Friday, March 27, 2015

Việt Nam là quốc gia 'thiếu minh bạch'

HÀ NỘI (NV) - Kết quả một cuộc khảo sát do tổ chức World Justice Project (WJP) thực hiện cho thấy, Việt Nam đứng hạng 86/102 quốc gia về mức độ minh bạch.
n
 Trước nay, quản lý-phân bổ-sử dụng ngân sách ở Việt Nam vẫn không
được  công khai, thiếu minh bạch nên vừa lãng phí, vừa thiếu hiệu quả.
(Hình: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)

WJP công bố kết quả cuộc khảo sát vừa kể sau khi thăm dò ý kiến dân chúng của 102 quốc gia. Tại Việt Nam, WJP đã thăm dò ý kiến của 1,000 người, cư trú ở Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn.

Dựa trên ý kiến của dân chúng về: Mức độ công khai những thông tin liên quan đến chính quyền và luật pháp, sự đáp ứng quyền được cung cấp thông tin, sự tham gia của các tổ chức dân sự, cơ chế đáp ứng các khiếu nại của dân chúng, WJP tiến hành xếp hạng.

Theo đó, ba quốc gia dẫn đầu về sự minh bạch của chính quyền là: Thụy Điển, New Zealand và Na Uy. Ba quốc gia mà sự minh bạch của chính quyền bị xếp hạng chót là Myanmar, Uzbekistan và Zimbabwe.

Trong bảng xếp hạng vừa kể, Việt Nam xếp thứ 86/102 trên bình diện toàn cầu. Ở bình diện châu Á, sự minh bạch của chính quyền Việt Nam được xếp hạng 11/15. chỉ hơn Trung Quốc, Mã Lai, Campuchia và Myanmar. Trước nay, chính quyền tại Việt Nam phải minh bạch hơn đã là yêu cầu của nhiều người, nhiều giới tại Việt Nam.

Hồi tháng 11 năm ngoái, sáu tổ chức tại Việt Nam từng gửi kiến nghị, yêu cầu minh bạch về ngân sách, đúng vào thời điểm Quốc Hội Việt Nam đang thảo luận, chuẩn bị cho việc thông qua Luật Ngân Sách mới.

Đứng đầu các tổ chức đồng ký tên trong kiến nghị vừa kể là OXFAM Vietnam (chi nhánh của OXFAM - một liên minh của 15 tổ chức quốc tế có chi nhánh tại 98 quốc gia, hoạt động nhằm tìm giải pháp khắc phục nghèo đói, bất công. Những tổ chức còn lại bao gồm: Trung Tâm Hành Động Phát Triển Vì Cộng Đồng (ACDC), Trung Tâm Nâng Cao Năng Lực Cộng Đồng (CECEM), Trung Tâm Phát Triển Và Hội Nhập (CDI), Trung Tâm Hỗ Trợ Giáo Dục Và Nâng Cao Năng Lực Cho Phụ Nữ (CEPEW), Nhóm Hợp Tác Thúc Đẩy Quản Trị Và Cải Cách Hành Chính Công (GPAR).

Kiến nghị vừa kể được cho là có sự hỗ trợ của Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách thuộc Quốc Hội Việt Nam, hoàn tất sau khi đã tham vấn ý kiến của hơn một ngàn người dân và 500 viên chức ở các tỉnh: Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Quảng Trị và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ngoài việc yêu cầu minh bạch về ngân sách, kiến nghị nhấn mạnh rằng, chính quyền Việt Nam cần thực hiện nghĩa vụ giải trình và các biện pháp để dân chúng có thể tham gia vào tiến trình quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách.

Kiến nghị cho rằng, Luật Ngân Sách mới phải minh định về việc công khai ngân sách. Nội dung và cách thức công khai phải giúp dân chúng có thể hiểu để tham gia vào tiến trình quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách. Đặc biệt là phải bảo đảm sự thuận tiện trong việc tiếp cận thông tin.

Sáu tổ chức gửi kiến nghị, đề nghị Luật Ngân Sách mới phải có các quy định cụ thể về quyền tham gia trực tiếp và gián tiếp của dân chúng trong vấn đề phân bổ ngân sách.

Luật Ngân Sách mới cũng cần minh định quyền tham gia giám sát của dân chúng trong việc quản lý, sử dụng ngân sách. Đồng thời phải xác định các hình thức xử lý đối với việc vi phạm nghĩa vụ công khai ngân sách và trách nhiệm giải trình về ngân sách.

Dựa trên kết quả tham vấn ý kiến dân chúng và viên chức, sáu tổ chức soạn - gửi kiến nghị cho rằng, thời gian vừa qua, việc quản lý, sử dụng ngân sách của chính quyền Việt Nam chưa hiệu quả, chưa phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của dân chúng, chưa tạo điều kiện cho dân chúng tham gia vào các hoạt động liên quan đến quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách.

Thông tin về quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách của tất cả các cấp chính quyền còn thiếu minh bạch, chỉ mang tính hình thức. Cách cung cấp thông tin, nội dung thông tin về ngân sách vừa thiếu, vừa khó hiểu.

Qua một cuộc khảo sát mà sáu tổ chức vừa kể thực hiện trong năm ngày trên hai tờ báo điện tử là VietNamNet và VnExpress thì có 95% cho rằng phải công khai dự thảo chi ngân sách ở tất cả các cấp. 96% yêu cầu công khai tất cả các khoản chi thường xuyên. 96% yêu cầu danh mục nợ công.

Bởi thiếu minh bạch, lãng phí trong sử dụng ngân sách vượt ngoài sự tưởng tượng của nhiều người.

Cuối năm 2013, chế độ Hà Nội công bố một thống kê về việc sử dụng ngân sách để đầu tư vào các “dự án trọng điểm.” Theo đó, chỉ trong vòng mười năm, Việt Nam đổ tiền xây 20 cảng biển quốc tế, 22 phi trường (có 8 là phi trường quốc tế), 267 khu công nghiệp (trung bình một tỉnh có 4 khu công nghiệp), 18 khu kinh tế ven biển, 28 khu kinh tế cửa khẩu, 1,757 dự án trong các lãnh vực giao thông, thủy lợi và di dân.

Tổng vốn đầu tư cho tất cả các “dự án trọng điểm” ấy ngốn hết khoảng 444 ngàn tỷ đồng và gần như toàn bộ các “dự án trọng điểm” đều bỏ hoang sau khi hoàn tất. (G.Đ)

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>