Lên ngôi năm 13 tuổi, tại vị trong vòng một năm (07/1884-07/1885), nhà vua trẻ Hàm Nghi (Nguyễn Phúc Ưng Lịch) (1871-1944) trở thành biểu tượng chống Pháp của phong trào Cần Vương trong suốt bốn năm. Tháng 11/1888, chính phủ Pháp đưa vua Hàm Nghi sang lưu đày tại Alger cho tới cuối đời. Sử sách đề cập tới nhiều phong trào Cần Vương, thế nhưng quãng thời gian sống tại Alger của vua Hàm Nghi vẫn là một khoảng trống và thu hút sự quan tâm của mọi người.
RFI đã may mắn gặp được cô Amandine Dabat, cháu năm đời của vua Hàm Nghi. Hiện chị đang làm luận văn tiến sĩ về cuộc đời và sự nghiệp của vua Hàm Nghi tại đại học Sorbonne-Paris 4. Chị cho biết, bên cạnh một ông vua An Nam bị lưu đày biệt xứ, Hàm Nghi còn là một nghệ sĩ đa tài, một họa sĩ.
Hoàn cảnh lưu đày
Vua Hàm Nghi tới Alger vào tháng 1 năm 1889. Chính phủ Pháp bắt ngài vào tháng 11 năm 1888 để chấm dứt phong trào Cần Vương của người Việt và họ quyết định đày ngài sang Alger, cùng với một phiên dịch, một người hầu và một đầu bếp.
Amandine Dabat: « Khi tới Alger, họ được đại uý Henri de Vialar, lúc đó là sĩ quan tuỳ tùng của Tirman, Toàn quyền Algérie, tiếp đón. Và chính sĩ quan Vialar chịu trách nhiệm tìm nhà cho vua Hàm Nghi. Ngôi nhà có tên là « Biệt thự cây thông » (Villa des Pins), ở El Biar, trên một ngọn đồi thượng Alger. Bắt đầu từ lúc này, vua Hàm Nghi bị truất ngôi, chỉ được coi như hoàng tử và người ta thường gọi là « Hoàng tử An Nam ». Đây cũng chính là tên thông thường của vua trong suốt cuộc đời lưu vong tại Alger. Những năm đầu tiên, ngài sống trong ngôi nhà mà người Pháp thuê cho. Chỉ từ năm 1906 trở đi, sau khi kết hôn với một phụ nữ Pháp vào năm 1904, họ mới xây một ngôi nhà mới, có tên là « Biệt thự Gia Long », do Guiauchain, một kiến trúc sư người Pháp tại Alger thiết kế. Và vua sống trọn đời tại đây cùng với gia đình. »
Cụm từ « sống lưu đày » (vie d’exil) khiến nhiều người hình dung một cuộc sống vất vả và khó khăn. Liệu cuộc sống lưu đày của nhà vua có nặng nề như ý nghĩa của cụm từ đó ? Amandine Dabat giải thích :
« Cuộc sống lưu đày của nhà vua chắc chắn là nặng nề, hay khó khăn theo nghĩa xa cách quê hương. Đó chính là nỗi khổ tinh thần đối với gia đình. Nhưng thực ra, cuộc sống lưu đày của ngài khá thoải mái. Vì mục đích của chính phủ Pháp khi đưa vua Hàm Nghi đến Alger, trước hết là để biến ngài thành một người thân Pháp, vì thế, phải khiến ngài yêu nước Pháp. Quả thực, ngay khi bị lưu đày tại Alger, vua Hàm Nghi vẫn là một hoàng tử kế nghiệp và vẫn có thể kế ngôi vua Đồng Khánh. Chính vì vậy, từ thời điểm đó, ngài phải được đối đãi tử tế, phải học tiếng Pháp và hưởng phong cách Pháp. Từ đó để vua Hàm Nghi phải yêu nước Pháp. Vậy nên, dù vua Hàm Nghi buộc phải ở lại Alger, ngài vẫn được sống trong một ngôi nhà tiện nghi. Ngài có thể đánh quần vợt, đi xem hát, đi săn. Ngài có bạn bè và bắt đầu học vẽ. Tất cả các hoạt động này đều được chính phủ Pháp cho phép. Phải để cho vua Hàm Nghi cảm thấy thoải mái tại Alger, vì trong trường hợp ngài được đưa về Việt Nam và lên ngôi vua, cần phải để cho ngài có thiện cảm với nước Pháp. »
Sau khi vua Hàm Nghi thoát ly triều đình, đứng đầu phong trào Cần Vương, chính phủ thuộc địa Pháp đưa vua Đồng Khánh (Nguyễn Phúc Ưng Kỷ) lên ngôi. Thế nên, dù sống lưu đày tại Alger, vua Hàm Nghi vẫn có khả năng nối ngôi, trong trường hợp vua Đồng Khánh băng hà.
