Việt Dzũng tên thật là Nguyễn Ngọc Hùng Dũng, là một ca nhạc sĩ nổi tiếng với dòng nhạc tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
Sinh năm 1958, Việt Dzũng có năng khiếu âm nhạc từ thời còn là học sinh trung học Lasan Taberd ở Sài Gòn.
Hiền thê của ông là nhiếp ảnh gia Bébé Hoàng Anh.
Thân phụ của ông là Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long.
Sau biến cô 30/04/1975, ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư.
Ngay những năm đầu tiên tại Mỹ ông tiếp tục sáng tác nhạc và các tác phẩm của ông đã nhanh chóng đi vào lòng người nghe, với những bài hát hướng về quê hương Việt Nam như "Một chút quà cho quê hương", "Lời kinh đêm", "Tình ca cho Nguyễn Thị Sài Gòn".Thân phụ của ông là Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, và mẹ là cựu giáo sư trung học Gia Long.
Sau biến cô 30/04/1975, ông vượt biên tỵ nạn sang đến Singapore rồi sau sang Mỹ định cư.
Ngoài nhạc tranh đấu, Việt Dzũng còn là tác giả của một số bản tình ca.
Tổng cộng ông đã viết hơn 450 bài, một số ra mắt trong hai tập nhạc “Kinh Tỵ nạn” và “Lưu vong khúc”.
Ngoài hoạt động âm nhạc, Việt Dzũng còn tham gia tích cực trong các hoạt động báo chí truyền thông của người Việt Hải Ngoại, đặc biệt là tại vùng Little Saigon, thủ phủ của người Việt tại Hoa Kỳ.
"Những giờ phút cuối của ca nhạc sĩ Việt Dzũng"
Kính thưa quý anh chị và các bạn. Trước hết tôi xin thành thật cám ơn sự thăm hỏi của quý anh chị và các bạn trong những giờ phút vừa qua, và xin phép được trả lời chung qua một vài dòng tâm sự dưới đây:
Sự ra đi bất ngờ của nhạc sĩ Việt Dzũng là một mất mất rất lớn lao đối với tôi khi mà người bạn đồng hành của mình trong suốt hơn 30 năm qua trên con đường văn nghệ, vận động cho nhân quyền và tranh đấu cho tự do, dân chủ là nhạc sĩ Việt Dzũng đã không còn nữa.
Tuy nhiên tôi thương anh ít hơn là thương những người quý mến anh còn ở lại trên cõi đời này, trong đó có tôi. Mặc dù đã phải ra đi ở độ tuổi còn trẻ, nhưng suốt hơn 50 năm qua, Việt Dzũng đã sống thật trọn vẹn và thật ầy đủ với những gì anh muốn làm cùng những điều anh muốn thực hiện. Sống với lý tưởng, với lương tâm và đem tâm sức cùng tài năng của mình để phục vụ cuộc đời.
Nam Lộc – Việt Dzũng bên nhau trên sân khấu và bên nhau ngay cả lúc chia cách giữa tử sinh.
Vì sức khỏe không được tốt cho nên Việt Dzũng cũng đã chuẩn bị tinh thần cho những điều bất trắc có thể xẩy ra. Và có lẽ cũng vì thế nên khi có những biến chuyển về bệnh trạng, anh đã ra đi thật nhanh chóng, thật thản nhiên, chỉ để lại bao đau đớn, xót xa cho những người thương mến anh đang còn sống. Điển hình là chưa đầy 24 tiếng đồng hồ kể từ khi tin về sự ra đi của anh được loan truyền đã gây sự xúc động và bàng hoàng cho rất nhiều người. Hầu như điện thoại, text và email của tôi đã tràn ngập lời nhắn của những người thân hoặc những người chưa bao giờ tôi quen biết. Quý vị đã gọi từ khắp mọi nơi trên thế giới kể cả từ VN với những lời chia sẻ, nhắn gửi chân thành và những giọt nước mắt thiết tha dành cho Việt Dzũng.
Một trong những điều may mắn và hân hạnh trong cuộc đời của tôi, là được đứng bên cạnh một người mà tôi luôn luôn ngưỡng mộ và quý mến từ bao năm qua cũng như được hoạt động cùng anh trong nhiều lãnh vực. Nếu không có Việt Dzũng ở bên cạnh, nếu không có Việt Dzũng cố vấn, an ủi, khuyến khích thì chắc tôi đã không hoàn thành được những gì mà mình muốn và đã thực hiện.
Việt Dzũng đã ra đi, nhưng tinh thần và lý tưởng phục vụ cho tha nhân, cho quê hương đất nước cùng dòng nhạc của anh vẫn còn tồn tại và sẽ sống mãi trong lòng những người thương mến anh.
