Tuesday, February 17, 2015

Không thể quên cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979

Những người lính hối hả đi lên biên giới phía Bắc...
Những người lính hối hả đi lên biên giới phía Bắc...ai còn ai mất
Anh Vũ, thông tín viên RFA


Cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979, là một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc chống họa xâm lăng của kẻ thù phương Bắc, cũng như biết bao cuộc kháng chiến chống xâm lược khác của dân tộc VN. Tuy nhiên, cuộc chiến đó đã bị bỏ quên và không hề được nhắc tới.
Cố tình lãng quên cuộc chiến 1979
Sau năm 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, song do sai lầm về chính sách đối ngoại, VN lại phải đối mặt với kẻ thù mới đó là người đồng chí TQ, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh Biên giới tháng 2.1979.
Đây tuy là một cuộc chiến ngắn ngủi, những đã gây ra nhiều hậu quả thảm khốc cho VN về người và của trên khắp 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Đã có đến hàng chục ngàn người thiệt mạng và thương vong.
Tuy vậy, do tính nhạy cảm trong quan hệ giữa VN và TQ nên cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc không được coi trọng, thậm chí mọi hoạt động tưởng niệm về sự kiện này ở VN luôn bị cấm đoán và cản trở.
Theo VNN online, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược, Bộ công an trả lời phỏng vấn có nói rằng: "Trong hơn 20 năm nay, có lẽ từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Trung năm 1991, chúng ta không tổ chức kỷ niệm, hệ thống truyền thông không đưa tin sự kiện CTBG tháng 2/1979, ngay cả trong những năm kỷ niệm chẵn. Hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này. Theo tôi, không có gì nhạy cảm ở đây, khi tưởng niệm một chiến công oanh liệt đến thế của dân tộc.”
Trong hơn 20 năm nay, có lẽ từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Trung năm 1991, chúng ta không tổ chức kỷ niệm, hệ thống truyền thông không đưa tin sự kiện CTBG tháng 2/1979...Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này

Thiếu tướng Lê Văn Cương
Đánh giá về tình trạng này, ông Trần Đức Thạch một cựu chiến binh ở Nghệ An cho biết:
“Từ sau Hội nghị Thành đô thì hầu như Đảng CSVN và nhà cầm quyền đã tuân thủ theo một thỏa thuận nào đấy với TQ, nên họ đã có những đối xử hết sức bất nhẫn và rất nhẫn tâm với lại hàng vạn đồng bào của mình đã hy sinh ở các tỉnh Biên giới phía Bắc, khi mà TQ mở cuộc tấn công xâm lăng. Với riêng cá nhân tôi thì nghĩ rằng đó là cái việc phi đạo lý, phi lương tâm và nó thể hiện sự phản bội của Đảng CS.”
Mới đây nhất, trong diễn văn kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng CSVN, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ nhắc đến những người hy sinh trong cuộc chiến chống Pháp, chống Mỹ. Còn những người hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ đất nước sau 1975, như đánh nhau với Polpot,  hay Trung Quốc ở Biên giới Phía Bắc, và ở Biển Đông đã không hề được nhắc tới.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh Cựu Đại sứ VN tại Trung Quốc thấy rằng, nhà nước lẽ ra phải quan tâm đến cả đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979,  trong khi vẫn kỷ niệm các sự kiện trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Ông nói:
Đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc. Chúng tôi lấy làm lạ lắm, mấy năm nay, đáng lẽ chính phủ phải làm việc đó. Tôi nghĩ rằng đó là việc của Việt Nam thì Việt Nam làm. Việc gì phải sợ Trung Quốc không bằng lòng. Hay việc gì phải theo ý kiến của Trung Quốc. Tôi cho việc ấy là một việc rất không bình thường.
Nhiều bia tưởng niệm trận chiến 1979 bị đục bỏ