Amandine Dabat : «Chính phủ Pháp tự hỏi là có nên đưa vua Hàm Nghi về kế vị vua Đồng Khánh hay không. Đây là những thông tin được lưu lại trong nhiều tài liệu lưu trữ thuộc địa. Nhưng cuối cùng, họ cho rằng việc này quá mạo hiểm. Vì vua Hàm Nghi còn có quá nhiều người ủng hộ tại Việt Nam và chính phủ Pháp e ngại rằng nhà vua sẽ lại đứng đầu phong trào kháng chiến chống Pháp. Chính vì vậy mà vua Hàm Nghi phải ở lại Algérie. Tôi không biết chính xác tới ngày nào, chính phủ Pháp vẫn coi ngài là quân cờ trong thế trận Đông Dương, hay là một hoàng tử kế vị. Tôi cũng không biết tới tận ngày nào, vua Hàm Nghi vẫn không được phép quay lại Đông Dương. »
Cuộc sống dưới vòng giám sát
Dù có một cuộc sống khá thoải mái về vật chất và được phép tham gia một số hoạt động thể thao và nghệ thuật, nhưng vua Hàm Nghi suốt đời bị theo dõi, thậm chí các cuộc thăm viếng cũng bị kiểm soát. Ví dụ, ngài phải xin phép chính phủ Pháp để rời Alger du lịch trong nước Algérie, hay đi sang Pháp lục địa. Và khi ngài tới Pháp, ngài cũng liên tục bị theo dõi. Mọi thư từ trao đổi của ngài đều bị chính phủ Pháp chặn lại. Người ta chỉ đưa cho ngài những bức thư từ Algérie hay Pháp lục địa. Ngài không thể nào nhận được thư từ Đông Dương.
 |
Chân dung vua Hàm Nghi những năm tháng cuối cuộc đời lưu đày.
( Ảnh tư liệu gia đình) |
Amandine Dabat : « Biện pháp theo dõi này là do chính phủ Pháp đại lục áp đặt dưới sức ép của chính phủ Pháp tại Đông Dương. Thực vậy, chính phủ Pháp tại Đông Dương luôn giữ hình ảnh của vua Hàm Nghi như một người chống đối nguy hiểm. Họ cũng sợ rằng Hàm Nghi vẫn giữ liên hệ với phong trào Việt Nam chống chế độ thuộc địa. Chính chính phủ Đông Dương đã buộc chính phủ Pháp đại lục theo dõi vua Hàm Nghi. Nhưng chính phủ Pháp tại Algérie nhanh chóng hiểu rằng vua Hàm Nghi tại Alger không còn nguy hiểm và không thể liên lạc với Đông Dương và ngài cũng không còn là một mối đe doạ lớn. Chính vì thế, chính phủ Pháp tại Algérie giảm bớt việc theo dõi. Điều này cũng thể hiện rằng ngay trong nội bộ chính phủ Pháp vẫn có bất đồng quan điểm. Chính phủ Pháp tại Algérie cố bảo vệ vua Hàm Nghi và nới lỏng việc theo dõi. Trong khi đó, chính phủ Pháp lục địa và Đông Dương thì lại muốn việc theo dõi nghiêm ngặt hơn. »
Với những biện pháp theo dõi chặt chẽ như vậy, liệu vua Hàm Nghi có tiếp cận được những thông tin về tình hình phong trào khởi nghĩa chống Pháp hay, sau này, là cuộc chiến tranh Đông Dương ? Amandine Dabat cho biết chi tiết :
« Chúng ta không biết được chính xác làm thế nào vua Hàm Nghi có được thông tin về những gì đang diễn ra tại Đông Dương. Vì về mặt chính thức, nhà vua không nhận được thư từ Đông Dương. Nhưng trên thực tế, Hàm Nghi có rất nhiều bạn, chủ yếu là những người bạn Pháp, sĩ quan hay nhà truyền giáo. Những người này thường đi lại giữa Algérie, Pháp đại lục và Đông Dương. Họ cung cấp cho ngài các tin tức về Đông Dương, nhưng đó chỉ là tin truyền miệng.
