Một giàn khoan dầu của tập đoàn Ấn Độ ONGC ( ảnh: en.wikipedia.org)
Trọng Nghĩa
Việt Nam đang nổi lên thành nước bạo dạn nhất trong việc chống lại yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, thông qua hai hành động cụ thể nhắm vào đường lưỡi bò Trung Quốc, với vũ khí là quyền thăm dò dầu khí. Mỹ và Ấn Độ là hai phía hỗ trợ Việt Nam.
Mới nhất là sự kiện được tiết lộ hôm 06/07/2017, theo đó Hà Nội đã triển hạn giấy phép thăm dò lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam, cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh. Trước đó là thông tin về việc Hà Nội cho phép Talisman-Việt Nam - một liên doanh giữa ba tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tây Ban Nha và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất – khởi sự khoan dò tại lô 136-06, xa hơn xuống phía nam. Cả hai lô này đều bị Bắc Kinh cho là của họ vì nằm bên trong đường 9 đoạn – còn gọi là đường lưỡi bò – mà Trung Quốc trưng ra để khẳng định chủ quyền.
Theo trang mạng Mỹ The American Interest hôm qua, quả đúng là với hai động thái liên tiếp đó, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò « đối thủ hàng đầu » của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo tác giả bài viết trên trang mạng Mỹ, thời điểm Việt Nam bật đèn xanh cho các hành động đó không có gì là ngẫu nhiên.
Việc Việt Nam triển hạn cho ONGC Videsh tiếp tục thăm dò lô 128 được quyết định ngay sau khi ngoại trưởng kiêm phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh kết thúc 4 ngày công du Ấn Độ, nơi ông đã thảo luận về an ninh và hợp tác kinh tế, với một đối tác vốn không ngần ngại tái khẳng định rằng mọi nước cần phải bảo vệ quyền « tự do hàng hải và pháp luật quốc tế » ở Biển Đông.
Theo ghi nhận của Reuters, chống lại tham vọng của Trung Quốc muốn khống chế toàn bộ Biển Đông là điều được Hà Nội và New Delhi chia sẻ, và trong một vài năm gần đây, Ấn Độ đã tăng cường giúp Việt Nam nâng cao năng lực quốc phòng, cung cấp tầu tuần tra, huấn luyện phi công và thủy thủ tàu ngầm, cho Việt Nam tiếp cận thông tin vệ tinh để giám sát vùng biển của mình.
Chính trong chiều hướng kháng lại Trung Quốc đó, mà Việt Nam và nhất là Ấn Độ, đã tiếp tục hợp tác thăm dò lô 128, dù nơi đó được cho là sẽ không mang lại nhiều lợi ích về kinh tế.
Lý do tiếp tục hợp tác là « chiến lược », như một quan chức Ấn Độ từng xác nhận với Reuters. Có thể hiểu chiến lược là duy trì sự hiện diện cụ thể tại một nơi mà Trung Quốc đòi chủ quyền, mặc nhiên chọc thủng đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Ý nghĩa chiến lược « cắt đứt đường lưỡi bò » cũng có thể được thấy qua việc Việt Nam bật đèn xanh cho liên doanh Talisman Việt Nam khoan dò tại lô 136-06 mà Trung Quốc từng nhận là của họ và giao quyền khai thác cho hãng Brightoil ở Hồng Kông.
Những động thái được cho là bạo dạn của Việt Nam chống lại Trung Quốc trên Biển Đông cũng đã được giới quan sát lồng vào trong bối cảnh tân chính quyền Mỹ của ông Donald Trump liên tiếp thực hiện hai chuyến tuần tra « bảo vệ quyền tự do hàng hải » trên Biển Đông, thách thức Trung Quốc khi cho chiến hạm tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các thực thể mà Bắc Kinh trấn giữ, cả ở Trường Sa lẫn Hoàng Sa.
Song song với các sự kiện đó, hai chiến hạm Mỹ cũng đã cập cảng Cam Ranh từ hôm qua, bắt đầu các hoạt động diễn tập với Hải Quân Việt Nam. Ý nghĩa quan trọng của sự kiện này chính là địa điểm diễn tập là Cam Ranh.
