Ông cũng cho rằng bên thắng cuộc lẽ ra nên 'cao thượng', 'vị tha' vì mục đích hòa hợp dân tộc sau cuộc chiến mà ông cho là kéo dài và đau khổ gấp 10 lần nội chiến ở Hoa Kỳ trong lịch sử và rằng thậm chí trước đó, lẽ ra khoảng thời gian hai năm sau khi ký hiệp định phải được dành cho "hòa giải dân tộc."
Ông cho rằng vấn đề là sau khi có các nhân nhượng trên một bàn đàm phán, ký kết hiệp định, thì điều quan trọng nhất là xem các điều khoản được thi hành ra sao.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, từ khoa Lịch sử, Đại học Maine ở Hoa Kỳ tin rằng điểm hạn chế của Hòa đàm cũng như các bên liên quan là đã để cho cuộc chiến kết thúc bằng đường lối quân sự và đây là một điểm quan trọng mà ông cho rằng các bên tham gia, tổ chức, đảm bảo cho ký kết Hòa đàm phải rút kinh nghiệm.
"Chẳng ai bắt mình phải vị tha hết, nhưng mình phải làm như vậy để có một đất nước hòa hợp"
GS Ngô Vĩnh Long
Ông cho rằng bên thắng cuộc: "Đáng nhẽ ra phải nghiên cứu vấn đề này đàng hoàng trước, hay sau đó và phải tỏ ra vì mình thắng, mình phải hào hiệp, mình phải cao thượng, mình phải vị tha."
"Chẳng ai bắt mình phải vị tha hết, nhưng mình phải làm như vậy để có một đất nước hòa hợp," ông nói.
"Thì vấn đề thắng trận bằng đường lối quân sự đã đẩy đến những hậu quả mà chúng ta đã biết từ năm 1975 tới bây giờ."
Mời quý vị nghe phần một cuộc phỏng vấn audio trong bài và theo dõi phần hai cuộc trao đổi trong thời gian tới cùng bài của các tác giả khác trên trang bbcvietnamese.com về Hòa đàm Paris 1973.
No comments :
Post a Comment