 |
Hồng vệ binh Trung Quốc, ảnh chụp năm 1967. |
Nhạc sĩ Tuấn Khanh - Mo Bo, một trong những người từng là Hồng vệ binh trong thời cách mạng văn hoá ở Trung Quốc đã nói rằng ông cùng rất nhiều bạn bè của mình trở thành những kẻ hoài nghi và mất hoàn toàn niềm cảm hứng với cuộc sống của mình, khi nhìn lại lịch sử và những gì mình đã tham gia.
Những kinh nghiệm “kinh hoàng”
Mo Bo đã góp tiếng nói của mình trong các hồ sơ về kinh nghiệm bạo lực tuổi thiếu niên trên tạp chí New Internationalist, sau khi đến Anh học ngành nghiên cứu về ngôn ngữ, định cư ở đó.
“Sau những gì đã diễn ra, chúng tôi rơi vào tình trạng hoài nghi, luôn hoài nghi và không còn ai có thể nói với chúng tôi về lý tưởng được nữa, vì chúng tôi sợ hãi mình sẽ rơi vào một vòng xoáy, tạo ra những điều kinh hoàng khác”, ông Mo Bo nói, những kinh nghiệm “kinh hoàng” mà ông ta nói đến là ký ức của thời niên thiếu, khi ông mới 14 tuổi.
Tài liệu trên thư viện điện tử AsianHistoryAbout cho biết vào thời Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc từ năm 1966 – 1976, tư tưởng của Mao Trạch Đông đã tập hợp được hàng chục triệu Hồng vệ binh trẻ tuổi, có người chỉ mới 12 tuổi.
Nhiệm vụ khởi đầu của các đứa trẻ đó là nhận lấy những quyền lực mà thầy cô, bạn bè, nhà trường phải e dè.
Từ chuyện hạch sách những người bạn cùng lứa về kỷ luật học sinh, dần dần chúng phát triển đến chuyện theo dõi quan điểm của thầy cô để tố cáo, lập thành tích.
Không khác gì những câu chuyện điện ảnh kinh dị của Hollywood về các đứa trẻ là hiện thân của quỷ, những Hồng vệ binh trẻ tuổi đó đã phấn khích tràn ra đường, đánh đập thầy cô của mình, lục soát nhà bạn bè mình, đập phá chùa chiền và các di tích cổ, cũng như góp phần vào đại nạn thảm sát hàng chục triệu người trong giai đoạn đó.
Mới đây, báo Tuổi Trẻ có đưa ý kiến của một giáo viên về chuyện nạn Cờ Đỏ trong các nhà trường.
Đây không phải là ý kiến đầu tiên được nói lên, mà lâu nay đã là những điều băn khoăn của giới phụ huynh và các nhà xã hội học, rằng việc trao cho những đứa trẻ trong cùng một môi trường công việc rình mò, theo dõi bạn bè mình và quyền lực “báo cáo” để trừng phạt có phản lại giá trị giáo dục chung hay không?
Hơn nữa, bệnh thành tích và quyền lực giả tạo đó tạo nên những ảo tưởng và sự dối trá như một thói quen cho những đứa trẻ, sẽ tạo ra những nhân cách và phẩm chất gì cho xã hội trong tương lai?
Nhưng không phải chỉ có những đứa trẻ bị trao quyền lực sớm bị tổn thương tinh thần, mà cả những đứa trẻ khác trong môi trường đó cũng bị ảnh hưởng.
Ảnh minh họa chụp tại Bắc Kinh, TQ năm 1967. AFP PHOTO.
Bằng cách làm thân, cầu cạnh, hoặc “lót tay” cho các thành viên đội Cờ Đỏ để không bị ghi sổ khi đi học quên mang khăn quàng, cũng tạo nên một môi trường phản giáo dục và lừa dối thầy cô.
“Không chỉ học sinh sợ thành viên trong đội Cờ Đỏ mà chính thầy cô giáo cũng không muốn làm mất lòng các em đó, bởi chúng nắm trong tay quyền sinh sát của lớp”, cô giáo Phạm Huyền, tác giả của bài viết đăng tải trên báo Tuổi Trẻ ngày 3/4/2016, với tựa đề Đội Cờ Đỏ – “ngáo ộp” trá hình ở trường học đã nói đủ hết hiện trạng của nhiều trường học hiện nay, với chỉ vài dòng chữ.
Trong tài liệu về vệ sinh học đường Việt Nam do UNICEF tài trợ từ năm 2006, có tên “Formative Hygiene Research” với nhóm nghiên cứu hỗn hợp nhiều quốc gia, cũng ghi nhận việc theo dõi các bạn học sinh có “đủ vệ sinh” trong trường hay không, được giao cho các đội Cờ Đỏ (bản tiếng Anh viết là Red Flag Team) ghi vào sổ báo cáo, và rất nhiều em học sinh rất vui mừng khi trở thành người có quyền nhận xét ấy.
