Mời xem Buôn Ma Thuột, hay Ban Mê Thuột xưa : những bức
ảnh chưa từng công bố. Ngọc Lý từ phương xa sưu tầm trên Internet và tặng chị
Huỳnh Huệ, các tác giả và các bạn Ban Mai Hồng. Đương sự xin phép chôm tặng các
Ace QHNM và sis NT nhen Từ từ Hàn update nha vì Dục Tốc Bất Đạt
á!
Nhìn
lại quá khứ để thấy được sự tiến triển tột bậc của hiện tại và tương lai. Suốt
chiều dài lịch sử của chế độ thực dân, Tây nguyên từng là nơi trồng và khai thác
cao su, là nơi rừng thiêng nước độc với câu thơ “… Cao su đi dễ khó về, khi đi
trai tráng khi về bủng beo…”. Tuy thế, vẫn tồn tại những góc sáng của lịch sử
thể hiện qua cảnh vật, công trình hay con người của nơi đây đậm chất phong sương
mà nếu giờ này bạn đi vào một số huyện vùng sâu bạn có thể còn bắt gặp những
hình ảnh như thế…
01. Rạp Nguyễn Huệ – trên đường Quang Trung – 1965
02. Đường Nguyễn tất Thành năm 1965
03. Bùng binh cây số 3 – năm 1960
04. Rạp báo trên gốc đường Quang trung – Lê Hông Phong – 1960
05. Nhà cửa trên đường Phan chu trinh – 1965
06. Đường Nguyễn Công trứ – đoạn giữa Điện Biên Phủ và Y Jut – 1965
07. Một gốc nhìn khác của rạp Nguyễn Huệ – xưa là rạp Lô Đô – năm 1960
08. Một đám tang trên đường Phan Bội Châu – năm 1963
09. Tiệm vàng Kim Môn – ngã tư Nơ trang Long – Điện Biên Phủ – 1960
10. Đường Quang Trung – đoạn giữa Xô Viết Nghệ tỉnh và Lê Hồng Phong – góc nhìn từ quán cà phê Piano – 1964
11. Một gốc đường Y Jút và Nơ Trang Long – 1964
12. Khách sạn Đắk Lắk – nằm trên đường Quang Trung – đoạn giữa Lê Hồng Phong và Điện Biên Phủ – 1965.
13. Đường Nguyễn Lương Bằng – đường đi Hòa Thắng – 1960
14. Đường Phan Chu Trinh – góc nhìn từ Buôn Ma Thuột đi Cư Mnga
15. Một ngôi nhà Trên Đường Nguyễn Tất Thành – 1960
16. Đường Nguyễn Chí Thanh – đoạn Công ty cao su Đắk Lắk – 1960
17. Đường Quang Trung – giữa Y Jut và Lý Thường Kiệt 1963 – Kho Bạc nhà nước ngày nay
