Wednesday, April 6, 2016

Nguyễn Tấn Dũng chính thức bị đẩy ‘về vườn’

HÀ NỘI (NV) - Theo một thủ tục bỏ phiếu của Quốc Hội CSVN hôm 6 tháng 4, 2016, ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị “miễn nhiệm” chức thủ tướng, mở đường cho Nguyễn Xuân Phúc lên thay ngày hôm sau.

Pic
Ngày 21 tháng 3, 2016, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sờ vào cái ghế đại biểu Quốc Hội mà ông đã ngồi qua nhiều khóa rồi sẽ đẩy về vườn vì thua trong cuộc đấu đá tranh ghế tổng bí thư. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images) 
Thông tấn xã Việt Nam loan báo “Chiều 6 tháng 4, thực hiện chương trình kỳ họp thứ 11, các đại biểu Quốc Hội khóa XIII đã tiến hành bỏ phiếu kín để miễn nhiệm Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng. Buổi chiều cùng ngày, Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang đã đọc tờ trình, giới thiệu ông Nguyễn Xuân Phúc, ủy viên Bộ Chính Trị, phó thủ tướng chính phủ vào chức danh thủ tướng chính phủ thay ông Nguyễn Tấn Dũng.”

Theo kết quả được công bố thì “có 418 đại biểu bỏ phiếu đồng ý miễn nhiệm chức danh thủ tướng chính phủ đối với ông Nguyễn Tấn Dũng tương đương với 84.62% tổng số đại biểu Quốc Hội.”

Quốc Hội CSVN với hầu hết thành viên đều là đảng viên đảng CSVN, cộng thêm với một số người được mô tả không là đảng viên nhưng đều do đảng CSVN cài cắm vào không do dân chúng trực tiếp bầu lên, nên giới báo chí quốc tế gọi là “rubber stamp” (con dấu cao su), tức “nhất trí cao” bỏ phiếu theo lệnh.

Khi ông Nguyễn Xuân Phúc được chính thức đôn lên làm thủ tướng từ vai trò phó thủ tướng thì hoàn tất thủ tục chia chác ba cái ghế cao nhất của chế độ, hợp với ghế tổng bí thư của Nguyễn Phú Trọng lập thành “tứ đầu chế” chóp bu của hệ thống quyền lực CSVN.

Nguyễn Tấn Dũng đã bị phe cánh của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hất văng ra khỏi hệ thống quyền lực khi thua đau trong cuộc đấu đá nhiều kịch tính ở đại hội đảng hồi tháng 1, 2016 vừa qua. Nhìn qua những trang mạng được thành lập vội vã để đưa những thông tin thâm cung bí sử của các phe phái kình chống nhau, bôi bẩn nhau, cáo buộc những đòn bẩn tuy không ai có thể kiểm chứng được, nhưng dư luận vẫn tin rằng những gì được phơi bày là sự thật.

Vì bị đẩy ra khỏi trung ương đảng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, nay 67 tuổi, đã để lại rất nhiều tai tiếng từ tham nhũng đến những thất bại kinh tế, đầu tư phát triển bừa bãi với những hệ quả to lớn còn đó. Hàng trăm người dân đã bị chế độ bỏ tù với các bản án nặng nề chỉ vì đòi hỏi tự do tôn giáo, tự do dân chủ, nhân quyền trong 10 năm mà ông ta nắm quyền.

Trần Huỳnh Duy Thức chỉ vì viết châm chọc Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mà bị bản án 17 năm tù. Linh Mục Nguyễn Văn Lý 3 lần lãnh án tù chỉ vì đòi tự do tôn giáo. Bản án 8 năm tù Linh Mục Lý bị áp đặt ngày 31 tháng 3, 2007 nay đã quá hạn nhưng vẫn chưa thấy có tin gì là ngài đã được thả dù bị tai biến mạch máu hai lần trong nhà tù Nam Hà.

Sau cuộc bỏ phiếu “miễn nhiệm,” bà tân Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã “trân trọng trao lẵng hoa tươi thắm tặng Nguyên Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng và gửi đến ông lời cảm ơn chân thành vì những đóng góp to lớn của Nguyên Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trong suốt thời gian ông giữ cương vị người đứng đầu chính phủ,” theo bản tin TTXVN.

Nhưng nếu ai nhớ lại một số nét chính yếu các chính sách kinh tế xã hội được chế độ đưa ra trong 10 năm đó sẽ thấy những “dấu ấn” tai hại cho đất nước Việt Nam là thế nào.