Tôi chỉ buồn một điều là từ nay sẽ không còn ai chọc phá mình trên sân khấu hay trước mặt khán thính giả nữa. Thằng em tôi nó đang ngủ thật bình yên!
Nam Lộc,
December 21, 2013
Một mùa Giáng Sinh buồn!
Việt Dzũng Nghệ sĩ đấu tranh không tàn tật tâm hồn
Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…”(Việt Dzũng) . Thời tiết mấy tháng nay tại Úc Châu, đang là mùa Hè nhưng nắng mưa, nóng lạnh thay đổi bất chợt, từ nạn cháy rừng đến giông bão chuyển ập đến. Từ khuya thứ Bảy, 21.12.2013, ngoài trời lại chuyễn mưa, điện thoại từ Mỹ gọi sang báo tin cho tôi biết Việt Dzũng đã không còn nữa !. Nhìn qua khung cửa trong đêm vắng lạnh chợt đến, lạnh từ không gian đến tâm hồn cô đơn, những giọt mưa lất phất như tiếng hát của Việt Dzũng vọng về từ cõi mơ hồ nào đó trong bài “Một chút quà cho Quê Hương” với nước mắt đong đầy…nước mắt của Việt Dzũng thương nhớ quê xưa và nước mắt của riêng tôi khi mất thêm một người em, một chiến hữu, trên hành trình còn dang dở một đời tâm nguyện. Em đi đâu rồi, hay vẫn còn đang đứng trước mặt anh với đôi nạng gỗ, thênh thang giữa đất trời, mưa bay… ?
Phong Trào Hưng Ca với Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Tuyết Mai, Tuấn Minh, Đào Trường Phúc, Huỳnh Lương Thiện, Trương Sĩ Lương, Lưu Xuân Bảo… và anh chị em nghệ sĩ đấu tranh đâu rồi, sao vắng lạnh thế này, đêm nay chỉ một mình tôi ? Những đại hội Hưng Ca tại Hoa Thịnh Đốn, những đêm trình diễn lưu vong, sau khi tiếng vỗ tay không còn nữa thì anh em mình ngồi im lặng nhìn nhau, lời Thơ tiếng Hát vọng về đâu, một chút quà hay cả một đời người đang gửi về Quê Hương ? Cánh chim đại bàng trên thân họa mi Nguyệt Ánh, đôi nạng gỗ Việt Dzũng vẫn còn đấy mà, sao ngoài khung cửa lại có tiếng mưa rơi … ? Mưa ngoài trời hay mưa trong lòng tôi ?.
Ngay sau khi đặt chân lên bến bờ tạm dung lưu vong, đất khách quê người, từ đại dương trôi giạt về các nẻo đường đời, vào năm 1978, một đại hội Văn Hóa Việt Nam Hải Ngoại đầu tiên được tổ chức tại Oklahoma, tiểu bang Texas Hoa Kỳ, quy tụ một số quý vị và anh chị em còn rộn lòng thương nhớ cội nguồn, nghĩ cần phải bảo tồn Văn Hóa tại hải ngoại, song hành góp công cùng với Toàn Dân cứu Người và cứu Nước. Tôi từ Úc Châu được một số anh em chiến hữu góp tiền cho vé máy bay qua ngay Hoa Kỳ lần đầu tiên trong đời tỵ nạn để tham dự đại hội. Lại tìm xem ai còn ai mất, những bắt tay vui mừng trong nước mắt. Từ Úc Châu, tôi là người duy nhất bay sang, gặp lại các bạn Đặng Văn Đệ, Vũ Văn Hoa, Nguyễn Hoàng Quân, … anh em trong đảng phái quốc gia một thời, ôm nhau mà dường như vẫn còn hơi muối biển trong lòng. Đêm về, tôi được nằm chung phòng tại tư gia của anh Quân (Đại Việt QDĐ) với một thanh niên “tàn tật”, đặt đôi nạng gỗ bên cạnh và nằm tâm sự cùng tôi về chuyện đời, về mơ ước tương lai, và tôi nhớ lại lời thơ của Vũ Hoàng Chương “tuổi đá, tuổi vàng hay tuổi ngọc – Thương nhau, ai đếm tuổi bao giờ ?”. Tôi tự thấy mình trẻ lại, như cùng chung thế hệ, cùng chung ước mơ, cùng chung thân phận. Người thanh niên khoảng 20 tuổi đó là Việt Dzũng, gọi nhau bằng anh-em như từ tiền kiếp thêm lần hạnh ngộ. Từ những đêm sau đó, sau những ngày sôi nổi họp đại hội, và có cả tiếng hát của Việt Dzũng làm thêm ấm lòng và bùng dậy ước mơ như trở thành hiện thực, chúng tôi đã kết nghĩa tinh thần, dìu nhau bước đi suốt cả mấy chục năm qua, một đời tận hiến, tuy khác lĩnh vực hoạt động nhưng chung một Tấm Lòng.