Nhiều bia tưởng niệm trận chiến 1979 bị đục bỏ
Đó là bằng chứng cho thấy cuộc chiến Biên giới phía Bắc năm 1979 đã bị bỏ quên. Trong một lần trả lời RFA, Thiếu tướng Lê Duy Mật nguyên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu 2, Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Giang khẳng định:
Đằng này nhà nước từ mấy năm nay không hề đoái tưởng đến đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh trong việc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc. Chúng tôi lấy làm lạ lắm, mấy năm nay, đáng lẽ chính phủ phải làm việc đó
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
“Đó là việc ngăn cấm mà tôi không hiểu ý đồ của nhà nước là như thế nào. Ý đồ nhà nước thế nào thật ra tôi không rõ. Nhiều ngày lễ kỷ niệm nó cũng chẳng kỷ niệm cái gì. Sử sách không viết cái gì cả. Người ta quên cả việc đó cho nên người ta nói bậy. Thí dụ như tay Tổng Tham mưu trưởng nói bậy. Kẻ thù thế nào chẳng rõ, rồi chiến lược sách lược thế nào không rõ. Thế rồi ông Phùng Quang Thanh cũng nói chung chung dĩ hòa vi quý thôi.”
Ngậm ngùi người lính còn lại
Với tư cách là một người lính đã từng cầm súng bảo vệ tổ quốc, ông Trần Đức Thạch chia sẻ suy nghĩ của ông:
“Có thể nói đó là một cuộc chiến đấu Vệ Quốc của những người lính và đồng bào ta ở Biên giới phía Bắc, song đã bị họ lãng quên, đây là một điều rất đáng buồn và làm cho những người lính như chúng tôi rất khắc khoải. Với tâm thế của một người lính thì chúng tôi nghĩ rằng, lịch sử đã xảy ra như vậy và thân phận của mình như vậy, nhưng bây giờ chúng ta thật bình tâm để nghĩ lại đau thương của dân tộc mà trong đó có số phận của những người lính, thì tôi nghĩ cần phải trân trọng. Có thế mới làm cho lòng yêu nước của người dân được nâng lên, vì nếu không khích lệ được lòng yêu nước của người dân thì chắc chắn sẽ hứng chịu một thảm họa mất nước.”
Cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979 đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề và còn có rất nhiều việc cần phải làm. Thiếu tướng Lê Duy Mật cho biết:
Có thể nói cho đến bây giờ cuộc chiến đấu của các chiến sĩ ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã bị đối xử quá tàn tệ. Còn những người lính như thế hệ chúng tôi bây giờ cũng không khá hơn được bao nhiêu, việc đảm bảo cuộc sống cho những người lính qua các cuộc chiến tranh đến bây giờ thì rất là tồi tệ
Cựu chiến binh Trần Đức Thạch
“Bây giờ thì đã và đang làm, còn nhà nước thế nào, thái độ, quan điểm và chính sách thế nào thì hiện nay còn chờ nhà nước. Nói chung là có ba bốn việc phải làm. Một là liệt sĩ, hai là nhân dân của mình bao nhiêu đời ở bên đây, bây giờ về đất họ. Thứ ba là cắm mốc biên giới. Thứ tư là các chính sách. Thứ năm là viết sử cho cuộc chiến đó vì đối tượng chiến tranh với Trung Quốc là đối tượng khác, đối tượng đặc biệt không giống với thằng Pháp, thằng Mỹ đâu. Cho nên nếu nhà nước không làm là không có quan điểm, thiếu trách nhiệm và chính sách không tốt, lòng người không tốt, đấy!”
Hoàn cảnh sống hiện nay của những người lính sau khi trở về cũng hết sức khó khăn, điều đó đã khiến cho họ có không ít những điều trăn trở. Cựu chiến binh Trần Đức Thạch chia sẻ:
“Có thể nói cho đến bây giờ cuộc chiến đấu của các chiến sĩ ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã bị đối xử quá tàn tệ. Còn những người lính như thế hệ chúng tôi bây giờ cũng không khá hơn được bao nhiêu, việc đảm bảo cuộc sống cho những người lính qua các cuộc chiến tranh đến bây giờ thì rất là tồi tệ, nó cũng không khá hơn được bao nhiêu. Nói chung những người lính cũng như những múi chanh khi bị họ vắt hết nước thì họ quẳng đi, phục vụ lợi ích cho người ta rồi thì qua cầu họ rút ván. Đấy là tình trạng chung.”

Cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979 cần phải được ghi nhớ và ghi vào sách sử, vì đây là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc VN. Về bản chất, nó không khác gì các cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử dưới các triều đại như Lý, Trần, Lê hay Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng bọn xâm lược phương Bắc. Việc không quên lãng cuộc chiến tranh này, chính là để các thế hệ hiện tại khắc cốt ghi tâm, tưởng nhớ đến những người đã chiến đấu bảo vệ sự vẹn toàn của tổ quốc.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>