18. Đường Nguyễn Du – 1960
19. Cây xăng cây số đi cây số 3 – 1960
20. Đường Quang Trung – 1960
21. Nữ sinh Buôn Ma Thuột trên đường Quang Trung – 1965
22. Hội Chợ Tây Nguyên 1963
23. Tiệm giặt ủi đầu đường Trần Phú – 1964
24. Bến xe lam trên đường Nơ Trang Long – đoạn giữa Lý Thường Kiệt và Y Jút – 1960.
25. Nhà hàng Đắk lắk đầu đường Hoàng Diệu – 1960
26. Một quầy hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai – Trần Bình Trọng – 1960
27. Đường Y Jút – 1965
28. Khách sạn Hoàng Gia trên đường Hai Bà Trưng – 1965
29. Đường Lê Hồng Phong 1960 – Đoạn Bán Công Buôn Ma thuột ngày nay
30. Khu phố sầm uất nhất Ban Mê Thuột năm 1964 – đường Y Jút
31. Trại Hòm Phú Lâm – trên đường Hoàng Diệu – 1965
32. Khách sạn Kinh Đô – ngã tư Hai Bà Trưng – Quang Trung – 1960
33. Một góc nhìn khác của ngã 6 – 1963
34. Quốc lộ 14 đi Gia Lai – đoạn Công viên nước – 1968
35. Đường Y Jút – 1966
36. Thiếu nữ Buôn Ma Thuột trên đường Nguyễn Tất Thành – 1965
37. Đường Lê Hồng Phong – đoạn giữa Phan Bội Châu – Quang Trung – 1966
38. Cuối Đường Phan Bội Châu – 1963
39. Một quán hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai – 1963
40. Mẹ và con trên đường Nguyễn Tất Thành – 1965
41. Phơi lúa trên Đường Phan Chu Trinh – 1965
42. Trại Hòm Trương Bá Thành trên đường Hoàng Diệu – 1965
43. Góc đường Điện Biên Phủ – Phan Bội Châu – 1965
44. Phơi lúa trên đường Hoàng Diệu – đoạn Xô Viết Nghệ Tĩnh – Mạc thị Bưởi – 1965.
45. Đường Lê Duẫn – đoạn giữa Viễn thông tỉnh và Phạm Hồng Thái – 1960
46. Đường Y Jút – 1960
47. Đường Điện Biên Phủ – 1960
48. Ngã tư Y Jút – Quang Trung nhìn từ máy bay trực thăng – 1965
49. Nhà trên đường Nguyễn Tất Thành – 1960
50. Công nhân vệ sinh nghỉ trưa tại góc đường Hai Bà Trưng – Quang Trung – 1960
51. Chợ Buôn Ma Thuột – 1965
52. Đường Nguyễn Tất Thành – Xuân Mậu Thân 1968
53. Làm bánh tráng trên đường Mạc Thị Bưởi – 1965
54. Thiếu nữ Buôn Ma Thuột dạo phố chợ trên đường Y Jút – 1965
55. Ngã ba Hòa Bình – 1963
56. Một ngôi nhà trên đường Trần Phú – 1960
57. Đi chợ – đường Phạm Ngũ Lão – 1965
Trường La San KBuôn Ban Mê Thuột
Sư huynh Hiệu trưởng Jules Nguyễn Chí Hòa
Sư huynh quản lý Salomon
SH Colombanb
Frere Châu
Frere Nguyên ( Genere Võ Thành Nhơn)
Các Sư Huynh Và Thầy cô La San BMT
Từ trái sang phải: SH Pierre - Thầy Luyện - T. Nguyễn Đức Tá - SH Colombanb - T. Trần Cường - Cô. Hương - T. Tạ Duy Sơn - SH. Ân - T. Trương Văn Trúc - SH. Dấmene - T. Nguyễn Thái Bình - SH. Constant
Lớp Đệ Ngũ La San BMT - 1963
Lớp Đệ Tam La San BMT - 1964
Lớp Đệ Nhị La San BMT - 1965
Lớp năm La San Lam Sơn - 1964
Lớp năm La San Lam Sơn BMT
La San Lam Sơn
Lớp nhất La San đồi BMT
Niên Khoá 1971 - 1972 Lớp 8/2 La San BMT
Niên khoá 1971 - 1972 lớp 8/1 La San BMT
Lớp 8/1 năm 1971 - 1972
Nguồn : Tu Liệu La San BMT
Đây là bản đồ thị xã Ban Mê Thuột trước 1975 có hai con
đường chúng tôi đã viết trong lời mở của truyện Quán Đợi Hoàng Hôn (Y Jut và Ama
Trang Long). Tôi chỉ nhầm ở chữ Nơ. Thay vì là Ama Trang Long chứ không phải là
Nơ Trang Long. Xin xem bản đồ đính kèm.
Xin gởi các anh xem bài " Nhớ về tháng 3-1975 ở Ban Mê Thuột .VN " để nhớ về những năm tháng chiến đấu gian khổ và ở nơi đó Phi đoàn 219 đã mất mát quá nhiều chiến hữu.