Khi vừa được đưa lên làm thủ tướng đầu năm 2006, ông Nguyễn Tấn Dũng đã mạnh mồm tuyên bố rằng nếu không dẹp được tham nhũng thì ông sẽ từ chức. Nhưng ai cũng biết, tham nhũng càng ngày càng kinh hoàng, luồn sâu leo cao trong hệ thống đảng đến nỗi được nhìn nhận như quốc nạn hay giặc nội xâm.

Những tập đoàn tổng công ty “quả đấm thép” mà ông là người chịu trách nhiệm trên cùng, như tập đoàn đóng tàu Vinashin, tổng công ty tàu biển Vinalines, sụp đổ cụt vốn vì tham nhũng và đầu tư bừa bãi. Những kẻ cầm đầu hai “quả đấm thép” này hoặc bị án tù nặng nề hoặc lãnh án tử hình.

Sau các tai tiếng làm sập Vinashin và Vinalines, hệ thống ngân hàng tràn ngập nợ xấu, Quốc Hội CSVN ngày 11 tháng 6, 2013 lần đầu tiên bỏ phiếu “lấy phiếu tín nhiệm” 47 cá nhân là lãnh đạo của Quốc Hội, nhà nước và chính phủ, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nằm trong số ba người dẫn đầu về “tín nhiệm thấp” (160 phiếu).

Hai người còn lại, cùng ông Nguyễn Tấn Dũng, đội sổ về mức độ tín nhiệm là ông Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước (209 phiếu) và ông Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Giáo Dục-Đào Tạo (177 phiếu). Tín nhiệm thấp như thế nhưng không thấy ông Nguyễn Tấn Dũng từ chức như một cách chứng tỏ mình là một người có liêm sỉ, biết thế nào là tự trọng.

Lạm phát tại Việt Nam có lúc lên hơn 28% như hồi năm 2008 vì chế độ Hà Nội chủ trương đầu tư bừa bãi các mặt để được tiếng tăng trưởng cao. Nhà cầm quyền các địa phương, các tập đoàn và tổng công ty của các bộ ngành ở trung ương đua nhau đốt tiền để có cơ hội tham nhũng. Hàng chục khu công nghệ, cảng biển nay vẫn còn đang bỏ hoang trong khi người dân bị cướp nhà cướp đất, khiếu kiện quanh năm ngày tháng vì bị đầy vào đường cùng.

Các định chế tài trợ quốc tế cấp viện cho Việt Nam thoát nghèo đói, rất nhiều lần thúc hối chế độ Hà Nội giải thể đám quốc doanh “lời giả lỗ thật,” hậu thuẫn cho hệ thống tư doanh phát triển để có thể phát triển kinh tế xã hội bền vững, nhưng đã không được nghe theo. Tín dụng ngân hàng hầu như chỉ rót vào các tập đoàn và tổng công ty quốc doanh khiến cho tư doanh ngày càng teo tóp.

Trong một hội nghị tổ chức ở Cần Thơ hồi tháng 3, 2014, ông Nguyễn Tấn Dũng đòi hỏi “bằng nhiều biện pháp hỗ trợ để người trồng lúa thu được 30% lãi” chứ không thể để người trồng lúa “mãi chịu đựng cảnh được mùa rớt giá, cảnh ly nông ly hương - trong khi vai trò của kinh tế nông nghiệp, trong đó có việc bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo thời gian qua là hết sức to lớn.”

Nhưng cái điệp khúc “được mùa rớt giá” đó vẫn được lập lại và người nông dân Việt Nam, được đảng CSVN xưng tụng là thành phần trụ cột tạo ra chế độ, vẫn là tầng lớp nghèo khổ nhất, bị chế độ bóc lột tận xương tủy nhiều nhất qua hàng trăm thứ “thuế và phí.”

Cái ghế thủ tướng của ông Nguyễn Tấn Dũng chuyển lại cho Nguyễn Xuân Phúc, một người bị truyền thông “lề trái” đặt tên là “vua tham nhũng,” ở thời điểm đất nước đang đối diện với khó khăn kinh tế nghiêm trọng trong khi bên ngoài thì chủ quyền lãnh thổ bị Trung Quốc lấn dần. Đất nước Việt Nam không bao nhiêu lạc quan với một bộ sậu chóp bu chỉ cố giữ chặt quyền lực. (TN)

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>