Friday, September 12, 2014

Đóng cửa triển lãm “Cải cách ruộng đất” vô thời hạn

Sáng nay 11.9.2014, bà con dân oan Dương Nội đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem triển lãm Cải cách ruộng đất.
Sáng nay 11.9.2014, bà con dân oan Dương Nội đã đến Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phố 25 phố Tôn Đản, Hà Nội để xem triển lãm Cải cách ruộng đất nhưng đã bị ngăn chặn không được vào
 Nguyenxuandien
An Nhiên, thông tín viên RFA
Cuộc triển làm Cải Cách Ruộng Đất được mở ra từ sáng ngày 8 tháng 9 và được nói sẽ kéo dài đến cuối năm nay; thế nhưng hôm nay ngày 12/09/2014 Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch, Bảo tàng lịch sử tại Hà Nội đã ra thông báo đóng cửa.

Lo ngại dân oan xem triển lãm?

Lý do đóng cửa được thông báo là “Phòng trưng bày chuyên đề cải cách ruộng đất 1946 – 1957” đang gặp sự cố điện, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tạm thời đóng cửa để sửa chữa và khắc phục.
Trong khi đó một nhân viên của bảo tàng khi được hỏi thì lại nói:
Hiện giờ đã đóng cửa, tôi chưa biết được khi nào mở cửa, vì chỉ đạo ở trên xuống thứ trưởng chỉ đạo xuống mà cho nên chưa biết đâu.”
Blogger Nguyễn Hữu Vinh tại Hà Nội đã có một buổi tham quan phòng trưng bày hiện vật CCRĐ cho chúng tôi biết, ông không lấy gì làm lạ khi phòng triển lãm CCRĐ đóng cửa một cách bất ngờ với những lý do mà ông nêu ra như sau:
“Mặc dù báo chí bảo tàng đầu tiên thông báo rõ ràng là sẽ mở kéo dài đến hết năm 2014, thế mà có được mấy ngày từ hôm mùng 09 đến 11 mới được có 3 ngày thì là bảo tàng đã đóng cửa chiều qua. Tôi cho rằng cái việc đóng cửa bảo tàng này là không có gì là lạ, bởi vì những người tổ chức và cái đảng này đã không lường trước được sự chú ý của người dân, và phản ứng của người dân đối với việc triển lãm ở đây. Việc triển lãm tổ chức ở đây, và nó khơi dậy những ký ức sống động, buồn tủi, đau đớn và những tội ác đã gây ra cho dân tộc, cho đất nước này ở thời kỳ CCRĐ một cách sôi động và rõ ràng đến như vậy.”
Thật ra là rất bình thường, tôi thấy là chiều hôm qua đã có tin đóng rồi, bởi vì là thấy có một số, nghe nói rằng, nghe bạn bè nói nhau rằng có rất nhiều những người, những người bên Dương Nội và những bà con mất đất sang để tụ tập trước cửa, đấy cũng là có thể có khi lý do trực tiếp.
Ông Châu Đòan
Ông Châu Đòan vừa là phóng viên ảnh tự do, vừa là nhà văn, đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội nói rằng, lý do đóng cửa vì sự cố kỹ thụât như mất điện, bảo trì…nêu ra như thế là không thuyết phục; đó chỉ là cái cớ. Theo ông này thì trong xã hội Việt Nam hiện nay việc làm như thế của chính quyền là chuyện bình thường:
“Có những sự việc họ không thể nói được ra lý do thật, chứ còn lý do kỹ thuật thì tất cả cái đấy chỉ là cái cớ xin lỗi để cho để có thứ để mà trả lời thôi vì ai cũng hiểu. Bởi cái phòng triễn làm ấy nó rất đơn sơ, có máy móc gì ghê gớm đâu mà nói về vấn đề kỹ thuật. Thật ra là rất bình thường, tôi thấy là chiều hôm qua đã có tin đóng rồi, bởi vì là thấy có một số, nghe nói rằng, nghe bạn bè nói nhau rằng có rất nhiều những người, những người bên Dương Nội và những bà con mất đất sang để tụ tập trước cửa, đấy cũng là có thể có khi lý do trực tiếp.”
Đúng như lời của ông Châu Đoàn thì vào ngày 11 tháng 9 vừa qua, những người dân oan mất đất Dương Nội đã đến Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và muốn vào xem triển lãm Cải cách Ruộng đất. Thế nhưng lực lượng chức năng đã ngăn chặn họ. Đầu tiên yêu cầu họ phải cởi áo có những dòng chữ mang nội dung dân khiếu kiện đất đai và đòi người bị bắt oan ra. Dù một số người dân Dương Nội làm theo yêu cầu đó; nhưng rồi lực lượng chức năng lấy lý do vì sự cố ánh sáng nên từ chối không cho họ vào xem và đóng cửa triển lãm.