Sau khi ở tù về, từ biệt giam tại Hà Nội hơn 10 năm, tôi được coi cuốn băng hình về một buổi tập họp đồng hương tại công viên Mile Square Park ở miền Nam Cali, Hoa Kỳ, tôi lại thấy Việt Dzũng đang đứng trên sân khấu ngoài trời, cũng với đôi nạng gỗ, cất tiếng gào to “Cho dù tôi có phải bò về, lết về, tôi cũng sẽ về lại Quê Hương khi không còn cộng sản…”, rồi gửi tiếng hát vào không gian, vào lòng người. Lại có Diễm Chi, Hùng Cường, Huỳnh Công Ánh và nhiều anh chị em nghệ sĩ đấu tranh khác nữa, thân tù mới trở lại tự do ngồi im lặng nghe nhìn mà chảy nước mắt lúc nào không hay, cứ tưởng rằng đời mình đã cạn khô dòng lệ. Tôi lại nhớ có lần tôi đã bị tra tấn trong tù vì những cái tên thân quen, thương nhau và đồng hành tự một thuở nào thủy chung. Người cộng sản đã tra tấn tôi để khai thác về sự liên hệ giữa tôi với những “tên biệt kích văn nghệ nước ngoài : Nguyệt Ánh, Việt Dzũng, Hùng Cường”, tại sao lại phát động phong trào văn nghệ “phản động, chống đối cách mạng”, kế hoạch mật kín bên trong thế nào… ?! Vết thương tuy có làm đau thân xác kiệt quệ nhưng tận đáy tâm hồn của tôi như có tiếng cười hãnh diện về những người anh chị em đang đứng thênh thang giữa đất trời lưu vong mà cất cao tiếng hát đấu tranh. Tôi tự coi như những trận đòn thù đó là phần thưởng tinh thần mà các anh chị em văn nghệ đấu tranh đã cho đời tôi vì được nhận làm huynh-đệ thâm tình. Tôi quay lại cuộn băng hình, nhìn thấy Việt Dzũng đứng trên sân khấu thô sơ, với đôi nạng gỗ, không có ánh đèn màu và trang sức hợp thời, nhưng sao ngạo nghễ như đang bắn từng viên đạn đúc bằng máu tim vào thành trì vô đạo phi nhân để giành lại Nhân Quyền cùng với Toàn Dân. Lại xin một lần nữa Tạ Ơn. Ước gì những người dân cùng chung nòi giống bên kia bờ đại dương, ước gì những tấm thân quằn quại trong đáy vực ngục tù cộng sản, nghe được tiếng vọng của những lời ca này để thấy thêm đời đáng sống, cho dù dưới tận cùng đáy ngục. Rồi tất cả sẽ vươn lên, nhất định. Hưng Ca đã và đang góp công vào Hưng Quốc, và bóng dáng của Việt Dzũng vẫn còn đây cùng với những Tấm Lòng chân chính tận hiến đời người để hồi sinh Dân Tộc.
Rồi từ đó, suốt những tháng năm ra khỏi ngục tù, tôi lại được hạnh phúc cùng anh chị em nghệ sĩ đấu tranh gặp mặt, góp sức, bằng tiếng lòng, Thi-Ca, trên nhiều nẻo đường năm châu. Tôi vẫn còn nghe tiếng nói nhẹ nhàng nhưng đầy ân tình của Việt Dzũng mỗi lần gặp nhau, ôm tôi : “Anh có khỏe không ? Ông già trông vẫn còn ngon cơm lắm mà, lo gì !”. Khói thuốc lại tỏa mịt mùng qua tiếng cười vang. Trong tiếng cười, dường như anh-em chúng tôi có thấy thấp thoáng những nét “cô đơn” trên bức tranh đời riêng cũng như chung, tâm nguyện vẫn sắt son mà sao quá gian nan với nhiều ngọn dáo vụt đến không ngờ.