Trong một vài bức thư, đôi khi có vài thông tin về những sự kiện đang diễn ra tại triều đình Huế. Nhưng chúng tôi không có một chút dấu tích gì về phản ứng của nhà vua. Điều duy nhất mà tôi biết là ngài luôn từ chối nói về chính trị, hay trong mọi trường hợp, viết về vấn đề chính trị. Vì ngài biết rằng nếu chẳng may chính phủ Pháp đọc được thư, ngài sẽ bị theo dõi chặt chẽ hơn và thậm chí có thể bị giam hãm. Vì thế, trong mọi thư từ, ngài từ chối nói chuyện chính trị. Nhưng thái độ của ngài tại Alger cũng chứng minh rằng ngài chưa bao giờ thật sự quan tâm tới chính trị, ngay cả tình hình chính trị Pháp thời bấy giờ. Khi ngài bình phẩm chính trị tại Pháp lục địa, luôn dưới góc độ hài hước và không có chút bận tâm thật sự nào.
Tôi nghĩ rằng bắt đầu từ lúc đi đày, ngài đã hiểu ra rằng nếu muốn sống một cuộc sống an bình, thì cần phải thể hiện rõ mình không còn là một nhà chính trị, không còn là một mối nguy hiểm cho chính phủ Pháp. Đó là những gì mà các văn bản, những bằng chứng viết, cho thấy rõ. Còn chúng ta không biết được là chuyện gì xảy ra qua lời nói. Những gì mà vua Hàm Nghi viết không thể hiện điều ngài nghĩ. Chính vì thế, chúng ta không biết được tận sâu đáy lòng, ngài nghĩ gì. Chúng ta chỉ biết được qua những gì ngài viết về bối cảnh lúc đó. »
Giữ liên lạc với Việt Nam
Nhiều thông tin cho rằng vua Hàm Nghi từ chối học tiếng Pháp khi đặt chân tới Alger. Phải chăng đó là ngôn ngữ của kẻ xâm lược ? Hay là sự từ chối hợp tác với kẻ thù ? Sau này, khi lập gia đình, các con của vua Hàm Nghi lại không nói tiếng Việt. Hoàn cảnh nào đã dẫn tới việc quyết định chỉ cho các con học tiếng Pháp ? Đó có phải là ý định đoạn tuyệt với Việt Nam ? Amandine Dabat tiếp tục giải thích :
« Vua Hàm Nghi bắt đầu cuộc sống đi đày vào tháng 01/1889 và trong những tháng đầu tiên, ngài từ chối học tiếng Pháp. Nhưng chỉ trong vài tháng. Bắt đầu từ tháng 7, có nghĩa là 6 tháng sau, ngài đã chấp nhận học tiếng Pháp và đã yêu cầu chính phủ Pháp cho mình một giáo viên tiếng Pháp. Tôi cho là nhà vua hiểu ra rằng phiên dịch của ngài sẽ không vĩnh viễn ở lại Alger. Nếu muốn giao tiếp, không chỉ giao tiếp với chính phủ Pháp, mà còn diễn giải cho chính phủ Pháp những nhu cầu của mình, hay những điều mà ngài không đồng tình, thì Hàm Nghi cần phải tự lập về ngôn ngữ. Vì thế, trên thực tế, Hàm Nghi nhanh chóng chấp nhận học tiếng Pháp.