Đây là hoạt động đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng ý nghĩa chống Trung Quốc được nêu bật vì diễn ra chỉ vài ngày sau khi một tàu chiến của Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa.
Cho đến gần đây, Trung Quốc đã gần như được tự do tung hoành ở Biển Đông. Với việc Việt Nam hành động mạnh mẽ hơn chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, và các cường quốc lớn như Hoa Kỳ Ấn Độ, Nhật Bản, can dự nhiều hơn, câu hỏi mà tờ The American Interest đặt ra là liệu cục diện có sẽ thay đổi được hay không?
Bài viết liên quan:
- Việt Nam không hoàn toàn cô độc ở biển Đông
- Trung Quốc đe dọa vũ lực, diễn biến nghiêm trọng trên biển Đông
- Hà Nội chỉ tuyên bố suông khi phản đối TQ?
- Biển Đông: Một thử thách đối với tân Ngoại trưởng Mỹ
- Biển Đông năm 2016 nhiều biến động khó lường
- Vận dụng phán quyết Biển Đông vào quan hệ Phi - Việt
- Máy bay chiến đấu Trung Quốc tuần tra các đảo tranh chấp
- Căng Thẳng Giữa Trung Cộng Và Úc Về Biển Đông
- Nga - Trung đồng sàng chống Mỹ nhưng dị mộng về Biển Đông
- Trung Quốc đe dọa chiến tranh ở Biển Đông
- Học giả quốc tế ca ngợi phán quyết của Tòa trọng tài về biển Đông
- Tòa Án Trọng Tài bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của TQ
- LS Hoàng Việt: Tòa quốc tế có thể phán quyết gián tiếp về đường lưỡi bò
- Nhật muốn G7 ra thông cáo khi có phán quyết của Tòa Trọng Tài
- Mỹ sẽ gia tăng tuần tra Biển Đông sau phán quyết của Tòa quốc tế?
- Các kịch bản phán quyết của Tòa Án Trọng Tài và hệ lụy đối với VN
- TQ sẽ không thay đổi những hành động tại Biển Đông
- Việt Nam và ASEAN không để cho Trung Quốc bịt miệng
- Ngoại giao và thực tế trong tranh chấp Biển Đông
- Tác động của vụ kiện Biển Đông đối với VN
- Biển Ðông: Hoa Kỳ lại 'vuốt cả mặt lẫn mũi' Trung Quốc
- Biển Đông : Trung Quốc sẽ siết chặt lệnh cấm đánh cá
- Biển Đông: Bài toán ‘thử tay nghề’ tân thủ tướng Việt Nam
- Bắc Kinh "rất bất bình" về tuyên bố của G7
- Mỹ đẩy Trung Quốc vào thế 'tiến thoái lưỡng nan'
- Biển Đông : Mỹ cho tầu ngầm neo đậu tại Philippines
- Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc rút khỏi Công ước luật biển 82?
- Hoa Kỳ, Nhật, Ấn sẽ tập trận chung trên biển
- Mỹ cảnh cáo TQ sẽ lãnh hậu quả vì quân sự hóa Biển Đông
- Hoa Kỳ sẽ chặn Trung Quốc kiểm soát Biển Đông
- Tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương: Sẽ gia tăng tuần tra Biển Đông
- Trung Quốc sẽ triển khai tên lửa ra Trường Sa
- Tên lửa Trung Quốc ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng Mỹ-Trung
- Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN và vấn đề Trung Quốc
- Chiêm tinh Hồng Kông : Biển Đông năm Khỉ sẽ dậy sóng nhưng có giải pháp
- Trung Quốc đang bị bao vây ở Biển Đông?
- Trung Quốc bày thêm trò mới tại biển Đông
- Nhật sẵn sàng dùng Hải quân đuổi tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải
- Vn phản đối TQ tiếp tục đáp máy bay lên Đá Chữ Thập
- Trung Quốc tiếp tục đáp máy bay xuống Trường Sa
- Vấn đề Biển Đông và chính sách đối ngoại-quốc phòng Mỹ
- John McCain trách chính quyền Mỹ thiếu quyết tâm
- VN gửi công hàm khẳng định chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa đến LHQ
- Trung Quốc lại đưa giàn khoan HD 981 đến Biển Đông
- B-52 Mỹ áp sát Đá Châu Viên, Trung Quốc phản ứng gay gắt
- Không quân Úc tuần tra gần đảo Trung Quốc bồi đắp
- Trung Quốc đã mặc nhiên lập vùng phòng không ?
