin lập gia đình với chị ấy.
Nguyễn An: Vừa công giáo, vừa ở vùng tạm chiếm lại vừa tư sản nghĩa là hội đủ các yếu tố của địch rồi thì làm sao mà đảng cho phép được?
(Xin theo dõi toàn bộ cuộc phỏng vấn trong phần âm thanh bên trên)
Quý thính giả vừa nghe ông Nguyễn Minh Cần kể lại những diễn tiến ban đầu của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm với sự ra đời của Giai Phẩm Mùa Xuân vào tháng 2 năm 1956, và giông bão bắt đầu nổi lên. Tuy nhiên, giông bão không làm cho những văn nghệ sĩ dấn thân thời đó sờn lòng và họ quyết tâm đi tới. Đó sẽ là đề tài trao đổi kỳ tới, vẫn giữa BTV Nguyễn An của ban Việt ngử và ông Nguyễn Minh Cần. Mong qúy thính giả đón nghe.
No comments :
Post a Comment