Blogger Phạm Viết Đào
BBC - Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội theo số liệu của cơ quan chức năng có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát được trồng trên gần 3000km đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ.
Hiện trạng cây xanh đa dạng với khoảng 70 loài, trong đó có các cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp, có những cây có khả năng lên tới hàng trăm năm tuổi.
Đặc biệt trên hè phố Hà Nội có nhiều tuyến phố có những cây gỗ sưa cổ thụ có giá từ hàng chục tới hàng trăm tỷ đồng đang là mục tiêu nhóm ngó của bọn “tặc sưa”.
UBND Hà Nội cho biết, trên địa bàn có 3.781 cây sưa được trồng chủ yếu trên các hè phố và nằm rải rác tại 24 quận, huyện. Những cây sưa lớn có giá trị kinh tế cao.
Từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 19 vụ đối tượng cưa trộm cây gỗ sưa đỏ, trong đó quận Đống Đa 4 vụ, Cầu Giấy 4 vụ, Ba Đình 2 vụ, Hoàng Mai 2 vụ, Hoàn Kiếm 1 vụ, Hai Bà Trưng 1 vụ, Tây Hồ 1 vụ, Quốc Oai 4 vụ.
Gỗ sưa đột nhiên có giá từ vài chục năm nay do nhu cầu của người Trung Quốc tăng; giá của gỗ sưa được mua bằng kg, thậm chí những đồ đạc giường ghế đã đóng bằng gỗ sưa đều được người Trung Quốc thu mua tính bằng kg.
Trong thời gian bị tù vừa qua, tôi có dịp sống chung cùng buồng giam với một bạn tù là thợ mộc, quê ở Chàng Sơn, Hà Tây cũ; anh này làm nghề thợ mộc và buôn lậu gỗ sang Trung Quốc.
Anh ta bị tù vì tội đánh bạc nên được xếp ở chung buồng giam với tôi. Anh cho biết: Sỡ dĩ gỗ sưa có giá do nhu cầu của người Trung Quốc tăng đột biến.Nếu đám sưa này nằm trong “quy hoạch” của đám gian thương Trung Quốc thì rất dễ trong chiến dịch “cắt tỉa 6700 cây”, nhân thể “ đắm đò giặt mẹt”, trong số cây đã cỗi, đã già, sâu mọt, cong nghiêng, không đúng chủng loại sẽ có nhiều cây sưa sẽ bị cưa để xuất sang Trung Quốc.
Nếu đám sưa này nằm trong “quy hoạch” của đám gian thương Trung Quốc thì rất dễ trong chiến dịch “cắt tỉa 6700 cây”, nhân thể “ đắm đò giặt mẹt”, trong số cây đã cỗi, đã già, sâu mọt, cong nghiêng, không đúng chủng loại sẽ có nhiều cây sưa sẽ bị cưa để xuất sang Trung Quốc.
Người Trung Quốc bắt đầu chú ý tới gỗ sưa từ những năm 90 thế kỷ trước khi Bắc Kinh cho tu bổ Di Hoà Viên, một công trình văn hoá tiêu biểu tại Bắc Kinh phần lớn được kiến trúc bằng gỗ theo ý chỉ của Từ Hy Thái Hậu.
Khi những người thợ Bắc Kinh dỡ những dãy trường lang dài thì phát hiện loại gỗ sử dụng để xây dựng Phật Hương Các, một toà kiến trúc trong Di Hoà Viên và trường lang đều được lắp dựng bằng gỗ sưa. Đặc điểm gỗ sưa là tuy đã trải hàng trăm năm nhưng màu sắc, chất lượng, hương thơm của nó không thay đổi.
Sau phát hiện này, cây gỗ sưa lên đời tại Trung Quốc và lan sang đến Việt Nam.
Anh bạn tù đã chỉ cho tôi biết những góc đường nào của Hà Nội có những cây gỗ sưa có giá mà anh ta đã từng đến ngắm nghía để chờ cơ hội. Có một số cây rất có giá theo anh cho biết nằm ở góc đường Hoàng Hoa Thám, trong công viên Bách Thảo gần Phủ Thủ tướng. Mấy cây sưa này theo tính toán của đám sưa tặc thì có giá mỗi cây phải trên 300 tỷ VNĐ.
Chính quyền Hà Nội cần tìm biện pháp bảo vệ những cây sưa quý hiếm, cổ thụ trên đường phố Hà Nội không bị triệt hạ trong chiến dịch thảm sát cây xanh vô tiền khoáng hậu này.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, blogger và nhà văn đang sống ở Hà Nội.
No comments :
Post a Comment