Chưa bao giờ vua Hàm Nghi từ chối cho các con mình học tiếng Việt. Ngài kết hôn với một phụ nữ Pháp vào năm 1904, trước khi Nhà thờ và Nhà nước tách rời nhau tại Pháp. Và trong bối cảnh xã hội thực dân tại thời điểm đó ở Algérie, con cái của ngài buộc phải được dạy dỗ như những người Pháp nếu muốn hoà nhập được vào xã hội. Và chính người vợ của vua Hàm Nghi nài nỉ để con cái của họ nói tiếng Pháp. Có lẽ vua Hàm Nghi cũng rất muốn dạy con học tiếng Việt, nhưng ngài không thể làm được. Một phần vì vợ ngài muốn dạy con tiếng Pháp, nhưng một phần cũng do những sức ép của xã hội trong giai đoạn đó. Trong bối cảnh thuộc địa tại Alger khá khép kín, con cái của họ cần phải được coi như những người Pháp.
Tôi không nghĩ là vua Hàm Nghi có chủ ý cắt đứt quan hệ với Việt Nam, chỉ vì ngài không có lựa chọn. Chính chính phủ Pháp đã quyết định thay ngài. Chính họ là người ra sức cản trở ngài liên lạc với Đông Dương. Vua Hàm Nghi cũng đã gặp gỡ được một số người Việt tại Alger, đa số là học sinh trường trung học Alger. Một số học sinh này, khi quay về Đông Dương, vẫn giữ liên lạc với vua Hàm Nghi. Họ liên lạc đường vòng, bằng cách gửi thư qua người khác để vua có thể nhận được. Vì vậy, chưa bao giờ vua Hàm Nghi có ý định cắt đứt liên lạc với Việt Nam. Mà trái lại, ngài không ngừng tìm cách để giữ liên lạc với quê hương, với gia đình và bạn bè. Chỉ có điều ngài phải qua đường vòng, vì chính phủ Pháp tìm mọi cách để ngăn cản. »
Hậu duệ vua Hàm Nghi không muốn đưa di hài vua về an táng tại Huế. Hiện nay, ngài vẫn an nghỉ tại làng Thonac, vùng Dordogne (Pháp), nơi công chúa Như Mai, trưởng nữ của vua Hàm Nghi sinh sống. Đây là khu mộ gia đình, nơi các con của vua Hàm Nghi quyết định an táng cha mẹ mình, và sau này là công chúa Như Mai. Amandine Dabat cho biết, lý do chính là, với thế hệ ông bà của chị, vua Hàm Nghi là ông của họ. Điều quan trọng với họ là có thể đến viếng mộ tổ tiên. Ngoài ra, tuổi tác cao cũng sẽ không cho phép con cháu tới viếng mộ vua tại Việt Nam. Chính vì thế, thế hệ con cháu hiện nay vẫn tôn trọng nguyện vọng của thế hệ ông bà.
Các thành viên hậu duệ gia đình vua Hàm Nghi đã từng tới du lịch Việt Nam với mong muốn khám phá quê hương tổ tiên mình. Đây là mối liên hệ duy nhất mà gia đình còn giữ lại với Việt Nam. Bản thân Amandine Dabat là người sống tại Việt Nam lâu nhất, khoảng 18 tháng, từ năm 2011 tới nay, để phục vụ luận văn nghiên cứu của chị.
Bài viết liên quan:
- Tử vi cho 12 con giáp tháng 8 năm 2016
- Dân sinh và Dân quyền
- Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
- Không thể quên cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc năm 1979
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp công du Hoa Kỳ
- Ông Hà Vũ: Bài học 'đồng minh' từ năm 1979
- Việt Cộng sợ cái gì nhất?
- Ông Nguyễn Tấn Dũng 'không chỉ đạo' vụ báo chống tham nhũng
- 'Ai thay ông Bá Thanh sẽ bị bẻ nanh'
- VOA: Ông Nguyễn Bá Thanh qua đời
- Những phát biểu đáng nhớ của ông Nguyễn Bá Thanh
- Ông Nguyễn Bá Thanh qua đời
- Ông Nguyễn Bá Thanh đang ở giai đoạn cuối đời
- Chuyện gì sẽ xảy ra ở Việt Nam năm 2015?
- Ông Nguyễn Bá Thanh 'lâm vào hôn mê'
- Người Lót Gạch, một blogger nữa vừa được tại ngoại
- Nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại.
- Thông tin “xấu, độc hại” sao lại thu hút công chúng?
- 'Tiếp tục công an trị sẽ mất lòng dân'
- Đảng nên chọn Tổng bí thư kế tiếp thế nào?
