Cuốn Đèn Cù đưa ra nhiều chi tiết mới gợi ý 'thâm cung bí sử' về lãnh tụ và Đảng CS Việt Nam.
BBC - Tác giả cuốn tự truyện 'Đèn Cù' nói với BBC lúc đầu ông đã 'rất mến' ông Hồ Chí Minh, trước khi vị cố Chủ tịch của Việt Nam thay đổi 'lập trường' và ngả theo ông Lê Duẩn cùng các lãnh đạo lớp đàn em.
Trao đổi với BBC, nhà văn Trần Đĩnh, một cây bút từng viết cho các tờ Sự Thật, Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, nói:
"Ông Hồ mà tôi đi theo thì lúc đầu tôi rất mến ông ấy, nhưng mà cuối cùng tôi nói thật tôi tâm sự là 'thất tình' trong quyển ấy."
Nhà văn giải thích lý do làm ông 'thất vọng' với vị cựu lãnh tụ cộng sản.
"Bởi vì tôi thấy cuối cùng ông Hồ thua ông Lê Duẩn. Ở ngoài cuộc rất khó hiểu. Mới đầu hội nghị Trung ương lần thứ 9, tức là Hội nghị Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư bắt đầu ngả theo đường lối Trung Quốc để đánh, phát động chiến tranh.
"Thì lúc đầu cụ Hồ, ông Hồ ông không tán thành. Cụ Hồ không biểu quyết mà đó bắt đầu bi kịch của cụ.
"Nhưng mà tôi đinh ninh cụ phải là người kiên cường đấu tranh chống lại, thì cụ không."
Người từng được giao chấp bút tiểu sử chính thức hay các dự án hồi ký, tự truyện của nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản, trong đó có cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải thích thêm về quan điểm riêng của ông về cố lãnh tụ.
"Thực ra đối với con người, tôi không có gì gọi là ác cảm, không có chuyện gì đâu, nhưng vấn đề bắt đầu là khi đứng trước những cái lớn, tôi đinh ninh cụ sẽ là người đứng ra cầm trịch, thì cuối cùng cụ cũng để cho bị ông Lê Duẩn ông kéo theo."
Vẫn theo tác giả Đèn Cù, một số lãnh tụ khác của Đảng Cộng sản, như ông Trường Chinh, cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản VN, cũng 'ngả' lập trường như trường hợp của cố Chủ tịch Việt Nam.
Ông Trần Đĩnh nói thêm: "Ông Trường Chinh rủ tôi đi viết hồi ký cho ông ấy, mà lúc bấy giờ tôi quan niệm ông ấy viết hồi ký là ông ấy định tập hợp lực lượng, ông ấy không bằng lòng ngả theo Trung Quốc.
"Cuối cùng ông ấy chính ông ấy lại là người tán thành Trung Quốc đúng. Tôi cũng lại dứt tình với ông Trường Chinh."
'Thâm cung bí sử'
"Tôi sống lúc ấy thì tôi biết chứ, ví dụ như chuyện Cụ có những cái này, cái nọ thì bạn bè tôi nói, thì biết thôi. Chứ còn bây giờ nói lại thì thực là khó"- Nhà văn Trần Đĩnh
Trong cuốn sách mới được xuất bản ở hải ngoại, tác giả Trần Đĩnh đã đề cập nhiều chi tiết được cho là có tính 'thâm cung bí sử' về nội bộ Đảng Cộng sản, trong đó có nhiều thông tin liên quan các 'góc khuất' về nhân cách, đời tư của nhiều lãnh tụ, từ ông Hồ Chí Minh, tới ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ v.v...
Về cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số thông tin trong cuốn sách gợi ý rằng ông Hồ chính là người đã cải trang 'đeo râu' theo dõi vụ đấu tố địa chủ đầu tiên ở Việt Nam.
Và chính lãnh tụ này là người đã trực tiếp 'viết báo kết tội đích danh' một nữ địa chủ kháng chiến, bà Nguyễn Thị Năm, cũng như đã đả kích giai cấp địa chủ, chứ không phải là 'vô can', hay 'không hề biết' như vẫn được báo chí và lịch sử đảng Việt Nam 'tuyên truyền', giải thích.