Ngày 1-3-1975 Sư đoàn 968 Bắc
Việt chiếm đồn bót gần Thanh An, pháo kích phi trường Cù Hanh, Pleiku. Ngày 3-3
Trung đoàn 95 và Sư đoàn 3 CS ngăn chận quốc lộï 19 tại An Khê. Ngày 5-3 Trung
đoàn 25 CS cắt Quốc Lộ 21 giữa Phước An và Khánh Dương, cắt đường Nha Trang-Ban
Mê Thuột. Tướng Phú cho tăng cường Trung đoàn 45 tại Thanh An và cho 2 Tiểu đoàn
BĐQ và thiết giáp giải toả quốc lộ 19. Ngày 7-3 Sư đoàn 320 CS chiếm Thuần Mẫn,
ngày 9-3 Sư đoàn 10 CSBV tấn công Đức Lập, Quảng Đức, căn cứ núi lửa và 23 bị
tràn ngập.
BV cô lập Ban Mê Thuột cả Bắc và Nam mà Tướng Phú vẫn cho là địch
sẽ đánh Pleiku, ông lại nghĩ chúng nghi binh vờ đánh Ban Mê Thuột. Tuy nhiên
theo đề nghị của Bộ tư lệnh Quân đoàn ông đã cho trực thăng vận 2 tiểu đoàn BĐQ
thuộc Liên đoàn 21 từ Kontum đến Buôn Hô cách 30 km ở phía Bắc Ban Mê Thuột. Sự
sai lầm của Tướng Phú đã được CS khai thác triệt để, họ nghi binh tối đa để đánh
lừa ông và gọi đây là cuộc chiến tranh cân não.
Ngày 9-3 Tỉnh trưởng Ban Mê
Thuột đã triệu phiên họp khẩn cấp tại toà hành chánh và báo động đỏ, cắm trại
100%. Hai giờ sáng ngày 10-3 đặc công Việt cộng trong thị xã đột nhập phi trường
phá huỷ một máy bay, 3 Sư đoàn CS 316, 10, 320 với ba mũi tấn công thị xã phối
hợp với đặc công đã nằm bên trong. CS pháo kích ầm ầm như phong ba bão táp vào
các vị trí của quân trú phòng rồi đưa xe tăng, xe kéo pháo, phòng không, quân
xa.. ồ ạt tiến về thị xã từ xa, lần đầu tiên BV đánh trận bằng xe hơi.
Trận
bão lửa đã được Nguyễn Định ghi nhận .
“….Tiếng rít của hoả tiễn và đạn đạo
130 ly khủng khiếp như xé cả không gian mà người ta thực sự chưa từng nghe thấy
một lần trong đời. Những tiếng nổ cứ liên tục như những dây pháo đại không
ngừng, làm vỡ tung hết các cửa kiếng và rung chuyển cả thành phố như cảnh tượng
động đất được thấy trên màn bạc. . . . . . . . Thành phố đã như con tầu chao
nghiêng trong bão tố.” (Ban Mê Thuột Ngày Đầu Cuộc Chiến, bút ký.)
Theo tài
liệu Cộng Sản, trong một đêm BV đã đưa được một lực lượng đông đảo 12 Trung đoàn
gồm 9 Trung đoàn bộ binh và các Trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không..vào
trận địa đúng thời gian. Họ bỏ qua các đồn bót dọc đường, tiến về thị xã, bắc
phà cho cả đoàn xe vượt sông Serepok, các mũi tiến công đã tiến vào đúng thời
gian. Địch chia làm 3 mũi tấn công, mũi thứ nhất đánh trại Mai Hắc Đế, cánh thứ
hai đánh phi trường Phụng Dực (có 2 Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 53) tại đây 4 xe
tăng bị bắn cháy, 200 tên địch bị hạ, cánh thứ ba đánh phi trường L19 để tiến
vào thị xã tấn công tiểu khu, khi vào thị xã 10 xe tăng đã bị ĐPQ bắn
cháy.