“Me đặt tên con, Nguyễn Thị Sai-Gon”… (Việt Dzũng). Mới đây, trong năm 2013, từ Hoa Kỳ sang công tác tại Úc Châu, Việt Dzũng có đến thăm tôi tại nhà, đồng thời gặp mặt thân mật một số anh em cùng chung Lý Tưởng đấu tranh. Sau khi chúng tôi đồng thắp nhang cầu nguyện trước bàn thờ Quốc Tổ được thiết lập tại nhà tôi từ bao năm qua, Việt Dzũng có nói : “Xin cám ơn anh đã cho em những phút giây thực sự xúc động khi nguyện cầu Quốc Tổ hôm nay, em thấy rõ cội nguồn trước mắt, tâm linh như được hòa tan vào cùng mệnh Nước…”. Và, Việt Dzũng thì thầm hát nhẹ “… Nguyễn thị Sai-Gon…Lê thị Hy Vọng…”, đưa hơi thở và lời ca nhập vào hồn tôi, xao xuyến, chập chùng, tưởng chừng như đang có bàn tay nào vời níu quê hương…Rồi cũng mới đây, tháng 8 năm 2013, tại Little Saigon, Nam Cali, Việt Dzũng đã chống nạng đến trong chiều sinh hoạt đấu tranh của tôi, phát biểu những lời tâm huyết, cùng với tiếng hát của Tuấn Minh trong bài thơ Nước Trôi Mồ Mẹ của tôi do Nguyệt Ánh phổ nhạc. Anh em lại cầm tay nhau, chẳng muốn rời xa…Hẹn ngày gặp lại trên một nẻo đường nào đó trong đời còn lại, và nhất định sẽ cùng nhau quỳ hôn từng mảnh đất Quê Hương, một ngày…
Từng giọt mưa nhẹ đang rơi ngoài mái hiên sau nhà giữa khuya vắng lạnh, tôi vẫn còn nghe tiếng hát trầm bổng chao lòng của Việt Dzũng “Gửi về Việt Nam nước mắt đong đầy…”, rồi chợt vang lên dường như tiếng thét “Đòi trả ta sông núi”… Việt Dzũng vẫn còn đứng đấy, tôi đang vịn vào nạng gỗ thân yêu của một người em kết nghĩa, một chiến hữu thủy chung, để đứng dậy và viết tiếp những dòng chữ này…không còn nước mắt. Tạm biệt EM, NGUYỄN NGỌC HÙNG DŨNG !.
Võ Đại Tôn
Đêm thứ Bảy 21.12.2013
Úc Châu.
Giống như mọi người đều nói anh là nhân tài, là một người có tấm lòng với quê hương, dân tộc, là một nhạc sĩ, nghệ sĩ đa tài được tất cả các anh chị em ca sĩ hải ngoại yêu thích, bởi thế sự ra đi của anh rõ ràng là một mất mát quá lớn cho thế giới ca nhạc hải ngoại.
Thế Sơn: Cho đến giờ này, mặc dù đã qua mấy ngày rồi, nhưng trong suy nghĩ của tôi vẫn chưa muốn chấp nhận tin anh Việt Dzũng mất là sự thật... Lúc nhận được tin anh qua đời bất ngờ, tôi cứ tưởng đó là tin 'cá tháng tư', nhưng rồi tin tức từ đài truyền hình, truyền thanh, và báo chí cũng như mọi người đều khẳng định anh đã bỏ chúng ta ra đi thật, lúc đó tim tôi đau nhói, cảm giác như mình vừa mất một người rất thân trong đời sống.
Tôi sẽ đến viếng, thắp hương cho anh và dĩ nhiên đến tiễn đưa anh lần cuối trong ngày an táng...
Nguyên Khang: Tôi rất bất ngờ khi nhận tin anh Việt Dzũng mất, mặc dù biết anh bị bệnh từ lâu, 4 van tim của anh đều bị thay hết, tôi vẫn gặp anh trong đài SBTN, và có nhiều lần nói chuyện với anh, và thấy anh dạo sau này mệt nhiều, lúc gần đây anh Việt Dzũng không còn nhận những chuyến bay đi show xa nữa, những lúc anh em gặp nhau trong đài, tôi vẫn nói với anh Dzũng 'Anh ráng giữ gìn sức khỏe' và anh chỉ cười cười thôi chứ chẳng bao giờ nói gì cả.
Lúc nhận được tin tôi mất hồn luôn vì nghĩ sao anh đi sớm vậy? Mặc dù biết rằng người bị bệnh tim thì có thể chết bất cứ lúc nào, nhưng với anh, chuyến đi này quá sớm!
Buổi sáng Thứ Sáu, tôi đang đi show ở xa, nhận được tin báo từ Diễm Liên hỏi tôi biết gì không? Tôi trả lời lại: “Chuyện gì?” và sau đó Diễm Liên cho biết anh Việt Dzũng mất rồi.
Ðúng là một cú sốc quá lớn trong giới nghệ sĩ, đối với tôi có rất nhiều yêu thương, kính trọng dành cho anh, bởi vậy người ta nói chỉ có khi mình chết mới biết có bao nhiêu người yêu thương mình.