Một số chi tiết khác gợi ý cố lãnh tụ này có các mối quan hệ với một số phụ nữ, điều chưa bao giờ được các tài liệu, văn kiện, báo chí của Đảng Cộng sản Việt Nam công bố hoặc đề cập.
Khi được hỏi về tính chân thực và căn cứ của các 'sự thực' này, nhà văn Trần Đĩnh nói:
Trần Đĩnh có nhiều cơ hội tiếp cận các lãnh tụ ở đỉnh cao quyền lực của Đảng CSVN một thời.
"Tôi sống lúc ấy thì tôi biết chứ, ví dụ như chuyện Cụ có những cái này, cái nọ thì bạn bè tôi nói, thì biết thôi. Chứ còn bây giờ nói lại thì thực là khó.
"Hiện nay tôi còn có người bạn là Phan Kế An, con cụ Phan Kế Toại, họa sỹ, anh ấy biết chuyện, anh ấy đến vẽ cho cụ.
"Anh đến vẽ cho cụ, thì anh ấy nói chuyện. Hiện nay anh Phan Kế An vẫn sống."
Trao đổi BBC mới đây về Trần Đĩnh, nhân sự kiện cuốn Đèn Cù ra mắt ở hải ngoại, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả "Đêm giữa ban ngày" và dịch giả "Bông Hồng vàng" nói:
"Ông Trần Đĩnh là một người viết báo từ trước, làm nhiều ở báo Nhân dân, có một thời gian ông ấy làm việc trong văn phòng của ông Trường Chinh.
"Nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy"- Nhà văn Vũ Thư Hiên
"Chúng tôi quen nhau cũng khá lâu và sau khi có vụ Xét lại chống Đảng nảy ra thì ông Trần Đĩnh, lúc đó đang làm ở báo Nhân dân, cũng bị trấn áp, nhưng không bị đi tù như chúng tôi mà người ta chỉ bắt đi lao động, bắt đi làm những công việc khác thôi.
"Ông Trần Đĩnh là người viết nhiều mà thường thường viết cho những người cầm quyền cao cấp, đối với họ, ông Trần Đĩnh là một người được tín nhiệm, viết rất là tốt."
'Kiểm chứng sự thực'
Về tính chân thực và cơ sở của những 'sự thực' được ông Trần Đĩnh đề cập, như những chi tiết 'góc khuất' về đời tư của Hồ Chủ tịch, ông Vũ Thư Hiên bình luận:
"Thực sự ra tất cả những việc đó nó nằm trong vòng bí mật của Đảng, nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin.

Trần Đĩnh (thứ năm, trái sang) từng được ông Trường Chinh (thứ sáu) mời viết hồi ký.
"Bởi vì thực sự bây giờ nếu chúng ta muốn tìm hiểu những con người ở trong giai đoạn đó thì chỉ có sự kể lại của các nhân chứng, chứ còn nếu chúng ta cứ đòi hỏi có một văn bản như là trong văn bản học, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được tới điều đó, với lại cách hành xử với lịch sử của Đảng Cộng sản."
Có ý kiến cho rằng có thể không lâu nữa, nhiều bí mật được cho là "thâm cung bí sử", "tuyệt mật" của Đảng, như góc khuất trong đời tư, nhân cách của nhiều cựu, cố lãnh đạo Đảng, cùng các cuộc 'tranh chấp quyền lực' nội bộ, hay những "sai lầm nghiêm trọng" của Đảng, Chính quyền theo nhiều con đường khác nhau sẽ được công bố, bạch hóa.
"Vì được nói ra ở những người có thẩm quyền, ở những người gần với cơ chế quyền lực, gần với sự thật nhất, cho nên tính khả tín, tính xác thực của nó là cao. Và một việc như vậy sẽ giúp soi rọi nhiều vấn đề của lịch sử"- Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên
Trước câu hỏi, nếu có chuyện đó, thì khi ấy việc xác lập lại 'sự thực lịch sử', nhất là trong mắt các thế hệ trẻ, thế hệ tương lai và người dân Việt Nam có dễ dàng hay không, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà Văn Hà Nội, nhân dịp này nói với BBC:
"Giống như 'Đèn Cù' hoặc là cuốn trước đây của Vũ Thư Hiên 'Đêm giữa ban ngày', rồi 'Mặt thật' và nhiều cuốn khác nữa, thì thứ nhất, tôi phải nói đến chữ 'cần thiết', vì được nói ra ở những người có thẩm quyền, ở những người gần với cơ chế quyền lực, gần với sự thật nhất.
