Wednesday, September 23, 2015

Cuộc 'đi đêm' của ĐGH Francis và TT Obama về Cuba

Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)
Dư luận quốc tế vẫn tin rằng Giáo Hoàng John Paul II đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của chế độ Cộng Sản ở Đông Âu đưa đến kết thúc Chiến Tranh Lạnh.  

HINH
Chủ Tịch Raul Castro (giữa) và Hồng Y Jaime Ortega, Tổng Giám Mục Havana (phải), đón tiếp Giáo Hoàng Francis tại phi cảng quốc tế Havana khi đến Cuba hôm 19/9. (Hình: Yamil Lage/AFP/Getty Images) 

Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh luận về tầm ảnh hưởng của vị Giáo Hoàng dân Ba Lan trong toàn bộ diễn biến lịch sử trọng đại cuối thế kỷ 20 ấy. Nhưng ngày nay mọi người đều biết rõ rằng sự kiện Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Cuba, chấm dứt một tàn tích của Chiến Tranh Lạnh từ hơn nửa thế kỷ, là nhờ trợ giúp tích cực của Tòa Thánh Vatican hay rõ ràng hơn là của Giáo Hoàng Francis.

Vị Giáo Hoàng đầu tiên dân Nam Mỹ đã nổi tiếng từ lâu ở Argentina  với cung cách bình dị và tinh thần cấp tiến trong nhiều vấn đề xã hội.  Trở thành người lãnh đạo giáo hội năm 2013, Ngài đã chứng tỏ ý muốn đem đến nhiều chuyển biến  trong đời sống đạo và đời của giáo hội. Đây là một mục tiêu phức tạp và không ít khó khan vì những tâm lý cố cựu nền nếp lâu đời của Vatican. Tạp chí National Geographic số tháng 8 vừa qua, đã có một bài viết dài mang tựa đề: Giáo Hoàng (Francis) sẽ cải cách Vatican hay Vatican sẽ làm biến đổi Giáo Hoàng?

Nhưng những chuyện với Giáo Hoàng Francis không chỉ dừng lại ở Vatican, Ngài là người quan tâm đến nhiều vấn đề của xã hội và do đó đến diễn biến chính trị trên toàn thế giới. Tình trạng của Cuba là một trong những mục tiêu đầu tiên mà Ngài muốn tìm phương cách giải quyết. Tại sao lại Cuba? Đối với Giáo Hội Công Giáo, thu hút được Cuba trở lại có giá trị tinh thần lớn. Thật vậy, một con người Marxist  vô thần như Raul Castro cũng phải nhìn nhận rằng  Giáo Hoàng Francis đã làm cho ông  nghĩ đến việc muốn cầu nguyện Thiên Chúa trở lại.  Thành công trong việc đem Cuba về gần Vatican có tác dụng thu phục những quốc gia Nam Mỹ không đi lạc sang con đường cộng sản hay ngả theo những tín ngưỡng khác.

Nam Mỹ có 425 triệu tín đồ Công Giáo, chiếm 40% tổng số trên  toàn thế giới. Nhưng Giáo hội  suy yếu với những truyền thống cổ hủ không còn phù hợp với thời đại mới khiến Vatican không còn nắm giữ được vị trí vững vàng ở Nam Mỹ nữa. Tỷ lệ giáo dân ở đây 90% năm 1900 giảm xuống chỉ còn 69% năm 1960 và  đến nay còn sút kém thêm nhiều nữa.

Đối với Hoa Kỳ, có sự cần thiết phải thay đổi chính sách với Cuba, đã xưa cũ từ hơn nửa thế kỷ và không đem đến một kết quả tích cực gì. Ai cũng hiểu rằng Trung Quốc sẵn sàng thay thế vị trí của Liên Xô trong Chiến Tranh Lạnh, như thế Cuba có thể lọt vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc và trở thành vấn đề phức tạp cho Hoa Kỳ trên mọi mặt từ chính trị, kinh tế đến an ninh và uy tín ở Tây Bán Cầu. Từ lâu, Cuba đã là trung tâm của những khuynh hướng chống Mỹ ở các nước Nam Mỹ và đã đến lúc Hoa Kỳ phải thay đổi tình trạng ấy.

Đứng trước hoàn cảnh và nhu cầu tương đồng ấy, chính Vatican đã trợ giúp cho Hoa Kỳ tìm lối thoát khỏi bế tắc. Tờ báo tôn giáo Chistian Today viết: “Nếu ai có thể mang đến thay đổi ở Cuba, đó là Giáo Hoàng Francis”. Hai vị Giáo Hoàng tiền nhiệm John Paul II và Benedict XVI cũng đã có ý muốn ấy nhưng phải tới Giáo Hoàng Francis mới có sự trực tiếp nhúng tay vào sự việc.

Ngày 17 tháng 12 năm 2014, khi Tổng Thống Barack Obama từ Washington và Chủ Tịch Raul Castro loan báo thỏa thuận tiến tới bình thường hóa quan hệ, cả hai nhà lãnh đạo đều ngỏ lời cám ơn Giáo Hoàng Francis. Ký giả Patrick Oppmann của truyền hình CNN tường trình chi tiết quá trình thương lượng mang tính cách như một cuộc “đi đêm” hiếm thấy giữa hai nhà lãnh đạo Vatican và Hoa Kỳ.