Trần Thái Hòa: Tôi còn nhớ lúc 11 giờ sáng ngày 20 Tháng Mười Hai, tôi đang đứng trước cửa nhà cùng với vài người thợ để chuẩn bị sửa chữa nhà cửa thì nhận được tin nhắn từ ca sĩ Thiên Kim là anh Việt Dzũng mất rồi, sau khi đọc xong tin nhắn đó, tôi mới lấy điện thoại gọi lại cho Thiên Kim để hỏi rõ chuyện như thế nào thì biết được đó là sự thật.
Cảm nhận của tôi lúc đó là sự hụt hẫng, mất mát ghê lắm, vì chỉ mới vài ngày trước anh Việt Dzũng còn gọi về chuyện anh giới thiệu show cho tôi.
Mặc dù tôi đang làm cho Trung Tâm Thúy Nga, và anh Việt Dzũng làm cho Trung Tâm Asia, thế nhưng giữa hai anh em chúng tôi vẫn có một tình thân rất gần, bởi vậy như tôi nói cách đây vài ngày anh Việt Dzũng gọi cho tôi về chuyện đi hát nhưng tôi trả lời là ngày đó, tháng đó tôi bị kẹt show rồi, hẹn anh dịp khác sẽ gặp nhau, không ngờ đó là lần nói chuyện cuối cùng giữa tôi và anh.
Thỉnh thoảng tôi và anh Việt Dzũng cũng có cơ hội làm việc chung với nhau, nhất là trong những chương trình nhạc từ thiện cho chùa, nhà thờ hay cộng đồng khắp nơi trên nước Mỹ, và gần đây nhất là chương trình đại nhạc hội ‘Cám Ơn Anh’.
Giữa tôi và anh Việt Dzũng rất hợp với nhau trong sự suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến nhân quyền, tự do tại Việt Nam, bởi vậy chúng tôi vẫn trao đổi, nói chuyện nhiều về những đề tài ấy.
Nghệ sĩ Nguyễn Ðức Ðạt: Tôi nghe rất nhiều đài radio cũng như trên các đài TV. Ðài nào, báo nào cũng nhắc đến tên của anh Việt Dzũng như một người tài ba, được mọi người thương yêu, nhưng chưa có ai nhắc đến chuyện anh là người khuyết tật bởi vì thật sự cả cuộc đời làm việc, cống hiến cho đời của anh được ví một con người lành lặn, khỏe mạnh, và tôi nghĩ đó là điều hạnh phúc nhất của anh.
Riêng tôi, được vinh hạnh đã từng làm việc chung với anh trong một số chương trình, và anh em chúng tôi đã có cơ hội nói chuyện, tâm sự nhiều với nhau...
Nhìn tấm gương của anh Việt Dzũng, tôi mong muốn từ đây về sau xin mọi người đừng gọi tôi là nghệ sĩ khuyết tật Nguyễn Ðức Ðạt mà hãy gọi tôi đơn giản là người nghệ sĩ, ca sĩ giống như mọi người đã từng trân trọng gọi anh Việt Dzũng vậy.
Thành Lễ: Rất đau buồn trước tin anh Việt Dzũng ra đi, anh là ân nhân của nhóm Ngọc Trong Tim, anh đã từng xuất hiện trong hai tác phẩm DVD của Ngọc Trong Tim...
Tôi đang cố gắng dàn xếp chuyến bay để được ở lại dự đám tang của anh, và đưa tiễn anh lần cuối cùng.
Thanh Hà: Việt Dzũng mất đi để lại sự mất mát lớn cho người Việt hải ngoại bởi vì anh là người luôn dấn thân trong tất cả mọi cuộc đấu tranh, anh thật sự là người Việt yêu nước chân chính.
Ðối với giới nghệ sĩ, Việt Dzũng là một người có rất nhiều tài năng, từ sáng tác đến ca hát rồi điều khiển chương trình...
Sự ra đi mãi mãi của anh mang đến cho hầu hết những anh chị em nghệ sĩ tại hải ngoại sự hụt hẫng và đau buồn vô hạn.
Hà Thanh Xuân: Thật là cú sốc quá lớn đối với tất cả các anh chị em nghệ sĩ, mặc dù biết tình hình sức khỏe của anh Việt Dzũng không được tốt, nhưng đến khi nhận tin anh mất ai cũng thẫn thờ...
Riêng tôi, trước tin anh Việt Dzũng không còn nữa, tôi chợt hiểu được một điều đời sống này ngắn ngủi lắm, hãy sống với nhau thật tốt để ngày mai ra đi mình sẽ không còn gì để hối tiếc.