Vào buổi chiều Cộng quân chiếm được một nửa thành phố, ĐPQ, nghĩa quân,
cảnh sát vẫn chiến đấu anh dũng tại nhiều nơi. Tướng Phú cho trực thăng vận Liên
đoàn 21 BĐQ xuống Buôn Hô từ đó hành quân vào thị xã tiến chiếm Tiểu khu Ban Mê
Thuột nhưng Liên đoàn không đạt được mục tiêu vì sự điều quân vị kỷ của Chuẩn
Tướng Lê Trung Tường, Tư lệnh Sư đoàn 23, nhiều tài liệu và nhân chứng cho thấy
ông điều động Liên đoàn 21 đưa gia đình, vợ con ông về Trung tâm huấn luyện cách
Ban Mê Thuột vài cây số để ông đưa trực thăng xuống bốc đi.
Cảnh hoang tàn
ghê rợn của thành phố đã đượïc Nguyễn Định mô tả như sau.
“Mười sáu giờ ngày
thứ hai 10 tháng 3 năm 1975, Cộng quân hoàn toàn làm chủ tình hình tại thị xã
Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn
giữ.
Trong thành phố tiếng súng nổ đã im, nhưng cảnh hoang tàn của thị xã
thật không cách nào tả cho xiết. Những khu phố bị cháy không ai dập tắt. Đóm
lửa, tro tàn, và bụi khói bao phủ khung trời thị xã như một màn sương đục. Mặt
đường lỗ loang những dấu đạn cầy. . . . Rải rác trên các khu phố những vũng máu
và thây người, kẻ bị thương, bị chết không ai săn sóc. Thị xã không hẳn là bãi
tha ma, mà là hỗn độn của một thế giới nửa sống nửa chết.” (Ban Mê Thuột Ngày
Đầu Cuộc Chiến, bút ký.)
Và dưới đây lúc sáu giờ chiều.
“Trong nội vi thị
xã, cho đến 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, trận chiến được coi như kết
thúc. Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn
của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của
một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”.(Nguyễn Định, BMTNĐCC.)
Sáng
11-3 không quân oanh tạc lầm vào Bộ Chỉ Huy của Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột
cắt đứt liên lạc với Quân đoàn 2. Bắc Việt cho tăng cường Sư đoàn 320 tiếp tục
tấn công phi trường Phụng Dực, Trung đoàn 53 cầm cự đến ngày 17 -3 thì chấm dứt,
Phạm Huấn cho biết họ chiến đấu quả cảm tới người cuối cùng, nhưng cũng có tài
liệu nói một số ít thoát ra khỏi vòng vây chạy vào rừng. Nguyễn Định nói các lực
lượng trú phòng như ĐPQ, nghĩa quân, Cảnh sát đã chiến đấu hết sức mình nhưng
phải chịu thua trước số đông áp đảo của BV.
Ngày 11-3 Bộ Tư Lệnh Sư đoàn 23
lập kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột.
-Trung đoàn 45 được trực thăng vận từ
đèo Tử Sĩ đến quận Phước An để tiến vào hướng Đông thị xã.
- Liên đoàn 7 BĐQ
được không vận từ Sài Gòn ra thay trung đoàn 44, Trung đoàn này sẽ được trực
thăng vận tới Phước An.
Ngày 13-3 Trung đoàn 45 tiến về Ban Mê Thuột bị chận
đánh cầm chân tại vòng đai thị xã, Liên đoàn 21 Biệt động quân bị đánh rút ra
khỏi phi trường L19, cuộc trực thăng vận Trung đoàn 44 bị hủy bỏ, pháo binh chỉ
còn hai khẩu 105 ở Phước An, không quân gặp nhiều khó khăn vì BV xử dụng hoả
tiễn tầm nhiệt SA-7. Ngày 15-3 Tổng thống Thiệu hủy bỏ kế hoạch tái chiếm và cho
lệnh rút khỏi Phước An. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 thất vọng nói “ không có
một tia hy vọng nào giải cứu Ban Mê Thuột”. Cuộc phản công tái chiếm Ban Mê
Thuột thất bại vì ta không đủ lực lượng vả lại các đường dẫn vào Ban Mê Thuột đã
bị cắt hết.