Đội Cờ Đỏ trong các trường học Việt Nam
Trong sách nghiên cứu về nền giáo dục Việt Nam, có tên Vietnam’s Political Process: How Education Shapes Political Decision Making(2009) của Casey Lucius, giáo sư của trường Naval War College – và từng là trợ lý dự án cho toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam, bà cũng giới thiệu về “mô hình” khá đặc biệt về các đội Cờ Đỏ trong các trường học Việt Nam, thường được giới thiệu với tư cách “trợ giúp” cho các học sinh bạn.
Mô hình đội Cờ Đỏ này từ khi xuất hiện xuyên suốt trong cả nước vào năm 1976, đã vô hình trung vô hiệu hoá các công việc của đội ngũ thầy cô giám thị, giáo viên kỷ luật… cũng như các chức danh lớp phó kỷ luật, lớp phó học tập, lớp phó thi đua…
Và hiển nhiên biến hình thái nhóm theo dõi và kiểm tra, thậm chí quyết định giá trị của bạn cùng lứa, trở thành một cơ cấu chính trị trong một môi trường giáo dục.
Cựu thành viên Hồng vệ binh Mo Bo nói rằng thời tuổi trẻ, ông tin rằng những điều mình làm là tạo ra con người và xã hội tốt đẹp.
Cuộc gặp mặt những người bạn cùng thời, sau đó 50 năm, chỉ đem lại một cảm giác chua chát và niềm ước muốn tuyệt vọng: phải chi họ có được một cuộc sống học đường bình thường.
Điều họ mang nặng là tuổi thiếu niên của mình, họ là những kẻ bị gieo mầm dối trá và bạo lực, khiến hôm nay họ ngại ngùng với cả con cháu.
Trong sự cuồng điên và nhiệt thành của mình, các thiếu niên được trao quyền lực ấy luôn là ngọn lửa âm ỉ của nạn bùng phát bạo lực thiếu lý trí.
Lịch sử Trung Quốc ghi nhận rằng hàng triệu các di tích và văn hoá cổ quý giá của đất nước này bị tiêu diệt. Nhiều học giả và giáo sư bị đánh đập chôn sống bởi chính các học sinh và sinh viên của mình, mà ngày hôm qua họ chỉ mới làm nhiệm vụ nhỏ bé là theo dõi và ghi chú về trường học của mình.
Rất nhiều bậc cha mẹ đã khóc và nói rằng họ đã thiếu dứt khoát và tri thức để ngăn con em mình tham gia các đội học sinh được giao quyền hành động ấy.
Một khi môi trường giáo dục bị chi phối bởi những hoạt động không thuần tuý giáo dục, mà nặng về răn đe và trừng phạt, tức môi trường của trẻ em đã bị xoá mờ ranh giới của trừng giới và học đường.
Có thật sự các ngôi trường Việt Nam cần phải giao việc và quyền, khác với tôn chỉ của mình, cho các học sinh?
Ở thế kỷ 21, việc mơ ước rằng các ngôi trường trên đất nước này chỉ có giáo dục – và thuần tuý giáo dục mà thôi – có phải là một điều quá nhiêu khê?
Bài viết liên quan:
- 30-4-1975: Bánh xe lịch sử sẽ nghiền nát những tên đồ tể của dân tộc
- Nhân vật số 2 của đảng CSVN thăm Mỹ trong chuyến đi ‘quyết định’
- ‘Nhất thể hóa’: TBT Trọng muốn trở thành… tổng thống?
- Thấy gì sau sự kiện 3 lãnh đạo CSVN tham gia Đảng ủy Công an Trung ương?
- Tận Cùng Của Sự Khốn Nạn!
- Trịnh Xuân Thanh tiếp tục gửi thư doạ kiện TBT Nguyễn Phú Trọng ra toà
- Liệu Trung Quốc có chiêu dụ được các «đồng chí» VN ?
- Khi nào bỏ đảng mới trở thành phong trào?
- Bộ công an nói gì về nghi án Trịnh Xuân Thanh trốn ra nước ngoài?
- Để loại bỏ ‘nhóm lợi ích bán nước hại dân’
- Đôi dòng về cuộc cách mạng tháng 8 và ngày 2/9
- Cách mạng theo Đường Kách Mệnh
- Thảm hoạ Formosa : Tội ác mang tên Nguyễn Phú Trọng
- Nguyễn Thị Kim Ngân Chửi Dân Việt
- Ông Nguyễn Phú Trọng chủ tâm rước giặc vào nhà?
