Người dân thắp hương và đặt vòng hoa tại Tượng Đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội trong không khí trang nghiêm của buổi lễ kéo dài 1 tiếng, bắt đầu từ 8:30 sáng ngày 17/2/2016.
Trà Mi - VOA : Hơn 100 người tập trung tại Hà Nội hôm nay tham gia lễ tưởng niệm đánh dấu 37 năm cuộc chiến Việt-Trung ngày 17/2/1979.
Chiến sự nổ ra khi Bắc Kinh đưa 600.000 lính tràn vào biên giới phía Bắc để ‘dạy cho Việt Nam một bài học’ sau khi Hà Nội giúp Campuchea thoát khỏi chế độ cộng sản Khmer Đỏ do Trung Quốc hậu thuẫn.
Cuộc chiến chấm dứt sau một tháng khi Trung Quốc tuyên bố ‘hoàn thành mục tiêu chiến tranh’, ‘chiến thắng’ và cho rút quân.
Khác với các buổi tưởng niệm trước đây, hôm nay không có sự đàn áp, không có các đội dư luận viên quá khích tới phá rối. Rất đông anh em, bà con khắp nơi tới thắp hương rất trang nghiêm. Tập trung đông và trang trọng nhất là tại Tượng Đài Lý Thái Tổ. Sau đó, một số anh em sang Nghĩa trang Hà Nội, một số tới Tượng Đài Các Liệt sĩ Vô danh (Đài Tưởng niệm Bắc Sơn).
Ông Mai Dũng, một người tham gia lễ tưởng niệm ở Hà Nội, cho biết.
Những người tưởng niệm cuộc chiến biên giới 17/2 năm nay đã thắp hương và đặt vòng hoa tại Tượng Đài Lý Thái Tổ (Hà Nội) trong không khí trang nghiêm của buổi lễ kéo dài 1 tiếng, bắt đầu từ 8:30 sáng.
Ông Mai Dũng, một người tham gia, cho hay buổi lễ năm nay tại Hà Nội ít bị ngăn cản so với mọi năm:
"Khác với các buổi tưởng niệm tương tự trước đây, hôm nay không có sự đàn áp, không có các đội dư luận viên quá khích tới phá rối. Rất đông anh em, bà con khắp nơi tới thắp hương rất trang nghiêm. Tập trung đông và trang trọng nhất là tại Tượng Đài Lý Thái Tổ. Sau đó, một số anh em sang Nghĩa trang Hà Nội, một số tới Tượng Đài Các Liệt sĩ Vô danh (Đài Tưởng niệm Bắc Sơn)."
"Sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, từ năm 2011 tới nay, năm nào cũng thế, anh em tập trung tưởng niệm những dịp như ngày mất Hoàng Sa, Trường Sa hay ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam 17/2. Hầu như lần nào cũng bị giám sát rất chặt chẽ."
Tại Sài Gòn, hoạt động tưởng niệm tương tự ở Tượng Đài Trần Hưng Đạo đã không diễn ra suôn sẻ, với lực lượng an ninh phá rối không khí buổi lễ và ngăn cản những người dự định tham gia.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho biết từ một ngày trước đã xuất hiện một số an ninh trước cổng nhà ông và họ đã cản chân không cho ông tới dự lễ sáng nay. Blogger Chênh chia sẻ:
"Hầu hết những người trong CLB Lê Hiếu Đằng, những người đứng ra kêu gọi tổ chức lễ tưởng niệm các liệt sĩ trong cuộc chiến biên giới, đều bị chặn hết, có tới vài chục người. Cũng có vài người đến được. Họ không cho những người hay tham gia các sự kiện này ra khỏi nhà. Một mặt, họ cho an ninh quậy phá chỗ làm lễ là Tượng Đài Trần Hưng Đạo. Như sáng nay, họ cho an ninh đi giật vòng hoa, lấy dù che hết những băng-rôn và vòng hoa lại để không chụp ảnh hay quay phim được."
Đây không phải là lần đầu tiên những người dân quan tâm đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc trong các cuộc chiến với Trung Quốc, dù rằng hoạt động tự phát này thường xuyên bị ngăn trở, sách nhiễu bởi lực lượng an ninh.
 |
Người dân cầm biểu ngữ tại trung tâm Hà Nội để kỷ niệm 37 năm cuộc chiến biên giới Việt-Trung. Các cư dân đã thắp hương và đặt hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ trong buổi lễ kéo dài khoảng một giờ đồng hồ. |
Theo blogger Huỳnh Ngọc Chênh, lý do có những buổi lễ tự phát là vì phía nhà nước chưa bao giờ đứng ra tổ chức các sự kiện này để người dân bày tỏ lòng yêu nước và khẳng định chủ quyền lãnh thổ:
‘Họ rất e ngại phản ứng từ Trung Quốc. E ngại ăn sâu từ ông Tổng Bí thư xuống từng nhân viên an ninh. Hôm nay, ông Trương Tấn Sang cũng đi thắp hương nghĩa trang liệt sĩ ở Lạng Sơn. Có lẽ đây là lần đầu tiên một cấp lãnh đạo cao của đảng cộng sản đi thắp hương như vậy, nhưng ông không phải chính thức đi làm lễ này, mà ông công tác ở Lạng Sơn và nhân tiện ghé vào nghĩa trang thắp hương.’