BV lấy được nhiều chiến lợi phẩm củaVNCH, Cục trưởng hậu cần Đinh
Đức Thiện khoe là họ đã bỏ một vốn mười lời, đã lấy được nhiều lương thực đạn
dược đủ dùng cho cả năm sau, y cũng nói đã lấy được nhiều xe, nhiều đạn trong
kho Mai Hắc Đế, Ban Mê Thuột. Ông Nguyễn Đức Phương đã nhận xét về diễn tiến
trận đánh chiếm Ban Mê Thuột của Cộng quân như sau.
“Do những thất lợi về
phương tiện vận chuyển và yếu tố quân số của QLVNCH, kế hoạch tấn công Ban Mê
Thuột của Tướng Văn Tiến Dũng khá đơn giản, bao gồm hai yếu tố bí mật bất ngờ và
tập trung đông quân số để áp đảo địch quân. Đầu tiên đánh vào một số diện tại
quân khu 2 để lôi cuốn các đơn vị QLVNCH có nhiệm vụ giải tỏa. Sau đó cắt đứt
các trục lộ giao thông chính dẫn đến mục tiêu đồng thời chiếm các phi trường để
ngăn chận tiếp viện bằng đường hàng không để sau cùng cường tập tiêu diệt điểm
với chiến thuật ba mũi giáp công” (Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang
716.)
Hậu quả của trận Ban Mê Thuột không thể lường trước được. Một ngày sau
khi BV tấn công Ban Mê Thuột, Tổng Thống Thịêu mở phiên họp tại Dinh Độc Lập
ngày 11-3 gồm Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng
Đặng Quang, Phụ tá an ninh Quốc Gia. Nội dung nói về kế hoạch di tản Quân khu 1
và 2 về giữ Quân khu 3 và 4 và chỉ giữ một phần duyên hải vùng 2 vì lãnh thổ quá
rộng không đủ lực lượng bảo vệ. Ngày 14-3 trong một phiên họp tại Cam ranh với
Hội Đồng Tướng Lãnh ông Thiệu quyết định di tản toàn bộ chủ lực thuộc Quân đoàn
2 về duyên hải qua tỉnh lộ 7B.
Trận Ban Mê thuột mở màn cho giai đoạn chót
của cuộc chiến tranh Việt Nam. BV có yếu tố bất ngờ, bảo mật. Ban Mê Thuột không
thuận lợi cho việc phòng thủ. Từ tháng 2-1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đã báo cáo
tin tức cho thấy BV chuẩn bị đánh Ban Mê thuột do tù binh, hồi chánh viên khai
báo kế hoạch của địch. Các cuộc hành quân Phượng Hoàng của Cảnh sát, nghĩa quân,
những người khai thác lâm sản… đã báo cáo cho chính quyền Ban Mê Thuột biết tin
tức về địch xuất hiện gần thị xã.
Khi Tổng thống
Thiệu đến ăn Tết với Trung đoàn 44, Trung tá Trưởng phòng 2 Sư đoàn 23 đã trình
lên Tổng thống, ông bèn lệnh cho Tướng Phú điều Sư đoàn 23 trở lại Ban Mê Thuột
nhưng Tướng Phú tin Cộng quân sẽ đánh Pleiku, chúng giả vờ nghi binh tại Ban Mê
Thuột. Nguyễn cao Kỳ sau này cho biết chúng ta không bị bất ngờ khi CS tấn công
Ban mê Thuột, rằng ông Cao Văn Viên đã được thông báo cho biết kế hoạch đánh Ban
Mê Thuột, theo ông Kỳ Tướng Viên đã bàn với Tướng Thiệu, Phú về kế hoạch phòng
thủ Ban Mê thuột. Tướng Phú cứ nhất quyết ông nắm vững tình hình, địch sẽ đánh
Pleiku, sự thực ông đã mắc kế nghi binh của CS, không ai cản được ông ấy. Bộ TTM
của QĐVNCH đã cảnh báo Tướng Phú coi chừng BV đánh Ban Mê Thuột nhưng ông vẫn
khăng khăng địch sẽ đánh Pleiku, ông nói mình đã nắm vững tình hình.