"Cho nên tính khả tín, tính xác thực của nó là cao. Và một việc như vậy sẽ giúp soi rọi nhiều vấn đề của lịch sử, và nó cũng sẽ giúp cho việc bạch hóa cũng như là việc làm sáng tỏ, rõ ràng những vấn đề.
"Điều đó bây giờ là một nhu cầu, nhu cầu của thời đại, nhu cầu của người dân, nhu cầu được thông tin và tiếp cận thông tin, và các thông tin được nói ra ở những người hoặc những cấp có thẩm quyền," nhà phê bình nói với BBC.
Bài viết liên quan:
- Khi nào ông Hồ Chí Minh thoát khỏi vòng luân hồi?
- XIN HÃY GỌI BÁC HỒ LÀ TÊN “LỢN ĐẺ”
- MƯỜI TỘI ĐẠI ÁC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CSVN
- TƯỚNG GIÁP GIẾT OAN HẰNG NGÀN SĨ QUAN CỦA MÌNH
- Di sản Hồ Chí Minh và tương lai Việt Nam
- Ngày sinh Hồ Chí Minh?
- Những người vợ và tình (lẻ tẻ) của bác hồ
- Xem xét tư tưởng Hồ Chí Minh
- Vì sao kế hoạch "tượng đài" Hồ Chí Minh tại Anh bị phản đối?
- Hồ Chí Minh cầu viện năm 1950
- Báo đảng lên tiếng về thông tin Nguyễn Ái Quốc ‘bị ám sát năm 1932'
- 80 năm, một cuộc đầu hàng
- Báo đảng xác nhận Nguyễn Ái Quốc "bị ám sát vào giữa năm 1932"
- Tại sao đã có Trần Dân Tiên lại phải có thêm T.Lan?
- Hồ Chí Minh và vụ lừa thế kỷ (phần 5)
- Hồ Chí Minh và vụ lừa thế kỷ (phần 4)
- Hồ Chí Minh và vụ lừa thế kỷ (phần 3)
- Hồ Chí Minh và vụ lừa thế kỷ (phần 2)
- Hồ Chí Minh và vụ lừa thế kỷ (phần 1)
- Di sản Hồ Chí Minh
- Phát biểu của tổng Trọng so với thực tế
- 'Hồ Chí Minh cũng chỉ là một con người'
- Đoạn nào di chúc Hồ Chí Minh bị cắt?
- VTV gián tiếp xác nhận Hồ Chí Minh giết hại bà Nguyễn Thị Năm
- Hồ Chí Minh là trùm diệt chủng tàn ác nhất thế kỷ 20
- Đem chuyện cô Xuân trở lại bàn.
- Thế giới nghĩ gì về Hồ Chí Minh? Việt gian, ôsin, cộng nô hèn hạ nhất thế giới?
- Hồ Chí Minh nghĩ gì về Khổng Tử?
- Đặng Tiểu Bình Chỉ Huy Trận Chiến Hoàng Sa 1974
- Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thu được kết quả gì?
- Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thu được kết quả gì?
- Hé lộ chi tiết ướp thi hài Hồ Chí Minh
- Nên xử lý thi hài Hồ Chí Minh thế nào cho phù hợp?
- Chân dung người xây dựng mạng lưới tình báo chiến lược cs
- Việc sửa đổi lịch sử Việt Nam của đảng cộng sản
- Những bí mật bên trong xác ướp HCM:
- Việt Nam có cần một thần tượng Hồ Chí Minh?