- 40 năm Người Việt tại Canada và dự luật S-219
- 40 năm cuộc sống người thương phế binh VNCH
- Trần Đại Quang và thanh bảo kiếm côn đồ
- Ban Tiếp dân Trung ương làm việc ra sao?
- Trang “phản động” nào đáng sợ nhất?
- 85 năm tồn tại của đảng cộng sản Việt nam, hiện tại và tương lai!
- HENRY KISSINGER bị dân Mỹ kêu gọi phải bị khởi tố vì sự sụp độ của chế độ VNCH
- Ước Vọng hay Ảo vọng mùa xuân
- 'Đảng có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm'
- 'Ngộ nhận về công lao của Đảng'
- Ai còn tự hào là Đảng viên?
- Đảng và câu hỏi về tính chính danh
- Ai muốn tẩy chay 'Chân dung Quyền lực'?
- Câu hỏi nào cho Bộ Quốc phòng từ vụ máy bay rơi?
- Đặc khảo Hòang Sa-Trường Sa, khẳng định chủ quyền Việt Nam
- Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình
- Lời kêu gọi biểu tình trên mạng đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp
- Báo Trung Quốc: Thủ tướng Việt Nam ‘nhắm’ ghế Tổng bí thư
- Dân nghèo Quảng Ngãi và ông Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình
- Cướp máy bay quân sự để vượt biên
- 'Côn đồ hay CA được phép hành hung dân?'
- Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau
- Im lặng mãi với 'Chân dung quyền lực?'
- Luật sư Lê Công Định nói gì về video 'nhận tội'?
- Phùng Quang Thanh: sẽ là Tổng bí thư CSVN "ưng ý" nhất của Bắc Kinh
- Làn sóng từ chối Viện Khổng Tử trên thế giới và bài học cho VN
- Chỉ mặt những công ty “ma” của Nguyễn Tuấn Anh
- Thứ trưởng GT-VT bị tố cáo trên báo
- Những dự án nghìn tỷ của Nguyễn Tuấn Anh, con ruột ông Bình
- Jane Fonda thừa nhận sai lầm, xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ
- Một đất nước, hai chính quyền
- Tay đã nhúng chàm thì không thể chống tham nhũng!
- Những bất ngờ trên đường chọn lãnh đạo kế vị
- Hải chiến Hoàng Sa dưới ký ức của một người tham chiến
- 41 năm trận chiến Hoàng Sa, ai nhớ ai quên?
- Tố cáo lãnh đạo cấp cao tham nhũng là xuyên tạc, bịa đặt mà không cần xác minh, làm rõ?
- Thư gửi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước
- Đảng cần đổi mới chính trị theo chiều hướng nào?
- Quan tâm nhân sự dù bản chất Đảng không thay đổi
- Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị
- Thủ tướng Dũng: Không thể cấm mạng xã hội
- ‘Chân dung quyền lực’ gây nhiễu loạn chính trường Việt Nam?
- Tín nhiệm và 'tứ trụ lý tưởng' cho VN
- . Sự trỗi dậy của TT Dũng và những trò đấu đá nội bộ
- Liên minh đen tối hút máu Quân đội và Nhân dân:
- Ông Nguyễn Bá Thanh 'không thể thay tủy được'
- Khẩu hiệu “tôi không thích đảng cộng sản” đang lan rộng ở VN
- Bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính trị, ai cao phiếu nhất?
- Lễ giỗ 30 năm của anh hùng Trần Văn Bá
- Lãnh đạo Đảng CSVN không dám công bố sự tín nhiệm
- Khoảng im lặng sấm sét của Nguyễn Xuân Phúc
- Thủ tướng Việt Nam kêu gọi toàn dân bảo vệ chủ quyền quốc gia
- Đã đến lúc khởi tố 'Chân dung quyền lực'?
- Phải chăng ghét TQ sẽ nguy hiểm cho dân tộc?
- Đảng 'nên công bố ngay' về tín nhiệm lãnh đạo
- Vì nó là thái thú!