- ‘Rối loạn đất nước’: Mất tình dân còn hơn mất lòng đảng
- Nhiều quan chức VN đang lên kế hoạch đi ‘tị nạn’ ở nước ngoài?
- Cha con Nguyễn Văn Chi - Nguyễn Xuân Anh và duyên nợ Trung Quốc
- Đối phương đã biến chiêu, phía ta thì sao?
- CSVN thiếu văn hóa khi Tổng thống Obama thăm Việt Nam
- Vạch mặt Trần Đại Quang: “trùm ma túy” & kẻ thiết lập “nhà nước công an trị”
- Giáo sư Ngô Bảo Châu muốn dẹp bỏ lăng Ba Đình?
- Chính đảng CSVN gây ra ô nhiễm môi trường.
- Đây là sự thật (ĐLSN)
- Cả nước nhất định không đi bầu
- Ai sẽ thề không phản bội quê hương?
- Tin khó tin: 90 tỷ một bài báo, Formosa vô can!
- Tận cùng của sự hèn hạ
- Can đảm và sáng suốt
- Thời sự nóng bỏng tháng 5/2016Bùi Tín
- ‘Ông Trọng sắp nghỉ’: Khởi sự cuộc chiến quyền lực mới?
- Nói với người cộng sản
- CÒN ĐỘC TÀI, CÒN THAM NHŨNG
- Ráng làm người tử tế
- 5 phút mỗi ngày với sự thật
- Hành trình ngược chiều
- Nỗ lực con người và chính quyền ma quỷ
- Nguyễn Chí Đức: cờ Vàng là của ngoại bang!
- Việt Nam cần xác định lại ‘ta,’ ‘bạn’ và ‘thù’
- Đài ACTD (RFA) trao đổi thư tín ngày 25.03.2016
- Bầu Trần Đại Quang - Cộng Sản Việt Nam đang tự mua dây trói mình
- Đức hạnh của kẻ cầm quyền
- Thế nào là phản động? Ai phản động?
- Thế này, thế khác... là thế nào?
- Trung ương đảng “nhất trí” loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng trước thời hạn
- Hội nghị trung ương 2 khai mạc, Nguyễn Phú Trọng ép Nguyễn Tấn Dũng sớm bàn giao quyền lực
- Thành Hồ là đất dụng võ hay mồ chôn sự nghiệp của đồng chí Đinh... la to?
- Ông trọng đã có cờ để phất?
- Đồng chí X bị đấu tố
- Mùa Xuân 1979 và mùa Xuân 2016
- Sao lại làm ngơ cuộc chiến 1979 trong sách giáo khoa?
- Bài học mà những người CS dạy cho nhau...
- Tấn công vào quần chúng
- Năm Thân bình thơ khỉ
- Nhận diện công an CSVN Trần Đại Quang
- Nguyễn Phú Trọng sẽ bị đánh bại trong vòng 5 tháng tới?
- 'Tự ứng cử' vào Quốc Hội CSVN chỉ thắng chứ không thua
- Đinh La Thăng ơi, cả Sài Gòn trong tay anh rồi đấy!
- Dân chủ thế này là cùng
- Xác định tội đồ
- Nguyễn Phú Trọng hạ gục Nguyễn Tấn Dũng ra sao?
- Nhiệm kỳ II của ông Nguyễn Phú Trọng có thể là thế ''tiếp tục đu dây''?
- TBT/đảng và: “Dân chủ đến thế là cùng”!?
- Chưa bầu đã đẻ
- 1 tỷ tiền Mao và cái ghế TBT của Nguyễn Phú Trọng
- Nó lú nhưng 'các chú' nó khôn
- TẠI SAO ÔNG DŨNG BỊ LOẠI BỎ ???...
- Công an làm Chủ tịch Nước, Côn đồ hết đất sống
- Đại hội 12 một bước thực hiện lời hứa ở Thành Đô?
- Thay vì bị kỷ luật, Nguyễn Tấn Dũng "được" cho rút lui trong danh dự!?
- Chấm dứt ‘triều đại’ Nguyễn Tấn Dũng: Tháo chạy tán loạn!
- Sau đợt tổng tấn công mang bí số 244 là chiến dịch đả muỗi diệt ruồi
- “Luật chơi” Nguyễn Phú Trọng định đoạt số phận Nguyễn Tấn Dũng
- Tinh thần đút vào và xin rút ra thể hiện sâu sắc đạo đức Trần Dân Tiên
- Đàn em của Lú: Võ Tiến Trung, Vũ Ngọc Hoàng, Vũ Trọng Kim bể mánh!!
- Rắn thả cho ai trong Đại hội XII?