- Phỏng vấn anh Đặng Chí Hùng nói về Hồ Chí Minh
- Thời báo Ba Lan ‘xếp hạng’ Hồ Chí Minh
- • Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
- Dấu tích của Hồ Chí Minh ở Newhaven
- Hồ Chí Minh là Tầu Ô tên thật là Hồ Tập Chương
- Hang Pắc Bó cũng nằm bên Trung Quốc
- Bác Hồ Với Sự Nghiệp Giải Phóng Phụ Nữ
- Tư Tưởng Hồ Chí Minh
- Ai chủ mưu phơi thây bác Hồ ngoài Ba Đình?
- Kiểm tra thi hài Hồ Chí Minh
- Ðừng Hiểu Sai, Viết Lầm Về Hồ Chí Minh
- Mặt trái thần tượng Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh, Thiên Thần Hay Ác Quỷ?
- Công Hàm 1958: Từ Lệ Thuộc Chính Trị Trở Thành Bán Nước
- Những mồi tình 'chơi chạy' của Hồ Chí Minh
- Ông Hồ mấy vợ ?
- Thánh nhân Trần Hưng Đạo thương dân yêu nước và người qủi quyệt Hồ Chí Minh
- Những ngày cuối cùng của VNCH
- Những ngôi mộ tập thể ở Huế
- Những ngày cuối cùng của VNCH
- Ra mắt sách "Lịch sử Chính trị Việt Nam Cận đại" tại Melbourne
- Ngô Đình Thị Hiệp – A Lifetime In The Eye Of The Storm
- VN đơn phương hủy bỏ lễ kỷ niệm 50 năm trận Long Tân
- Vinh danh cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam, dù muộn màng!
- Ai là tên sát nhân tàn bạo nhất lịch sử?
- Những vong linh tù cải tạo trại Ba Sao
- Cuộc chiến Mậu Thân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà
- Tài liệu tuyệt mật của CIA về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989
- Bí ẩn nào phía sau “Gạc Ma, vòng tròn bất tử”?
- Người dân VN tưởng niệm 37 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung
- Kỷ niệm 37 năm trận chiến biên giới phía Bắc
- Tưởng niệm 42 năm hải chiến Hoàng Sa – Khác biệt ở hai đầu đất nước
- HT Thích Quảng Đức bị Nguyễn Công Hoan đổ xăng châm lửa đốt
- Trước 10 ngàn giáo dân, linh mục Đặng Hữu Nam dõng dạc lên tiếng: "Đừng bao giờ tin cộng sản!"
- Bình Dương: Hàng trăm người dân tham gia tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm
- Hướng về những thương phế binh bị lãng quên
- Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm?
- Đại nhạc hội Tri ân Thương phế binh quân lực VNCH
- Ra mắt phim tài liệu Vietnamerica kể lại thảm cảnh thuyền nhân
- Maribyrnong vinh danh Cờ Vàng của người Việt tị nạn
- Vietnamerica ra mắt tại Viện bảo tàng truyền thông Hoa Kỳ
- Phim tài liệu Vietnamerica trong mắt khán giả trẻ
- Phim tài liệu 'Vietnamerica' ra mắt tại Newseum, WA
- Ông Robert Funseth, ân nhân của cựu tù cải tạo
- Ân nhân của những người Việt đến Mỹ theo diện HO qua đời
- Cuộc 'đi đêm' của ĐGH Francis và TT Obama về Cuba
- Cựu Phụ tá Ngoại trưởng Robert Funsett, người đàm phán chương trình H.O
- Tuần Lễ Vàng
- Lời thề bốn không ngày 2-9
- Khi đồ tể lâm bệnh nặng
- Pháp trở lại Việt Nam
- Hồn ‘Sát Thát’ có được đi vào Dự thảo luật Trưng cầu dân ý?
- Chuyến đi Về Bến Tự Do: cầu nguyện và thăm viếng nghĩa trang thuyền nhân
- Tri ân vị ngoại trưởng Canada đã cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân Việt
- Cách mạng tháng Tám - 70 năm nhìn lại
- Nhìn lại bức thư Võ Văn Kiệt 20 năm trước
- Ngày ông Kiệt viết thư lên Bộ Chính trị
- Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa
- "Khỏe Vì Nước"
- Giáo lý của người cách mạng CS trên thế giới từ 1917-2015
- Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam?