- Chuyên cơ đưa ông Nguyễn Bá Thanh đã rời Alaska đến Osaka
- Điều chuyển ngay cán bộ có dư luận không tốt
- Bài học 'xả thân vì dân' từ ông Bá Thanh
- 'Ông Bá Thanh có công lớn cho Đà Nẵng'
- 'Anh Bá Thanh rất có tài'
- ‘Không nên làm nóng vấn đề' ông Bá Thanh
- Đúng 08:35 tối thứ sáu, ngày 9/1/2015, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về tới sân bay quốc tế Đà Nẵng
- Đề nghị TW thanh tra khối tài sản hàng nghìn tỷ của Vũ Chí Hùng
- . Đảng CSVN sẽ 'bỏ phiếu tín nhiệm' các thành viên Bộ Chính Trị
- Vụ 16 tấn vàng:
- Bổ nhiệm cấp tập hàng loạt cán bộ cấp Vụ, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc đã vơ vét được bao nhiêu?
- Báo Tuổi trẻ: "Chân dung Quyền lực" đưa tin xác thực!
- Thông tin chia rẽ nội bộ lãnh đạo Đảng: Ai bôi nhọ ai?
- . Tin cập nhật: Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Đà Nẵng vào lúc 08:35 tối thứ ba, ngày 6/1/2015!
- Khối tài sản khổng lồ của gia đình PTT Nguyễn Xuân Phúc
- Nhà báo và mặt trận An Lộc (P1)
- Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ được đưa về Đà Nẵng chiều ngày 2/1/2015
- Ai đã đầu độc phóng xạ ông Nguyễn Bá Thanh?
- Đòn chính trị hiểm độc nhất của PTT Nguyễn Xuân Phúc
- Ông Nguyễn Bá Thanh đã bị đầu độc!
- Lãnh đạo Việt Nam năm 2015 và ba đại ca
- Bao nhiêu ông Trần Văn Truyền mới bằng một PTT Nguyễn Xuân Phúc?
- Khối tài sản khổng lồ của các tập đoàn sân sau Nguyễn Sinh Hùng
- Lãnh đạo CSVN dùng Internet để 'đâm' nhau
- Viện Khổng Tử tại Việt Nam
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Cú lừa Dân Chủ thế kỷ
- Nguyễn Phú Trọng: Kẻ phản bội, bất nhân và bất nghĩa
- Anh em nhà Nguyễn Xuân Phúc: Bá Kiến thời hiện đại!
- Vũ Chí Hùng, con rể PTT Nguyễn Xuân Phúc rút ruột tài sản
- Những ngày cuối cùng của VNCH
- Những ngôi mộ tập thể ở Huế
- Những ngày cuối cùng của VNCH
- Ra mắt sách "Lịch sử Chính trị Việt Nam Cận đại" tại Melbourne
- Ngô Đình Thị Hiệp – A Lifetime In The Eye Of The Storm
- VN đơn phương hủy bỏ lễ kỷ niệm 50 năm trận Long Tân
- Vinh danh cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam, dù muộn màng!
- Ai là tên sát nhân tàn bạo nhất lịch sử?
- Những vong linh tù cải tạo trại Ba Sao
- Cuộc chiến Mậu Thân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà
- Tài liệu tuyệt mật của CIA về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989
- Bí ẩn nào phía sau “Gạc Ma, vòng tròn bất tử”?
- Người dân VN tưởng niệm 37 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung
- Kỷ niệm 37 năm trận chiến biên giới phía Bắc
- Tưởng niệm 42 năm hải chiến Hoàng Sa – Khác biệt ở hai đầu đất nước
- HT Thích Quảng Đức bị Nguyễn Công Hoan đổ xăng châm lửa đốt
- Trước 10 ngàn giáo dân, linh mục Đặng Hữu Nam dõng dạc lên tiếng: "Đừng bao giờ tin cộng sản!"
- Bình Dương: Hàng trăm người dân tham gia tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm
- Hướng về những thương phế binh bị lãng quên
- Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm?