Kỷ niệm cuối cùng của tôi với anh đó là chuyến đi diễn tại Philadelphia hôm Tháng Mười Một, dịp lễ Tạ Ơn, show nhạc đó bên phía Asia chỉ có hai anh em là tôi và anh Việt Dzũng, còn lại là những ca sĩ của các trung tâm khác.
Ngọc Hạ: Chỉ mới vài ngày trước đó tôi còn đi show chung với anh trong một chương trình hát cho cộng đồng, hai anh em gặp nhau cười giỡn dữ lắm, vậy mà vài ngày hôm sau nghe hung tin anh ra đi mãi mãi.
Chuyến đi này của anh để lại cho mọi người nhiều nhớ thương và luyến tiếc vì anh là một người đa tài, tinh thần yêu nước cao và lúc nào cũng thương cho đồng bào mình bên kia.
Trong lãnh vực ca nhạc, anh không chỉ là đồng nghiệp của chúng tôi mà anh còn là một người anh luôn luôn giúp đỡ cho đàn em khi cần.
Ngày được tin anh mất cũng là hôm tôi bận tíu tít chuẩn bị cho show nhạc sắp tới của mình, vậy mà lúc nhận được tin, thiệt tình tôi không còn đầu óc đâu để lo công việc nữa, mọi việc như cuốn phim quay chậm, phim cứ chiếu đi tới mà không trở ngược lại được.
Bây giờ ngồi đây nhớ về anh mà tưởng chừng còn nghe tiếng nói của anh đâu đó.
Y Phương: Rất buồn khi nhắc đến chuyện anh Việt Dzũng đã không còn bên chúng ta, mọi chuyện xảy ra giống như trong giấc mơ, cơn ác mộng thì đúng hơn.
Anh ra đi mà không hẹn ngày về, anh Việt Dzũng mất đi là một mất mát lớn cho đài SBTN, cho Trung Tâm Asia, và cho những anh chị em ca nghệ sĩ hải ngoại hôm nay.
Ca sĩ, nghệ sĩ tiếc thương Việt Dzũng
Ðức Tuấn/Người Việt
Giới nghệ sĩ Việt Nam hải ngoại nhận được tin buồn ca nhạc sĩ Việt Dzũng qua đời, trong nỗi mất mát lớn đó, một số anh chị em ca sĩ chia sẻ cảm xúc của họ trước sự ra đi đột ngột của anh.
Nụ cười Việt Dzũng. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) |
Khánh Ly: Năm 1979, Việt Dzũng trao cho tôi ba bài hát do anh sáng tác, và cả ba nhạc phẩm ấy cho đến bây giờ đều trở thành những ca khúc được tất cả mọi người dân tại hải ngoại yêu thích: Lời Kinh Ðêm, Chút Quà Cho Quê Hương, Tôi Muốn Mời Em Về.
Thành ra nếu trong cuộc đời này mình thấy ai vắng mặt cũng đã là chuyện buồn, thì đừng nói chi một người mình đã từng quen biết, một người được rất nhiều tình thương, sự trân quý trong cuộc sống.
Trước sự mất mát như thế, nói gì cũng là vô nghĩa, chỉ có thể sự im lặng để nhớ nhau thôi, như anh Trịnh Công Sơn nói chắc chắn không ai mong mỏi được đến trong cuộc đời này, và ngay cả với những người đã ra đi mãi mãi cũng sẽ không quên, họ được những người ở lại đây ôm giữ mãi hình ảnh trong lòng đó mới là điều quan trọng, không cần biết lúc sống người ấy có làm gì hay không?
Lệ Thu: Tình thân giữa tôi và Việt Dzũng sâu đậm như thế nào à? Tôi không biết phải diễn tả ra sao, chỉ biết mỗi lần gặp nhau là hai chị em đều ôm lấy nhau, cứ như những người trong gia đình đã lâu không gặp vậy... Tôi đau buồn khi nhận được tin Việt Dzũng ra đi mãi mãi.Thành ra nếu trong cuộc đời này mình thấy ai vắng mặt cũng đã là chuyện buồn, thì đừng nói chi một người mình đã từng quen biết, một người được rất nhiều tình thương, sự trân quý trong cuộc sống.
Trước sự mất mát như thế, nói gì cũng là vô nghĩa, chỉ có thể sự im lặng để nhớ nhau thôi, như anh Trịnh Công Sơn nói chắc chắn không ai mong mỏi được đến trong cuộc đời này, và ngay cả với những người đã ra đi mãi mãi cũng sẽ không quên, họ được những người ở lại đây ôm giữ mãi hình ảnh trong lòng đó mới là điều quan trọng, không cần biết lúc sống người ấy có làm gì hay không?