- Nước, Quốc Gia, Dân Tộc, và Việt Nam Cộng Hòa
- Hàng chục ngôi mộ người Việt ở Campuchia bị đập phá
- Tiết lộ video người dân Việt Nam ném đá chống trả Trung Cộng xâm lược biên giới
- 'Việt - Trung và Giải pháp Đỏ'
- TBT Nguyễn Văn Linh: Công hay tội?
- Làn sóng người tỵ nạn chính trị từ Việt Nam (4)
- Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN ( phần 3)
- Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN (phần 2)
- Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN (phần 1)
- Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân
- Con ở nơi đâu?
- Thảm họa Bắc thuộc: Phim Tài liệu
- 'Thân Thanh Triều nên mất nước'
- Tìm về đất mẹ
- Unforgotten: Phim tài liệu về tù cải tạo
- Đính chính và xin lỗi về bản tin cựu Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm qua đời
- Cựu Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm qua đời, thọ 87 tuổi
- Thảm trạng lịch sử chưa thể sang trang
- Những ngày cuối cùng của VNCH
- Viếng mộ người anh hùng nhảy dù - Đại tá Nguyễn Đình Bảo
- 12 ngày đêm trận chiến Xuân Lộc
- Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh
- Gia đình họ Ngô 'đáng thương, đáng kính trọng
- Mắc lừa bọn du côn
- Cuộc đời em gái Tổng thống Ngô Đình Diệm
- Những năm tháng lưu đày của vua Hàm Nghi ở Alger
- HENRY KISSINGER bị dân Mỹ kêu gọi phải bị khởi tố vì sự sụp độ của chế độ VNCH
- Vụ 16 tấn vàng:
- Họp Thành Đô 'nguyên nhân và diễn biến'
- Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo cấp cao’
- 4 vị vua chúa phong kiến 'mê tửu, đắm sắc' nhất sử Việt
- Nhìn lại 25 năm VN rút quân khỏi Campuchia
- Những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại
- Bí ẩn về số phận của các thái giám chốn cung đình Việt Nam
- Những trận chiến lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam
- Định cư 1 triệu người Bắc trên đất Nam
- 45 năm ngày tàu Apollo đổ bộ lên Mặt Trăng
- Hai bia đá chủ quyền thời VNCH là di tích quốc gia
- Tại sao QLVNCH lập ra ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân ?
- • Sư Ðoàn 21 Bộ Binh VNCH kỷ niệm 55 năm thành lập
- • BBC Phỏng vấn cố Trung tướng Trần Độ
- • Đi tìm Bà Nhu
- 50 năm sau, bí ẩn vẫn bao trùm vụ ám sát Kennedy
- Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu
- 150 năm Diễn văn Gettysburg
- Vì sao người Mỹ thần tượng JFK?
- Vụ ám sát Kennedy : 50 năm sau vẫn còn bí ẩn
- Kennedy 'sai nghiêm trọng' khi lật ông Diệm
- Chính tổng thống Mỹ ủng hộ lật ông Diệm
- Những lời phát biểu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm
- Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốc
- Hội Nghị Thành Đô
- Vai trò lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- 50 năm sau cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm
- Lễ cầu siêu bên bờ Bến Hải
- Việc sửa đổi lịch sử Việt Nam của đảng cộng sản
- Khi lịch sử được viết theo ý Đảng
- Phi công Nguyễn Văn Cử cùng Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc Lập năm 1962, vừa qua đời tại San Jose
- Ông Cao Xuân Vỹ qua đời, thọ 93 tuổi
- Việt Nam quê hương tôi (Phần 6 - 10)
- Việt Nam, quê hương tôi (1- 5)
- • Vài hình ảnh mới nhất về Thích Trí Quang
- Hồi ký "Trong Lòng Địch"
- Con Người và Cái Chết của Tướng Lê Văn Hưng.
- Nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi tưởng niệm chiến sĩ hy sinh chống Trung Quốc xâm lược
- Điểm mặt các tên nhận tiền CIA, giết chết TT Ngô Đình Diệm
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG
- Di sản tồi tệ của Nixon
- Kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Paris
- 40 năm Hiệp định hòa bình Paris 1973 : dịp may bị bỏ qua
- Quan hệ Trung Việt trước trận Hoàng Sa
No comments :
Post a Comment