Ông Chênh nhấn mạnh các buổi lễ tưởng niệm có ý nghĩa rất lớn đối với dân chúng Việt Nam:
"Người dân làm lễ tưởng niệm ngoài việc để nhớ ơn những người đã hy sinh, còn để khích lệ lòng yêu nước, quảng bá rộng rãi cho các thế hệ trẻ sau này biết là Trung Quốc từng xâm chiếm Việt Nam như vậy mà nhà nước lại không dám, không cho làm, không cho tuổi trẻ biết như vậy."
Blogger này nói rằng các quan chức e ngại những hoạt động ‘nhạy cảm’ làm phật lòng Trung Quốc vì sợ ‘mất ghế’ trước những chi phối từ Bắc Kinh đối với dàn nhân sự lãnh đạo Việt Nam, trong khi người dân Việt bất chấp sách nhiễu đứng ra tổ chức các sự kiện này vì nỗi sợ ‘mất nước.’
Trong một bình luận đăng trải trên mạng xã hội hôm nay, blogger Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội chia sẻ: ‘Chế độ là nhất thời, Tổ quốc là vĩnh viễn. Những người ngã xuống vì Tổ quốc, nhân dân không bao giờ quên ơn.
Bài viết liên quan:
- Những ngày cuối cùng của VNCH
- Những ngôi mộ tập thể ở Huế
- Những ngày cuối cùng của VNCH
- Ra mắt sách "Lịch sử Chính trị Việt Nam Cận đại" tại Melbourne
- Ngô Đình Thị Hiệp – A Lifetime In The Eye Of The Storm
- VN đơn phương hủy bỏ lễ kỷ niệm 50 năm trận Long Tân
- Vinh danh cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam, dù muộn màng!
- Ai là tên sát nhân tàn bạo nhất lịch sử?
- Những vong linh tù cải tạo trại Ba Sao
- Cuộc chiến Mậu Thân trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà
- Tài liệu tuyệt mật của CIA về vụ thảm sát Thiên An Môn 1989
- Bí ẩn nào phía sau “Gạc Ma, vòng tròn bất tử”?
- Kỷ niệm 37 năm trận chiến biên giới phía Bắc
- Tưởng niệm 42 năm hải chiến Hoàng Sa – Khác biệt ở hai đầu đất nước
- HT Thích Quảng Đức bị Nguyễn Công Hoan đổ xăng châm lửa đốt
- Trước 10 ngàn giáo dân, linh mục Đặng Hữu Nam dõng dạc lên tiếng: "Đừng bao giờ tin cộng sản!"
- Bình Dương: Hàng trăm người dân tham gia tưởng niệm cố TT Ngô Đình Diệm
- Hướng về những thương phế binh bị lãng quên
- Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm?
- Đại nhạc hội Tri ân Thương phế binh quân lực VNCH
- Ra mắt phim tài liệu Vietnamerica kể lại thảm cảnh thuyền nhân
- Maribyrnong vinh danh Cờ Vàng của người Việt tị nạn
- Vietnamerica ra mắt tại Viện bảo tàng truyền thông Hoa Kỳ
- Phim tài liệu Vietnamerica trong mắt khán giả trẻ
- Phim tài liệu 'Vietnamerica' ra mắt tại Newseum, WA
- Ông Robert Funseth, ân nhân của cựu tù cải tạo
- Ân nhân của những người Việt đến Mỹ theo diện HO qua đời
- Cuộc 'đi đêm' của ĐGH Francis và TT Obama về Cuba
- Cựu Phụ tá Ngoại trưởng Robert Funsett, người đàm phán chương trình H.O
- Tuần Lễ Vàng
- Lời thề bốn không ngày 2-9
- Khi đồ tể lâm bệnh nặng
- Pháp trở lại Việt Nam
- Hồn ‘Sát Thát’ có được đi vào Dự thảo luật Trưng cầu dân ý?
- Chuyến đi Về Bến Tự Do: cầu nguyện và thăm viếng nghĩa trang thuyền nhân
- Tri ân vị ngoại trưởng Canada đã cứu vớt hàng chục ngàn thuyền nhân Việt
- Cách mạng tháng Tám - 70 năm nhìn lại
- Nhìn lại bức thư Võ Văn Kiệt 20 năm trước
- Ngày ông Kiệt viết thư lên Bộ Chính trị
- Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa
- "Khỏe Vì Nước"
- Giáo lý của người cách mạng CS trên thế giới từ 1917-2015
- Nhạc Trung Quốc đã vào Bộ Quốc phòng Việt Nam?