Theo
Nguyễn Trọng Luật, CS biết phía VNCH hay nghe lén truyền tin của họ và họ đã đưa
những tin giả để đánh lừa ta. Tướng Phú đã mắc lừa kế nghi binh của CS, theo
Tướng Hoàng Lạc trước ngày Văn Tiến Dũng lên đường vào Nam, Võ Nguyên Giáp đã
dặn Dũng phải nghi binh tối đa để đánh hoả mù. Yếu tố bất ngờ của Ban Mê Thuột
cũng như Tết Mậu Thân ở chỗ không ai tiên đoán được tầm mức rộng lớn của nó. Bộ
Tư lệnh quân đoàn 2 không thể ngờ được Bắc Việt đã tung vào QK-2 đến 6 sư đoàn
vì thiếu tin tình báo, không đánh giá đúng mức lực lượng địch
Yếu tố địa hình
Ban Mê Thuột không có chướng ngại thiên nhiên như Kontum để trì hoãn sự tiến
quân của CSBV, diện tích rộng hơn Kontum Pleiku nhiều. Ban Mê Thuột trên thực tế
không có vòng đai phòng thủ liên tục, quá nhiều đồn điền san sát nhau, địch có
thể lợi dụng ngụy trang. Những cánh rừng già phía Tây Bắc đã được công binh CS
chuẩn bị sẵn.
Tại Ban Mê Thuột tấn công bằng chiến xa rất khó, Pleiku với
những đồi thoai thoải dễ hơn nhưng BV đã cho công binh dọn đường trước, họ cưa 2
phần 3 các gốc cây lớn, cây không bị đổ, máy bay thám thính ở trên cao nhìn
xuống không thấy dấu hiệu gì, CS ngụy trang rất khéo ngay từ thời chiến tranh
Việt Pháp 1947-1954 cũng vậy. Khi mặt trời lặn chiến xa cứ việc ủi sập cây mà
tiến vào thị xã dễ dàng. Hai giờ sáng Cộng quân pháo ầm ầm vào thị xã như vũ bão
để che lấp tiếng động cơ xe chạy, đến 7 giờ xe tăng địch đã vào trong thành
phố.
Tướng Phú mới lên nhậm chức Tư lệnh quân đoàn có vài tháng nên không nắm
vững tình hình cho lắm, không có uy tín với Bộ Tổng tham mưu. Ông nhậm chức Tư
lệnh quân khu ngày 5-11-1974 do Phó Tổng thống Trần văn Hương đề nghị thay thế
Tướng Nguyễn Văn Toàn bị kết án tham nhũng, không do Tổng Tham mưu trưởng đề
nghị nên trước khi ra đơn vị, lên trình diện Bộ Tổng Tham mưu đã không được
Tướng Cao Văn Viên tiếp đón. Theo Phạm Huấn, Quân đoàn 2 lủng củng nội bộ, nhiều
sĩ quan cao cấp tại Quân đoàn vô kỷ luật, bất mãn không hợp tác với Tướng Phú,
ông mới nhậm chức chưa đủ thời gian nắm vững tình hình. Ngoài ra 2 tháng trước
khi sẩy ra trận Ban Mê Thuột, theo Nguyễn Đức Phương quân số Quân đoàn 2 không
tới 70%, thiếu tiểu đội trưởng. Tham mưu trưởng với Bộ tham mưu bất hợp tác, hai
Tướng phó tư lệnh hữu danh vô thực, các đơn vị chỉ phòng ngự mà không có một
cuộc hành quân thăm dò nào để tìm diệt địch.