- Singapore cho Mỹ mượn sân bay làm bàn đạp tuần tra Biển Đông
- Bắc Kinh sẽ thống trị Biển Đông nhờ 4 phi đạo trên đảo
- TQ phải trả giá đắt vì coi thường tòa quốc tế về Biển Đông
- Hoa Kỳ - ASEAN Summit: Ưu tiên hàng đầu là Biển Đông
- ASEAN cần mạnh mẽ hơn với TQ trong vấn đề biển Đông
- Căng thẳng biển Đông có thể được đề cập ở APEC?
- Lịch sử vai trò của VN đối với hải thương trên Biển Đông
- Quan điểm của luật sư về vụ kiện đường lưỡi bò trên biển Đông của Trung Quốc -p2
- Quan điểm của luật sư về vụ kiện đường lưỡi bò trên biển Đông của Trung Quốc - p1
- Trung Quốc điều phản lực cơ chiến đấu ra đảo Phú Lâm
- Châu Âu đứng về phía Mỹ trong vụ tàu chiến tuần tra biển Đông
- Mỹ đưa tàu chiến vào Biển Đông: Trung quốc phẫn nộ, Úc ủng hộ
- Tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý: Vai trò của VN?
- Chiến hạm Mỹ vào vùng 12 hải lý đảo nhân tạo trong vòng 24 giờ
- Vai trò Việt Nam trong kế hoạch của Mỹ ở Biển Đông
- Việt Nam ngả về Mỹ hay Trung Quốc?
- Mỹ sẽ 'thực hiện tới cùng' kế hoạch đưa tàu chiến tới gần các đảo ở Biển Đông?
- Bắc Kinh dọa phản ứng thích đáng nếu tàu Mỹ tiến vào Trường Sa
- Malaysia: yếu tố mới trong vấn đề Biển Đông
- Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông- CoC, có còn thực sự cần thiết?
- Tập Cận Bình : Chủ quyền bất khả xâm phạm của Trung Quốc tại Biển Đông
- Biển Đông và những diễn biến cần biết
- Tướng Trung Quốc tuyên bố không dùng vũ lực ở Biển Đông
- Tàu Mỹ áp sát đảo nhân tạo TQ: Việt Nam lấp lửng
- Báo TQ thách Mỹ vào trong 12 hải lý của đảo nhân tạo
- Mỹ lên kế hoạch tuần tiễu các đảo nhân tạo ở Trường Sa
- Hải quân Mỹ sẵn sàng tuần tra Biển Đông
- Mỹ giúp bốn nước Asean về an ninh biển
- Mỹ sẽ điều tàu chiến tới Trường Sa?
- Tư lệnh Mỹ tố cáo TQ cưỡng đoạt quyền tự do lưu thông
- Việt Nam cần vận động dư luận và mạnh dạn tố cáo TQ
- TQ: Nước thứ ba không được quyền thăm dò dầu khí ở Biển Đông
- Sự thật về nhiệm vụ tuần tra vì tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông
- Biển Đông: tuyên bố và hành động
- Đá Chữ Thập : Căn cứ tác chiến lớn nhất của Trung Quốc ở Trường Sa ?
- Mỹ lập lại quan ngại về Biển Đông
- Mỹ triển khai 30 000 quân đối phó với Trung Quốc
- Người Nhật quan tâm đến tranh chấp Biển Đông như thế nào?
- Căng thẳng Biển Đông là chủ đề quan trọng tại thượng đỉnh Mỹ-Trung
- VN cần làm gì để giữ chủ quyền trước những tuyên bố mới của TQ?