- Nước, Quốc Gia, Dân Tộc, và Việt Nam Cộng Hòa
- Hàng chục ngôi mộ người Việt ở Campuchia bị đập phá
- Tiết lộ video người dân Việt Nam ném đá chống trả Trung Cộng xâm lược biên giới
- 'Việt - Trung và Giải pháp Đỏ'
- TBT Nguyễn Văn Linh: Công hay tội?
- Làn sóng người tỵ nạn chính trị từ Việt Nam (4)
- Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN ( phần 3)
- Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN (phần 2)
- Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN (phần 1)
- Dự án Viện Bảo Tàng Thuyền Nhân
- Con ở nơi đâu?
- Thảm họa Bắc thuộc: Phim Tài liệu
- 'Thân Thanh Triều nên mất nước'
- Tìm về đất mẹ
- Unforgotten: Phim tài liệu về tù cải tạo
- Đính chính và xin lỗi về bản tin cựu Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm qua đời
- Cựu Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm qua đời, thọ 87 tuổi
- Thảm trạng lịch sử chưa thể sang trang
- Những ngày cuối cùng của VNCH
- Viếng mộ người anh hùng nhảy dù - Đại tá Nguyễn Đình Bảo
- 12 ngày đêm trận chiến Xuân Lộc
- Bộ trưởng Anh từng thả Hồ Chí Minh
- Gia đình họ Ngô 'đáng thương, đáng kính trọng
- Mắc lừa bọn du côn
- Cuộc đời em gái Tổng thống Ngô Đình Diệm
- Những năm tháng lưu đày của vua Hàm Nghi ở Alger
- HENRY KISSINGER bị dân Mỹ kêu gọi phải bị khởi tố vì sự sụp độ của chế độ VNCH
- Vụ 16 tấn vàng:
- Họp Thành Đô 'nguyên nhân và diễn biến'
- Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo cấp cao’
- 4 vị vua chúa phong kiến 'mê tửu, đắm sắc' nhất sử Việt
- Nhìn lại 25 năm VN rút quân khỏi Campuchia
- 'Lúc đầu tôi cũng rất mến ông Hồ'
- Những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại
- Bí ẩn về số phận của các thái giám chốn cung đình Việt Nam
- Những trận chiến lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam
- Định cư 1 triệu người Bắc trên đất Nam
- 45 năm ngày tàu Apollo đổ bộ lên Mặt Trăng
- Hai bia đá chủ quyền thời VNCH là di tích quốc gia
- Tại sao QLVNCH lập ra ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân ?
- • Sư Ðoàn 21 Bộ Binh VNCH kỷ niệm 55 năm thành lập
- • BBC Phỏng vấn cố Trung tướng Trần Độ
- • Đi tìm Bà Nhu
- 50 năm sau, bí ẩn vẫn bao trùm vụ ám sát Kennedy
- Hồi-ký của Bà Ngô Đình Nhu
- 150 năm Diễn văn Gettysburg
- Vì sao người Mỹ thần tượng JFK?
- Vụ ám sát Kennedy : 50 năm sau vẫn còn bí ẩn
- Kennedy 'sai nghiêm trọng' khi lật ông Diệm
- Chính tổng thống Mỹ ủng hộ lật ông Diệm
- Những lời phát biểu của Tổng Thống Ngô Đình Diệm
- Ngô Đình Diệm và cuộc chiến kiến quốc
- Hội Nghị Thành Đô
- Vai trò lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- 50 năm sau cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm
- Lễ cầu siêu bên bờ Bến Hải
- Việc sửa đổi lịch sử Việt Nam của đảng cộng sản
- Khi lịch sử được viết theo ý Đảng
- Phi công Nguyễn Văn Cử cùng Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc Lập năm 1962, vừa qua đời tại San Jose
- Ông Cao Xuân Vỹ qua đời, thọ 93 tuổi
- Việt Nam quê hương tôi (Phần 6 - 10)
- Việt Nam, quê hương tôi (1- 5)
- • Vài hình ảnh mới nhất về Thích Trí Quang
- Hồi ký "Trong Lòng Địch"
- Con Người và Cái Chết của Tướng Lê Văn Hưng.
- Nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi tưởng niệm chiến sĩ hy sinh chống Trung Quốc xâm lược
- Điểm mặt các tên nhận tiền CIA, giết chết TT Ngô Đình Diệm
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẾT MỘT TỔNG THỐNG
- Di sản tồi tệ của Nixon
- Kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Paris
- 40 năm Hiệp định hòa bình Paris 1973 : dịp may bị bỏ qua
- Quan hệ Trung Việt trước trận Hoàng Sa
No comments :
Post a Comment