Friday, August 7, 2015

Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa

HINH
Dân biểu Alan Lowenthal đến thăm Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa tháng 5/2015
Thanh Trúc, phóng viên RFA Phần âm thanh Tải xuống âm thanh


Dân biểu Hoa Kỳ, ông Alan Lowenthal, là người rất quan tâm đến công việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, từng gởi văn thư với 18 chữ ký của đồng viện để yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu vấn đề  Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị bỏ phế với chính quyền Việt Nam.
Vận động trùng tu nghĩa trang
Trong chuyến đi làm việc tại Việt Nam hồi tháng Năm vừa qua, ông đã ghé thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Trở về Mỹ ông đã họp với VAF Sáng Hội Mỹ Việt, là tổ chức đang vận động công cuộc  trùng tu Nghĩa Trang Quân Đợi Biên Hòa bao năm nay, rồi tiếp đó  lại có cuộc họp liên quan khác với VAF và đại sứ Mỹ tại Việt Nam là ông Ted Osius. Trả lời bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, dân biểu Alan Lowenthal cho biết:
"Thực tế tôi nghĩ đã có một ít tiến triển khá tích cực, thế nhưng tôi không tin chắc rằng chính quyền Việt Nam sẽ đáp ứng yêu cầu cũng như chịu hợp tác với VAF trong vấn đề trùng tu, nâng cấp, thay đổi hiện trạng của Nghĩa Trang Biên Hòa, đưa nơi này trở về nguyên trạng  một nghĩa trang quốc gia  cần  được chăm sóc và cần được bảo tồn.
Chính vì VAF chủ động tìm đến và nhờ tôi giúp đỡ mà tôi đã thực hiện chuyến đi Việt Nam để nói rằng Việt Nam nên hàn gắn và chứng tỏ sự hiểu biết bằng cách chung tay với VAF để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, trả nó về vị trí một nghĩa trang quốc gia. Việt Nam cần nhìn ra tầm quan trọng của nghĩa trang này đối với cộng đồng người Việt bên ngoài, cần biết một khi cho trùng tu và nâng cấp nghĩa trang này tức là thực hiện được sự hàn gắn tích cực và đáng hãnh diện."
Việt Nam nên hàn gắn và chứng tỏ sự hiểu biết bằng cách chung tay với VAF để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, trả nó về vị trí một nghĩa trang quốc gia.
- DB Lowenthal
Thanh Trúc: Ông dân biểu vừa sử dụng từ gọi là “nghĩa trang quốc gia”, xin phép được nhắc là đối với chính phủ Việt Nam từ “national cemetery” không thể được áp dụng đối với Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi an táng 16.000 tử sĩ miền Nam trong cuộc chiến.
DB Lowenthal: Đó là vấn đề. Nếu tôi nhớ không lầm, hồi năm 2006 chính quyền Việt Nam đã đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bằng một cái tên khác trong mục đích dân sự hóa nó, đặt nó dưới sự quản lý của Ủy Ban Nhân Dân  tỉnh Bình Dương.
Điều đáng trách là chính quyền địa phương Bình Dương khởi sự cắt xén, bán bớt những khoảng đất trong nghĩa trang này bất kể chính phủ trung ương nói rằng sẽ làm việc với VAF và có thể cho VAF trùng tu nghĩa trang như VAF đã yêu cầu và đã vận động. Chính quyền Bình Dương không muốn Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hiện hữu, không muốn giúp đỡ cũng không muốn cấp giấy phép trùng tu cho VAF.
Vậy khi tôi nói nghĩa trang quốc gia có nghĩa là Việt Nam nên để cho VAF được trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa qua công việc có tầm cấp quốc gia chứ không phải công việc trong  tầm cấp địa phương hay trong tầm cấp một nghĩa dịa dân sự. Lý do là vì theo tôi thì chính quyền địa phương Bình Dương không có thiện chí và không cho phép thực hiện một công việc vừa nhân đạo vừa có tính cách hàn gắn những vết thương chiến tranh còn tồn tại đến giờ.
Thanh Trúc: Thưa ông dân biểu Lowenthal, khi ghé thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nay là nghĩa trang Bình An, ông có nhìn thấy tình trạng hoang tàn đổ nát nơi đó như trong những bức ảnh mà VAF đã chụp và đưa cho ông coi?