- Đại nhạc hội Tri ân Thương phế binh quân lực VNCH
- Ra mắt phim tài liệu Vietnamerica kể lại thảm cảnh thuyền nhân
- Maribyrnong vinh danh Cờ Vàng của người Việt tị nạn
- Vietnamerica ra mắt tại Viện bảo tàng truyền thông Hoa Kỳ
- Phim tài liệu Vietnamerica trong mắt khán giả trẻ
- Phim tài liệu 'Vietnamerica' ra mắt tại Newseum, WA
- Ông Robert Funseth, ân nhân của cựu tù cải tạo
- Ân nhân của những người Việt đến Mỹ theo diện HO qua đời
- Cuộc 'đi đêm' của ĐGH Francis và TT Obama về Cuba
- Cựu Phụ tá Ngoại trưởng Robert Funsett, người đàm phán chương trình H.O
- Tuần Lễ Vàng
- Lời thề bốn không ngày 2-9
- Khi đồ tể lâm bệnh nặng
- Pháp trở lại Việt Nam
- Hồn ‘Sát Thát’ có được đi vào Dự thảo luật Trưng cầu dân ý?
- Chuyến đi Về Bến Tự Do: cầu nguyện và thăm viếng nghĩa trang thuyền nhân
- Tri ân vị ngoại trưởng Canada đã cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân Việt
- Cách mạng tháng Tám - 70 năm nhìn lại
- Nhìn lại bức thư Võ Văn Kiệt 20 năm trước
- Ngày ông Kiệt viết thư lên Bộ Chính trị
- Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa
- "Khỏe Vì Nước"
- Giáo lý của người cách mạng CS trên thế giới từ 1917-2015
- Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam?
- Nước, Quốc Gia, Dân Tộc, và Việt Nam Cộng Hòa
- Hàng chục ngôi mộ người Việt ở Campuchia bị đập phá
- Tiết lộ video người dân Việt Nam ném đá chống trả Trung Cộng xâm lược biên giới
- 'Việt - Trung và Giải pháp Đỏ'
- TBT Nguyễn Văn Linh: Công hay tội?
- Làn sóng người tỵ nạn chính trị từ Việt Nam (4)
- Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN ( phần 3)
- Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN (phần 2)
- Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN (phần 1)
- Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân
- Con ở nơi đâu?
- Thảm họa Bắc thuộc: Phim Tài liệu
- 'Thân Thanh Triều nên mất nước'
- Tìm về đất mẹ
- Unforgotten: Phim tài liệu về tù cải tạo
- Đính chính và xin lỗi về bản tin cựu Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm qua đời
- Cựu Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm qua đời, thọ 87 tuổi
- Thảm trạng lịch sử chưa thể sang trang
- Những ngày cuối cùng của VNCH
- Viếng mộ người anh hùng nhảy dù - Đại tá Nguyễn Đình Bảo
- 12 ngày đêm trận chiến Xuân Lộc
- Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh
- Gia đình họ Ngô 'đáng thương, đáng kính trọng
- Mắc lừa bọn du côn
- Cuộc đời em gái Tổng thống Ngô Đình Diệm
- HENRY KISSINGER bị dân Mỹ kêu gọi phải bị khởi tố vì sự sụp độ của chế độ VNCH
- Vụ 16 tấn vàng:
- Họp Thành Đô 'nguyên nhân và diễn biến'
- Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo cấp cao’
- 4 vị vua chúa phong kiến 'mê tửu, đắm sắc' nhất sử Việt
- Nhìn lại 25 năm VN rút quân khỏi Campuchia
- 'Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ'
- Những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại
- Bí ẩn về số phận của các thái giám chốn cung đình Việt Nam
- Những trận chiến lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam
- Định cư 1 triệu người Bắc trên đất Nam
- 45 năm ngày tàu Apollo đổ bộ lên Mặt Trăng
- Hai bia đá chủ quyền thời VNCH là di tích quốc gia
- Tại sao QLVNCH lập ra ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân ?
- • Sư Ðoàn 21 Bộ Binh VNCH kỷ niệm 55 năm thành lập
- • BBC Phỏng vấn cố Trung tướng Trần Độ
- • Đi tìm Bà Nhu
- 50 năm sau, bí ẩn vẫn bao trùm vụ ám sát Kennedy
- Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu
- 150 năm Diễn văn Gettysburg
- Vì sao người Mỹ thần tượng JFK?
- Vụ ám sát Kennedy : 50 năm sau vẫn còn bí ẩn
- Kennedy 'sai nghiêm trọng' khi lật ông Diệm
- Chính tổng thống Mỹ ủng hộ lật ông Diệm
No comments :
Post a Comment