Nhiều người qui trách nhiệm cho
Tướng Phú đã để mất Ban Mê Thuột, Phạm Huấn cho rằng ông không đủ khả năng nắm
giữ một Quân đoàn. Mặc dù đã có tin tức tình báo cho hay Việt Cộng sẽ đánh Ban
Mê Thuột, ngay cả Đại Tướng Viên và ông Thiệu đã nhắc nhở Tướng Phú coi chừng
Việt Cộng tấn công Ban mê Thuột nhưng ông vẫn nói mình nắm rất vững tình hình,
vẫn một mực tin rằng địch sẽ đánh Pleiku, không ai cản được ông vì đã bị mắc lừa
kế nghi binh của CS.
Dư luận chung của giới chức cao cấp quân sự và các ký
giả, sử gia.. đều cho rằng Tướng Phú là người không đủ khả năng để chỉ huy một
Quân đoàn nên đã để mất Ban Mê Thuột, ông Cao Văn Viên cho rằng việc thay đổi
chức vụ Tư Lệnh Quân khu 2 là một trong những nguyên do đưa tới sự thất thủ Ban
Mê Thuột, ý Tướng Viên nói Cựu Tư lệnh QK- 2 Nguyễn Văn Toàn có nhiều kinh
nghiệm và khả năng hơn Tướng Phú
Ngoài ra tại Quân khu 2 lực lượng BV rất
mạnh, họ đã đưa vào chiến dịch Tây nguyên tới gần 6 Sư đoàn trong khi ta chỉ để
2 Sư đoàn chủ lực và 7 Liên đoàn Biệt động quân lại phải trải ra phòng thủ nhiều
nơi trong Quân khu. Theo Nguyễn Đức Phương dù biết trước Ban Mê Thuột bị tấn
công để tăng cường yểm trợ cũng khó mà giữ được, VNCH chỉ có thể đưa tới mặt
trận một, hai Trung đoàn hoặc một vài Liên đoàn biệt động quân vì không còn quân
trừ bị, cái khó nó bó cái khôn. Nguyễn Đức Phương cho rằng qua kinh nghiệm Mùa
hè đỏ lửa 1972, mặc dù đã tập trung Sư đoàn 23 BB tại Kontum nhưng việc phòng
thủ khó có thể thành công nếu không có yểm trợ của máy bay chiến lược B-52, mặt
trận Ban Mê Thuột chỉ có sự yểm trợ của không quân chiến lược B-52 mới có thể
cứu vãn tình thế, nhưng từ nay yểm trợ của B-52 không bao giờ có được.
Như đã
nói ở trên lực lượng hai bên đã rất chênh lệch CS lại đánh lén, thì họ phải
thắng. Theo Nguyễn Đức nếu biết trước và tăng cường yểm trợ để gây tổn thất nặng
nề cho BV thì có thể giảm bớt áp lực địch tại các mặt trận khác hy vọng không
đưa tới tình trạng hốt hoảng hỗn loạn dây chuyền đưa tới sụp đổ.
Chúng ta có
thể kết luận Ban Mê Thuột thất thủ vì .
- Sự sai lầm của Tướng Phú khi cho
rằng CSBV tấn công Pleiku trước, ông đã mắc lừa kế nghi binh của đối
phương.
-Lãnh thổ rộng thu hút gần hết chủ lực quân, lực lượng tổng trừ bị
không còn.
- Áp lực CSBV mạnh.
- Thiếu tin tức tình báo
Trận Ban Mê
Thuột đã đưa tới sụp đổ Quân đoàn 2 và những sụp đổ kế tiếp lớn lao hơn thế, đó
là một khúc quành thật bi thảm trong cuộc chiến tranh dài nhất của Thế
Kỷ.
Xin thêm vài tấm BMT trước 75, hy vọng không bị trùng Ai thích đọc về BMT với giọng văn hài hước thì Hàn đang viết 1 bài về TP Cao Nguyên lịch sử ngày nào, sẽ post trong một ngày gần đây.
No comments :
Post a Comment