Giống như mọi người đều nói anh là nhân tài, là một người có tấm lòng với quê hương, dân tộc, là một nhạc sĩ, nghệ sĩ đa tài được tất cả các anh chị em ca sĩ hải ngoại yêu thích, bởi thế sự ra đi của anh rõ ràng là một mất mát quá lớn cho thế giới ca nhạc hải ngoại.
Thế Sơn: Cho đến giờ này, mặc dù đã qua mấy ngày rồi, nhưng trong suy nghĩ của tôi vẫn chưa muốn chấp nhận tin anh Việt Dzũng mất là sự thật... Lúc nhận được tin anh qua đời bất ngờ, tôi cứ tưởng đó là tin 'cá tháng tư', nhưng rồi tin tức từ đài truyền hình, truyền thanh, và báo chí cũng như mọi người đều khẳng định anh đã bỏ chúng ta ra đi thật, lúc đó tim tôi đau nhói, cảm giác như mình vừa mất một người rất thân trong đời sống.
Tôi sẽ đến viếng, thắp hương cho anh và dĩ nhiên đến tiễn đưa anh lần cuối trong ngày an táng...
Nguyên Khang: Tôi rất bất ngờ khi nhận tin anh Việt Dzũng mất, mặc dù biết anh bị bệnh từ lâu, 4 van tim của anh đều bị thay hết, tôi vẫn gặp anh trong đài SBTN, và có nhiều lần nói chuyện với anh, và thấy anh dạo sau này mệt nhiều, lúc gần đây anh Việt Dzũng không còn nhận những chuyến bay đi show xa nữa, những lúc anh em gặp nhau trong đài, tôi vẫn nói với anh Dzũng 'Anh ráng giữ gìn sức khỏe' và anh chỉ cười cười thôi chứ chẳng bao giờ nói gì cả.
Lúc nhận được tin tôi mất hồn luôn vì nghĩ sao anh đi sớm vậy? Mặc dù biết rằng người bị bệnh tim thì có thể chết bất cứ lúc nào, nhưng với anh, chuyến đi này quá sớm!
Buổi sáng Thứ Sáu, tôi đang đi show ở xa, nhận được tin báo từ Diễm Liên hỏi tôi biết gì không? Tôi trả lời lại: “Chuyện gì?” và sau đó Diễm Liên cho biết anh Việt Dzũng mất rồi.
Ðúng là một cú sốc quá lớn trong giới nghệ sĩ, đối với tôi có rất nhiều yêu thương, kính trọng dành cho anh, bởi vậy người ta nói chỉ có khi mình chết mới biết có bao nhiêu người yêu thương mình.
Trần Thái Hòa: Tôi còn nhớ lúc 11 giờ sáng ngày 20 Tháng Mười Hai, tôi đang đứng trước cửa nhà cùng với vài người thợ để chuẩn bị sửa chữa nhà cửa thì nhận được tin nhắn từ ca sĩ Thiên Kim là anh Việt Dzũng mất rồi, sau khi đọc xong tin nhắn đó, tôi mới lấy điện thoại gọi lại cho Thiên Kim để hỏi rõ chuyện như thế nào thì biết được đó là sự thật.
Cảm nhận của tôi lúc đó là sự hụt hẫng, mất mát ghê lắm, vì chỉ mới vài ngày trước anh Việt Dzũng còn gọi về chuyện anh giới thiệu show cho tôi.
Mặc dù tôi đang làm cho Trung Tâm Thúy Nga, và anh Việt Dzũng làm cho Trung Tâm Asia, thế nhưng giữa hai anh em chúng tôi vẫn có một tình thân rất gần, bởi vậy như tôi nói cách đây vài ngày anh Việt Dzũng gọi cho tôi về chuyện đi hát nhưng tôi trả lời là ngày đó, tháng đó tôi bị kẹt show rồi, hẹn anh dịp khác sẽ gặp nhau, không ngờ đó là lần nói chuyện cuối cùng giữa tôi và anh.
Thỉnh thoảng tôi và anh Việt Dzũng cũng có cơ hội làm việc chung với nhau, nhất là trong những chương trình nhạc từ thiện cho chùa, nhà thờ hay cộng đồng khắp nơi trên nước Mỹ, và gần đây nhất là chương trình đại nhạc hội ‘Cám Ơn Anh’.
Giữa tôi và anh Việt Dzũng rất hợp với nhau trong sự suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến nhân quyền, tự do tại Việt Nam, bởi vậy chúng tôi vẫn trao đổi, nói chuyện nhiều về những đề tài ấy.
Nghệ sĩ Nguyễn Ðức Ðạt: Tôi nghe rất nhiều đài radio cũng như trên các đài TV. Ðài nào, báo nào cũng nhắc đến tên của anh Việt Dzũng như một người tài ba, được mọi người thương yêu, nhưng chưa có ai nhắc đến chuyện anh là người khuyết tật bởi vì thật sự cả cuộc đời làm việc, cống hiến cho đời của anh được ví một con người lành lặn, khỏe mạnh, và tôi nghĩ đó là điều hạnh phúc nhất của anh.