Bất lợi không lường từ cuộc triển lãm
Theo cả hai người blogger Nguyễn Hữu Vinh và nhà văn Châu Đòan thì chính quyền Hà Nội đã không lường trước được những phản ứng bất lợi khi cho mở cuộc triển lãm:
“Nói thật, nếu mà nói về vấn đề kỹ thuật thì với một diện tích như vậy không phải là quá lớn, họ hòan tòan có thể chuyển sang một nơi khác để triển lãm. Nhưng mà vấn đề là khi mà mở ra cuộc triển lãm như vậy, tôi chưa nói về chất lượng nội dung, thế nhưng mà nó đã tạo ra một cái cối cho xã hội, công luận quan tâm đến sự kiện lịch sử, nó khơi dậy rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ có thể nói là rất là nóng bỏng trong mấy ngày qua thì cái đấy những người đứng ra tổ chức triển lãm, những người cho phép, họ không đủ khả năng đối phó với tình huống đó.”
Hầu hết những người sau khi đến xem ra về đều cho rằng cuộc triển lãm trưng bày những hình ảnh và hiện vật bị phân tích là làm giả. Một điểm nữa là sự so sách giữa tầng lớp bị cho là địa chủ và dân nghèo trong thời kỳ thập niên 50 của thế kỷ trước và giữa những quan chức và người dân mất đất hiện nay
Đối với khả năng triển lãm Cải cách ruộng đất có thể mở cửa trở lại, thì blogger Nguyễn Hữu Vinh nhận định:
Bị trục trặc âm thanh, cái nọ cái kia để dừng lại triển lãm, nhưng tôi thì không tin những điều đó, bởi vì những điều lý do, dối trá ấy thì tôi gặp thường xuyên nhơn nhản trước mặt tôi như vậy, tôi tin rằng triển lãm đã bị đóng cửa và tôi cũng tin rằng sẽ không được mở lại trong thời gian tới đây.”
Còn nhà Văn Châu Đòan thì có ý kiến:
“Tôi sợ rằng, trong một tương lai gần thì khó. Bởi vì tôi không hiểu mục đích thật người ta mở ra để làm gì? Bởi vì làm thì phải thỏa thích, không có một cái tự do để làm một cách thẳng thắn, đầy đủ được, nhưng làm chỉ một chừng thôi thì không biết được, nhưng về mặt hiệu quả xã hội thì tôi đánh giá rất tốt. Cũng có thể họ sẽ mở lại, và họ có thể họp bàn bạc trong đầu vào cái cách để ứng phó làm sao? Cho dư luận người ta chấp nhận được và nó không gây ra sự bất ổn nào. Tôi nghĩ chuyện ấy vẫn là bình thường.”
Blogger Nguyễn Hữu Vinh tỏ ra gay gắt khi cho rằng đối với những quốc gia tự do thì việc đóng cửa như vậy là không bình thường, không hợp lý, nhưng đối với những quốc chính quyền độc tài như Việt Nam thì là bình thường:
Việc đó không hợp lý, ở những người khác, những nơi khác, ở đất nước khác, nhưng nó rất hợp lý ở một chế độ độc tài khi mà đảng muốn như thế thì điều đó phải được làm, dù vô lý, đi ngược lại luật pháp, vô luật pháp, vô đạo đức, vô luân thì bất cứ một cái gì.”
Triển lãm “Cải cách ruộng đất” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam sau khi mở cửa đã tạo nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ. Hầu hết những người sau khi đến xem ra về đều cho rằng cuộc triển lãm trưng bày những hình ảnh và hiện vật bị phân tích là làm giả. Một điểm nữa là sự so sách giữa tầng lớp bị cho là địa chủ và dân nghèo trong thời kỳ thập niên 50 của thế kỷ trước và giữa những quan chức và người dân mất đất hiện nay.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>