DB Lowenthal: Đúng là rất khó để tìm thấy cái mình muốn thấy, nhưng cũng dễ dàng nhận ra là nơi đó chẳng có ai quan tâm, chẳng có ai chăm sóc. Tôi nghĩ nếu được trùng tu thì đây là một nơi đáng cho những người trở về đến viếng thăm và cho họ cái cảm giác được chào đón  trở lại. Đáng tiếc chính phủ Việt Nam không muốn  thực hiện nghĩa cử đó, không muốnchứng tỏ thiện chí cởi mở, thay đổi tư duy trong việc tôn trọng nhân quyền của người đã chết qua việc cho VAF quyền được trùng tu nghĩa trang này một cách chính thức.
Chính phủ VN không giữ lời
Thanh Trúc: Thưa ông, trong lúc gặp gỡ và làm việc với viên chức chính phủ Việt Nam, ý kiến của ông về việc cần thiết phải trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được phản hồi như thế nào?
zmail.rfa-400.jpg
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osious và dân biểu Alan Lowenthal trong một buổi họp mặt với cộng đồng VN tại California
DB Lowenthal: Có, tôi có làm điều đó vì một ngày sau khi thăm viếng nghĩa trang, tôi và hai đồng viện đã bay ra Hà Nội và đã gặp các vị lãnh đạo trong chính phủ. Đó cũng là thời điểm chúng tôi muốn thảo luận liên quan chuyện  Việt Nam gia nhập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP .
Trong lúc hai đồng viện của tôi, dân biểu Salmon và dân biểu Emmers, ủng hộ ý kiến cho Việt Nam vào TPP thì tôi trong tư cách người hướng dẫn  đã phát biểu rằng tôi không thuận cho Việt Nam vào TPP trừ khi nào Hà Nội thay đổi chính sách nhân quyền cứng rắn mà trước nhất là phải cộng tác phải để cho những cựu chiến binh trong VAF ở ngoài được trở về để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa,  nơi 16.000 đồng đội của họ đã nằm xuống trong cuộc chiến.
Các viên chức chính phủ đều nói sẽ làm nhưng họ đã không giữ lời hứa. Họ không giữ lời thì tôi cũng không bỏ phiếu cho họ vào TPP. Thế nhưng sắp tới  có một vòng biểu quyết TPP nữa, tôi sẽ cố gắng trong khả năng của mình để thuyết phục đồng viện giữ quan điểm là Việt Nam phải thay đổi phải tôn trọng nhân quyền trước, phải giúp VAF trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, phải chấm dứt chuyện gây khó dễ dân chúng vân vân ...  rồi mới tính được chuyện vào TPP.
Theo tôi thì chính quyền địa phương Bình Dương không có thiện chí và không cho phép thực hiện một công việc vừa nhân đạo vừa có tính cách hàn gắn những vết thương chiến tranh còn tồn tại đến giờ.
- DB Lowenthal
Theo tôi hiểu chí ít thì phó thủ tướng Việt Nam và thứ trưởng Sơn (Bộ Ngoại Giao) đã nói được cho việc trùng tu, thế nhưng chính quyền địa phương (Bình Dương) chẳng những không chịu cấp giấy phép cho VAF mà còn ngưng lại mọi kế hoạch hợp tác trong việc này. Đó là vấn đề.
Thanh Trúc: Thưa ông, hôm 12 tháng Bảy, trong cuộc họp tiếp theo giữa ông với đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, và đại diện VAF, ông đại sứ có ủng hộ việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa không và có hứa sẽ làm gì không?
DB Lowenthal: Có hai điều. Khi nghe VAF nói là hiện có nhiều hộ gia đình đang sống trong nghĩa trang, ông đại sứ cho rằng dời những người này rất khó vì chừng như họ mua đất trong nghĩa trang mà chính quyền địa phương đã cắt xén để bán cho họ. Ông đại sứ hứa ông sẽ cố gắng tìm cách giải quyết chuyện vừa nói.
Điểm thứ hai, khi nghe nói về việc tìm kiếm hài cốt tù cải tạo chết trong những trại tập trung trước kia,  ông đại sứ cho rằng đây là công việc vô cùng quan trọng và ông sẽ bằng mọi cách giúp người thân trong nước hoặc bên ngoài có phương tiện tìm kiếm, xét nghiệm DNA để  nhận dạng, mang hài cốt ra khỏi nước để an táng hoặc là đưa vào chôn cất và lập mộ ngay tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang cần được trùng tu này.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn dân  biểu Alan Lowenthal và thời giờ của ông cho bài phỏng vấn này.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>