Tổng Giám Mục Havana, Hồng Y Jaime Ortega y Alamino đang ăn sáng khi nhận được tin này. Ông là người không ngạc nhiên với tin bất ngờ ấy vì chính ông đã là người đứng trung gian cho cuộc thương lượng Mỹ- Cuba đi đến thành công,  không chết yểu như nhiểu mưu định trước kia

Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho CNN, Hồng Y Ortega cho biết trong lần Tổng Thống Obama hội kiến Giáo Hoàng ở Vatican tháng 3/2014, Giáo Hoàng Francis đã đặt vấn đề Hoa Kỳ cần phải giải tỏa lệnh câm vận Cuba. Theo lời Hồng Y, cách đưa ra vấn đề có tính cách chính trị của Giáo Hoàng Francis như vậy, kể cả những lời mạnh mẽ phê phán Hoa Kỳ, đi ra ngoài khuôn khổ bình thường của Tòa Thánh,. Nhưng không chỉ Tổng Thống Obama ngạc nhiên mà Giáo Hoàng cũng ngạc nhiên khi Tổng Thống Obama ngay lập tức bày tỏ sự hoàn toàn tán thành.

Thật ra, từ tháng 6/2013, các viên chức Mỹ theo lệnh của Tổng Thống Obama, đã bí mật thảo luận với chính quyền Cuba, nhưng bế tắc về nhiều trở ngại như việc trao đổi tù binh gián điệp và các phần tử đối lập hoạt động nổi dậy. Và đến đây, cần có sự trợ lực của Hồng Y Ortega.

Hồng Y Jaime Ortega, 78 tuổi, thụ phong chức vị từ 21 năm, là người có ảnh hưởng và sự tiếp cận rộng rãi với mọi giới từ chính quyền đến mọi cá nhân khác mà ít ai có thể so sánh. Trong quá khứ, sau cách mạng Cuba ông đã bị đưa đi cải tạo lao động trong 8 tháng. Ông có mối quan hệ cá nhân thân cận với Chủ Tịch Raul Castro và đã thương lượng ân xá cho 75 tù nhân chính trị  năm 2010. Nhưng việc này bị các cộng đồng tị nạn ở Mỹ phê phán vì cho rằng ông phục vụ chính quyền mà không vận động cải cách chính trị kinh tế tại Cuba.

Tháng 8 năm ngoái Giáo Hoàng gởi thư riêng cho Tỏng Thống Obama và Chủ Tịch Raul Castro và Hồng Y Ortega đảm nhận việc chuyển thư. Do tính cách tế nhị của cuộc thương thuyết bí mật trước nhiều sự chống đối nội bộ ở cả hai nước, bức thư phải được chuyển tới hai nhà lãnh đạo hết sức kín đáo, tránh tất cả mọi sự phát hiện bằng những phương tiện do thám và theo dõi điện tử ở Cuba cũng như Hoa Kỳ.

Viện lý do đọc diễn văn ở đại học Georgetown, Hồng Y Ortega đến Washington và được Tổng Thống Obama tiếp trong tòa Bạch Ốc. Hai người đi dạo trong vườn hồng và trong lúc không có bất cứ ai khác, Hồng Y đã trao bức thư cho Tổng Thống. Nội dung bức thư này chưa bao giờ được biết.

Mặc dầu không trực tiếp tham gia những cuộc đàm phán bí mật giữa hai  phái đoàn Cuba - Hoa Kỳ ở Canada và trong tòa thánh Vatican từ tháng 10 năm ngoái, nhưng các giới chức cả hai bên đều xác nhận rằngHồng Y Ortega đóng vai trò then chốt trong nhiều giai đoạn thương thuyết khó khăn.

Hồng Y Ortega cũng cho biết có một lá thư quan trọng khác gởi đến ông, có tác dụng lớn tới các cuộc thương thuyết. Đó là thư của Rolando Sarraff Trujillo, một sĩ quan tình báo Cuba bị bắt giam từ 1990 sau khi Cuba khám phá đương sự cộng tác với CIA, đề nghị được vào số tù binh trao đổi. Hồng Y đã can thiệp với chính quyền Cuba, và Sarraff cúng Alan Gross – thương gia người Mỹ bị Cuba bắt ở Havana và kết án tù 15 năm về tội gián điệp - được Cuba trao trả về Mỹ, đổi với 3 tù binh khác được đưa về Havana. Trong một phát biểu sau đó, Tổng Thống Obama gọi Sarraff là “một trong những điệp viên quan trọng nhất mà Mỹ từng có ở Cuba”.

Tham gia vào những việc trao đổi này, có Aljandro Castro Espin, con trai của Raul Castro, đại tá công an thuộc bộ nội vụ Cuba. Cả hai phía Mỹ và Cuba đều không xác nhận là Espin có tham dự vào cuộc thương thuyết. Nhưng Espin là người dẫn các tù binh được Mỹ trao trả tới gặp Fidel Castro, và sau này là người tháp tùng Raul Castro khi gặp Obama lần đầu tiên ở hội nghị thượng đỉnh Nam Mỹ họp tại Panama.

Trong cuốn sách “Back Channel to Cuba” (Cửa Hậu đến Cuba), tác giả Peter Kombluh cho rằng việc giữ kín danh tánh của những viên chức Cuba trong cuộc thương lượng là việc tự nhiên trong kênh ngoại giao hậu trường, Theo ông: “Sẽ  phải dùng tới họ khi Havana và Washington cần giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong tiến trình bình thường hóa bang giao”.

Austen Ivereigh, tác giả cuốn tiểu sử của Giáo Hoàng, mang tựa đề “Nhà Cải Cách Vĩ Đại”, cho rằng trong chuyến thăm viếng Cuba tuần trước và Hoa Kỳ tuần này, Giáo Hoàng Francis sẽ còn tiếp tục đẩy mạnh sự hòa giải giữa hai nước  và hàn gắn những vết thương sâu đậm từ thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Theo Ivereigh: “Đối với triều đại Giáo Hoàng Francis, eo biển giữa Florida và Cuba cũng giống như Bức Tường Berlin thời đại Giáo Hoàng John Paul II”.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>