Riêng tôi, được vinh hạnh đã từng làm việc chung với anh trong một số chương trình, và anh em chúng tôi đã có cơ hội nói chuyện, tâm sự nhiều với nhau...
Nhìn tấm gương của anh Việt Dzũng, tôi mong muốn từ đây về sau xin mọi người đừng gọi tôi là nghệ sĩ khuyết tật Nguyễn Ðức Ðạt mà hãy gọi tôi đơn giản là người nghệ sĩ, ca sĩ giống như mọi người đã từng trân trọng gọi anh Việt Dzũng vậy.
Thành Lễ: Rất đau buồn trước tin anh Việt Dzũng ra đi, anh là ân nhân của nhóm Ngọc Trong Tim, anh đã từng xuất hiện trong hai tác phẩm DVD của Ngọc Trong Tim...
Tôi đang cố gắng dàn xếp chuyến bay để được ở lại dự đám tang của anh, và đưa tiễn anh lần cuối cùng.
Thanh Hà: Việt Dzũng mất đi để lại sự mất mát lớn cho người Việt hải ngoại bởi vì anh là người luôn dấn thân trong tất cả mọi cuộc đấu tranh, anh thật sự là người Việt yêu nước chân chính.
Ðối với giới nghệ sĩ, Việt Dzũng là một người có rất nhiều tài năng, từ sáng tác đến ca hát rồi điều khiển chương trình...
Sự ra đi mãi mãi của anh mang đến cho hầu hết những anh chị em nghệ sĩ tại hải ngoại sự hụt hẫng và đau buồn vô hạn.
Hà Thanh Xuân: Thật là cú sốc quá lớn đối với tất cả các anh chị em nghệ sĩ, mặc dù biết tình hình sức khỏe của anh Việt Dzũng không được tốt, nhưng đến khi nhận tin anh mất ai cũng thẫn thờ...
Riêng tôi, trước tin anh Việt Dzũng không còn nữa, tôi chợt hiểu được một điều đời sống này ngắn ngủi lắm, hãy sống với nhau thật tốt để ngày mai ra đi mình sẽ không còn gì để hối tiếc.
Kỷ niệm cuối cùng của tôi với anh đó là chuyến đi diễn tại Philadelphia hôm Tháng Mười Một, dịp lễ Tạ Ơn, show nhạc đó bên phía Asia chỉ có hai anh em là tôi và anh Việt Dzũng, còn lại là những ca sĩ của các trung tâm khác.
Ngọc Hạ: Chỉ mới vài ngày trước đó tôi còn đi show chung với anh trong một chương trình hát cho cộng đồng, hai anh em gặp nhau cười giỡn dữ lắm, vậy mà vài ngày hôm sau nghe hung tin anh ra đi mãi mãi.
Chuyến đi này của anh để lại cho mọi người nhiều nhớ thương và luyến tiếc vì anh là một người đa tài, tinh thần yêu nước cao và lúc nào cũng thương cho đồng bào mình bên kia.
Trong lãnh vực ca nhạc, anh không chỉ là đồng nghiệp của chúng tôi mà anh còn là một người anh luôn luôn giúp đỡ cho đàn em khi cần.
Ngày được tin anh mất cũng là hôm tôi bận tíu tít chuẩn bị cho show nhạc sắp tới của mình, vậy mà lúc nhận được tin, thiệt tình tôi không còn đầu óc đâu để lo công việc nữa, mọi việc như cuốn phim quay chậm, phim cứ chiếu đi tới mà không trở ngược lại được.
Bây giờ ngồi đây nhớ về anh mà tưởng chừng còn nghe tiếng nói của anh đâu đó.
Y Phương: Rất buồn khi nhắc đến chuyện anh Việt Dzũng đã không còn bên chúng ta, mọi chuyện xảy ra giống như trong giấc mơ, cơn ác mộng thì đúng hơn.
Anh ra đi mà không hẹn ngày về, anh Việt Dzũng mất đi là một mất mát lớn cho đài SBTN, cho Trung Tâm Asia, và cho những anh chị em ca nghệ sĩ hải ngoại hôm nay.
• Người ta biết gì về MC Việt Dzũng?
Những bài hát bất hủ đặc sắc nhất. Chỉ có tại đây: nhac cho dac sac
ReplyDeleteGiới thiệu du an an binh city
ReplyDeleteDự án mới flc star tower hà đông
Giới thiệu an bình city cổ nhuế cổ nhuế