- Việt Nam đòi Trung Quốc 'huỷ bỏ quy hoạch sai trái về biển'
- Nhật bản và biển Đông
- TQ không thể đòi chủ quyền với tên «Biển Nam Trung Hoa»
- Sóng ngầm Biển Đông
- Nghị sĩ McCain muốn chiến hạm Mỹ đi sát đảo nhân tạo ở Trường Sa
- Hoa Kỳ kêu gọi TQ chấm dứt những hành động đơn phương
- Trung Quốc có thể có 5 phi trường ở biển Đông
- Dương Khiết Trì : Vấn đề Biển Đông không liên quan gì đến Mỹ
- Indonesia tăng cường khả năng đối phó nguy cơ xung đột
- Mỹ có thể đưa tàu chiến đến gần đảo nhân tạo của TQ
- Không quên tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông
- Trung Quốc sẽ chiếm trọn biển Đông vào năm 2017
- Hải quân Mỹ sẽ gia tăng tập trận ở Biển Đông với mục tiêu răn đe
- Việt Nam gia hạn cho Ấn Độ thăm dò dầu khí ở Biển Đông
- Giàn khoan TQ vẫn trong vùng biển tranh chấp với VN
- Trung Quốc bành trướng ở Đông Nam Á
- Chiến lược an ninh mới của Mỹ về Biển Đông chưa đủ quyết liệt?
- Lầu Năm Góc tố cáo Trung Quốc tăng tốc xây đảo nhân tạo tại Biển Đông
- Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông và đất liền
- Biển Đông trong ván cờ của các cường quốc
- Nhật Bản ngày càng cụ thể hóa chính sách can dự vào Biển Đông
- Tại ASEAN, Mỹ công khai tố cáo Trung Quốc về Biển Đông
- Trung Quốc tuyên bố ngưng cải tạo đất ở Biển Đông: Không thuyết phục
- Biển Đông : Mỹ yêu cầu Trung Quốc dừng các hoạt động "có vấn đề"
- Hội nghị ASEAN khai mạc : Biển Đông được nêu lên bất chấp Trung Quốc
- ASEAN-Biển Đông : Malaysia không phải là Cam Bốt
- Có phải Biển Đông bắt đầu gợn sóng?
- ‘Đảng Dân chủ thắng Hạ viện, nhưng Trump thắng cả cuộc bầu cử’
- Bầu cử Mỹ: Không có ‘sóng Đỏ’ hay ‘sóng Xanh’, nhưng có ‘sóng Tiền’
- Lê Văn Tám và những huyền thoại cách mạng
- Thêm tâm thư yêu cầu lãnh đạo đảng cộng sản thay đổi
- Những nạn nhân bị công an đánh sau bạo động ở Bình Thuận nói gì?
- Phạm Minh Chính và Đặc khu Vân Đồn (Phần 2)
- Phạm Minh Chính và Đặc khu Vân Đồn (Phần 1)
- ‘Cơn bão’ phản đối Dự Luật Đặc khu
- Nhân viên rút ruột, ngân hàng chối bỏ trách nhiệm
- Bộ Công an VN và những hệ lụy từ vụ Trịnh Xuân Thanh
- Nguy cơ an ninh khi lập đặc khu cho thuê 99 năm
- Từ 'thu phí' thành 'thu giá': Chuyện khôi hài
- Bộ Công Thương lỗ nặng, ai chịu trách nhiệm?
- Vụ án bắt cóc tại Berlin hé lộ hệ thống an ninh Việt Nam tại hải ngoại
- Quan hệ VN với EU sẽ ra sao sau khi Slovakia lên tiếng vụ Trịnh Xuân Thanh?
- Những ngày cuối cùng của VNCH
- Giỗ Tổ Hùng Vương: Cần hiểu hơn về Tổ tiên người Việt.
- Tự do báo chí ở VN ngày càng tồi tệ
- Liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ra tòa?
- Tướng công an bị ông Trọng cho vào “lò”
- Sức ép Internet và việc xuất bản sách "nhạy cảm" ở Việt Nam
- Trung Quốc nỗ lực xâm nhập khu vực sông Mekong
- Ký giả Dan Southerland: "Thảm sát trong biến cố Mậu Thân là tội ác chiến tranh"
- Trận chiến Mậu thân nhìn từ hai phía
- Trịnh Xuân Thanh chưa thoát án tử hình?
- Lòng tham và tự trọng trong vụ vây cá mập trên nóc tòa đại sứ
- Nhà nước cần làm gì với hơn 57 ngàn cán bộ dư thừa?
- Ông Thăng xin tại ngoại giữa lúc nhiều người ‘thông cảm’
- Thực trạng băng nhóm “xã hội đen” trong nền kinh tế: Làm sao xóa bỏ?
