Một nghệ nhân mang những bức tượng bán thân của ông Hồ Chí Minh hôm 07/5/2013,AFP photo |
Việt Nam lại sôi nổi kỷ niệm ngày sinh ông Hồ Chí Minh, với các dòng tin ngay trang đầu của các tờ báo lớn vào ngày 19/5, ngày được chính thức xem là ngày sinh của ông. Năm nay có vẻ sôi nổi hơn nữa với một nhóm thiếu niên Hải Phòng mặc quần áo thời trang nhất của mình diễu hành và chụp ảnh trên đường phố với các tờ giấy in ca ngợi ông Hồ trong tay, chỉ có một sơ suất nhỏ là thay vì ghi năm sinh của ông như tài liệu chính thống là năm 1890 lại ghi thành 1840.
Ông Hồ Chí Minh là người thành lập đảng cộng sản Việt Nam, và dẫn dắt đảng này đến ngôi vị cầm quyền độc tôn ở Việt Nam hiện nay. Ông cũng là một nhân vật rất tích cực của Đệ tam quốc tế tức là quốc tế cộng sản, ngay từ những năm 30 của thế kỷ trước. Ông không viết hồi ký về những điều ông đã làm, nhưng có một quyển sách ca ngợi ông tên là “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” được lưu hành rộng rãi ở Việt Nam của tác giả Trần Dân Tiên, mà theo những tiêt lộ gần đây thì cũng chính là ông.
Ông mất cách đây đã lâu, hồi năm 1969, ông đã thành lịch sử, nhưng không như những nhân vật lịch sử và chính trị Việt Nam trước thế kỷ hai mươi, ông Hồ vẫn không được nhìn nhận giống nhau bởi tòan bộ người Việt Nam. Có những người mắng chửi ông thậm tệ, nhiều người khác lại đúc tượng, đặt tên thành phố, xây lăng, tôn vinh ông không hết lời, thậm chí những người này còn thay đổi cả ngôn ngữ tiếng Việt khi họ dùng đại từ nhân xưng Bác để mọi người gọi ông, từ người già đến trẻ em mẫu giáo kém ông hàng trăm tuổi.
Trong thời gian khỏang mười năm trở lại đây, hệ thống truyền thông và giáo dục Việt Nam phát động một phong trào gọi là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.” Tất cả các trường đại học đều bắt buộc phải đưa vào một môn học tên là “Tư tuởng Hồ chí Minh”, mặc dù ngay chính ông cũng đã từng phát biểu ông chỉ là người thực tiễn chứ không phải là nhà tư tưởng.
Giới trẻ nghĩ về HCM
Một bạn trẻ 28 tuổi, ở Bắc Ninh, trả lời báo Vietweekly về quan niệm của bạn ấy về ông Hồ Chí Minh như sau,“Đối với em thì ngoài tình yêu cha mẹ và dân tộc tình yêu đối với Bác cũng rất là lớn. Nhiều người cho Bác là thần thánh, nhưng theo em thì để làm được những điều như Bác đã làm thì Bác còn hơn cả thánh thần.”
Một bạn trẻ khác tại Sài gòn, vừa tốt nghiệp đại học thì dường như không chú ý đến ông Hồ lắm. Khi được hỏi là bạn ấy đã học được điều gì từ môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh thì bạn ấy nói,
“Em chẳng nhớ là học cái gì, nói chung học cho có, cho qua chuyện. Còn nếu nói đạo đức làm người thì nó phải khác chứ không phải như vậy.”
Học trò trung học ở Hà Nội mùa bế giảng. RFA photo |
Theo nhà văn Thùy Linh ở Hà Nội,
“Những đạo trường tồn thì đâu cần tuyên truyền. Những kiểu tuyên truyền như thế không có tác dụng với cuộc sống đâu. Có thể là nó phù hợp với một xã hội mê tín nhưng vô đạo.”
Có lẽ trong những năm gần đây, cùng với sự sa sút của nền kinh tế, sự tham nhũng ngày càng lớn của các quan chức mà tuyệt đại đa số là các đảng viên đảng cộng sản, đảng cộng sản Việt Nam cần một hình ảnh cũ nhưng được làm mới lại, đó là ông Hồ Chí Minh. Dịch giả Phạm Nguyên Trường, người được giải dịch thuật Phan Chu Trinh vừa qua cho rằng,
“Đảng Cộng sản không còn qui tụ nhân dân được nữa nên cần hình ảnh ông Hồ Chí Minh như thế.
Cụ Hồ Chí Minh là một chính trị gia giỏi, nhưng vai trò của ông cụ đó đối với nước Việt Nam cần được xem xét lại, khi mà ngay sau khi đảng của ông lên cầm quyền ở miền Bắc Việt Nam thì đã có hai triệu người bỏ vào Nam, và khi đảng ấy cầm quyền trên tòan bộ lãnh thổ quốc gia thì có thêm hàng triệu người nữa bỏ nước ra đi.
Và quan trọng nữa là vì người ta đã quá sùng bái nên việc đánh giá lại là quan trọng.”
Có vẻ như để giải quyết nhiều vấn nạn hiện tại của đất nước, đảng cộng sản cầm quyền lại muốn dựng nên một giải pháp mà có thể nó lại là một vấn nạn mới. Đó là nạn sùng bái cá nhân. Trong xã hội lòai người hiện đại của thế kỷ 20, sùng bái cá nhân không là hiện tượng lạ ở các quốc gia cộng sản. Từ Lenin, Stalin, Ceaucescu, Mao cho đến gia tộc họ Kim ở Bình Nhưỡng, và không xã hội nào dẫn đến một sự hài hòa, phát triển.
Theo dịch giả Phạm Nguyên Trường, sùng bái cá nhân luôn có hại, nó dẫn đến sự không suy xét. Từ thời kỳ khai sáng đến nay, xã hội lòai người phát triển dựa trên sự suy nghĩ như câu nói của Pascal, rằng con người là những cây sậy biết suy nghĩ. Có thể mượn lời của ông Phạm Nguyên Trường thay cho lời kết, giải pháp không phải là một thần tượng, mà là Khai dân trí chấn dân khí như cụ Phan Chu Trinh đề ra cách nay hơn trăm năm.
Chắc chắn không cần thần tượng Hồ Chí Minh rồi.
ReplyDeleteNhìn Bác hôn miệng các cháu mà thấy sợ luôn vì không biết bác có đánh răng không nữa và đánh răng mấy lần một tháng? Eo ơi! tội cho các cháu bị hôn quá! :-)
Đồng ý 100% với bác Dan Tynan.
DeleteBác Hồ thì cả đời chưa bao giờ đánh răng, nghe đồn là miệng bác rất hôi rất khắm, đôi khi lại thấy có dòi từ miệng ngoi ra đó.