- RFA Trao đổi thư tín ngày 22.01.2016
- Tổng Lú: 5 năm làm đầy tớ & 10 sơ kết biến chứng
- Không nên luyến tiếc một người như ông Dũng
- Nhà mạng Việt Nam chặn tin nhắn có chữ “Trọng Lú”
- Đại hội gật gù toàn quốc khai mạc
- Dũng hay Trọng?
- Vận mệnh Dân tộc vào tay ai?
- Phe Nguyễn Phú Trọng chơi trò nhiễu loạn thông tin về kết quả nhân sự!?
- Những phiên bản đại hội 12 đảng CSVN
- Kết cuộc bi thương
- Ôi, "cái lưỡi không xương..."!
- Kim Jong-un thử bom nguyên tử và phản ứng của Tập Cận Bình
- "Bộ tứ quyền lực" bắt đầu lộ diện?
- Huyết đấu giữa hai phe Sang Trọng và Dũng trong Đại hội 12
- Bộ Tứ
- Nhiều xác xuất cho thấy Nguyễn Tấn Dũng đã bị loại ra khỏi danh sách Tứ Trụ
- Tay nào thắng thì nhân dân cũng bại
- Bóng tối của đêm
- Năm mới, Đại hội XII, đảng CSVN lại đặt những cái cày trước toàn dân Việt
- Đại hội 12 - cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt, bất ngờ
- Chóp bu CSVN dùng mạng ảo để đấu đá tranh ghế
- Ông Dũng có thể đã chết, nhưng ông Trọng ơi, rồi ai sẽ thay ông
- Đồng chí Hùng khiếu nại đồng chí Dũng
- Khát vọng làm người
- MUỐN TỰ DO PHẢI HÀNH ĐỘNG
- Khát vọng làm người
- Tiền dân, mạng dân chẳng lẽ... "rẻ rúng" thế?!
- Cô đơn mình đảng!
- BƯỚC ĐƯỜNG TÚNG QUẪN
- Viết Cho ngày Nhân Quyền Quốc Tế 10 Tháng 12
- Lý luận của kẻ độc tài
- Đã tỏ tường chưa?
- Chống Tàu là phản động đấy nhé!
- Đỉnh cao nó là thế đấy!
- "Giải trí"
- 40 năm sau - Lật lại hồ sơ 16 tấn vàng
- Ý Đảng - Lồn Dân
- Đối diện con quái vật
- Trung tâm Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn và Kỳ Duyên
- Như thế nào thì gọi là ngụy?
- Tuổi trẻ Việt Nam
- Lê Văn Tám "còn sống"
- Nguyễn Tấn Dũng - phiên bản của Tập Cận Bình hay Gorbachev?
- Ai đã chống lưng cho các đại gia nhà đất lừa dân?
- Tập đoàn tham nhũng sân bay Nha Trang
- Độc tài toàn trị Cộng sản là di họa khủng khiếp của Hồ
- Lại “tư tưởng Hồ Chí Minh” khiến đảng thành điên nặng!
- Cuộc cờ Nga Thổ
- Một bài học cho ông Putin
- Làm theo lời bác Hồ dạy, cháu ngoan bị đi tù
- Han Dongfang: “TPP chưa hẳn đã tốt cho quyền lao động ở Việt Nam nếu…”
- Làm gì khi lịch sử lâm nguy?
- Dạy môn “Công dân và Tổ quốc”, nhưng Tổ quốc tên là gì?
- Ôi trời, việt cộng ơi là việt cộng!
- Chế độ “lưu manh đỏ”
- Chút nghĩa thầy cô
- Khi những người đàn bà đi đầu ngọn sóng dữ
- Họ Tập sỏ mũi Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, nhưng không đánh lừa được nhân dân VN!
- Anh Tập đi rồi, bác Trọng ngủ đâu?
- Sự “bồng bột” của Tướng Chung
- Thử điểm báo điểm danh quan đỏ bắc cầu Hán leo
- Tập Cận Bình chấp thuận cho Nguyễn Tấn Dũng lên làm tổng bí thư?
- Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ
- Không gì quý hơn độc tài, tự do làm tay sai cho Đại Hán
- Tương lai Việt Nam ở trong tim bạn
- Lăng Khổng Tử: mồ xây trước cho đám cầm quyền CSVN
- Với anh Đại Hán phải “KÍNH nhi VIỄN chi”, tiếp ông Cận Bình phải hiểu lẽ Cận và Viễn
- Mười lý do nhân dân Việt Nam không chào đón Tập Cận Bình
- Muốn đánh sập CSVN bằng kinh tế dễ hay khó?
- Người Việt hiến gì cho nhau?
- Tiếc thương cho nền Đệ Nhất Cộng hòa!
- «Tòa án nhân dân» Trần Nhật Quang và những bi hài của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa
- Tham nhũng vẫn sống vinh quang
No comments :
Post a Comment