- Ông Vũ "Nhôm" làm việc cho Bộ Công An, hay một số sĩ quan CA?
- Tham nhũng và chủ quyền
- Người dân quan tâm đến đại án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh ra sao?
- Đinh La Thăng trong chiếc còng số tám
- Trịnh Xuân Thanh bác bỏ cáo buộc tham nhũng
- “2018 – sóng thần trên chính trường VN”
- Mạng xã hội thách thức truyền thông chính thống tại Việt Nam?
- Quyết định Một Không Hai, Luật của Đảng hay Nhà nước pháp quyền?
- Vì đâu chán Đảng, khô Đoàn, nhạt chính trị?
- Khai trừ khỏi Đảng nếu đòi “xã hội dân sự” hay “tam quyền phân lập”
- Tương lai nào chờ Đinh La Thăng?
- Luật hóa việc ‘xúc phạm’ lãnh tụ là phi lý.
- Di sản Nguyễn Bá Thanh và đấu tranh nội bộ
- Vụ Đà Nẵng: Ẩu đả cung đình?
- Nhà nước cộng sản đầu tiên ở Á Châu
- Cuộc chiến Việt Nam vẫn chia rẽ người Việt Nam
- Lịch sử Việt Nam sẽ sang trang khi không còn “ngụy quân ngụy quyền”?
- Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị!
- Phải làm gì để trở thành lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam?
- Nghi vấn về sự vắng mặt của Trần Đại Quang
- Việt Nam không hoàn toàn cô độc ở biển Đông
- Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, rất tai hại cho quan hệ ngoại giao
- Đức đòi Hà Nội 'trả' Trịnh Xuân Thanh
- Câu chuyện đập lề đường
- Những ngày cuối cùng của VNCH
- Cho những người vừa nằm xuống chiều qua
- Chính quyền Lộc Hà, Hà Tĩnh đồng ý đối thoại với dân về Formosa
- Giới trẻ chia sẻ việc đưa thông tin lên mạng xã hội
- Doanh nghiệp hải sản bị nhà nước bội ước
- Một năm bất nhất của chính quyền về thảm họa Formosa
- Danh sách 168 quan chức Việt Nam bị đề nghị Hoa Kỳ chế tài theo Luật Magnitsky
- Việt Nam, Hàn Quốc tìm cách ‘ghìm cương’ Bắc Hàn?
- Quan hệ Mỹ - Trung và tranh chấp Biển Đông
- Khi kiều hối giảm mạnh
- Người Việt ở Đài Loan biểu tình đòi quyền lợi cho nạn nhân Formosa
- Chủ nghĩa Cộng sản – Tai họa Trăm năm
- CHẤN ĐỘNG: Rò rỉ clip Thiếu tướng CA Trương Giang Long GĐ Học Viện Chính trị khẳng định: “Có đến hàng trăm lãnh đạo do TQ cài cắm”!
- Một đại biểu QH ‘cáo quan, về quê’ bất thường
- Khi nhà nước nhận xe sang của doanh nghiệp
- Việt Nam hướng về Bắc Kinh ngày 18/3?
- 2016: Năm buồn của ngành xuất khẩu gạo
- Để cứu muôn người, kỷ luật ai?
- Cục trưởng chống tham nhũng 'bào chữa' việc nhận xe biếu?
- Hà Nội chỉ tuyên bố suông khi phản đối TQ?
- Chết trong đồn CA bao giờ được nhận xác?
- Công an phải hiểu và tôn trọng luật pháp
- Môi trường ô nhiễm, dân kêu cứu
- Cuộc chiến 1979 ở Lạng Sơn
- Phải đưa cuộc chiến biên giới phía bắc vào sách giáo khoa
- Tướng Tô Lâm: ‘Công dân VN không mang hộ chiếu giả’
- Gia đình thứ trưởng và khối tài sản khổng lồ
- Chuyện xây tượng Hồ Chí Minh ở Áo
- Ngoại giao "đu dây" của Hà Nội
- Thế giới và Việt Nam sau TPP
- Biển Đông: Một thử thách đối với tân Ngoại trưởng Mỹ
No comments :
Post a Comment