Thursday, February 11, 2016

Giới trẻ hải ngoại với Tết Bính Thân

Chân Như, phóng viên RFA
Pic
Một gian hàng chợ Tết ở khu Phước Lộc Thọ, Little Saigon.
Để cùng chung vui với ngày Tết, tuần này một số các bạn trẻ hiện đang sinh sống tại hải ngoại có những chia sẻ và suy nghĩ của họ về những cái Tết tại hải ngoại, cũng như suy nghĩ của họ về cái Tết tại Việt Nam.
Đón tết như thế nào?

Chân Như: Tết cổ truyền Việt Nam vẫn giữ theo âm lịch và thường bắt đầu rộn ràng từ ngày 23 tháng chạp âm lịch. Là những bạn trẻ đang sinh sống tại hải ngoại thì thường các bạn có chuẩn bị gì để đón tết hay không và không khí Tết tại nơi các bạn sinh sống nó ra sao?
Vi Trần: Em vốn rất thích giữ Tết cổ truyền.  Sống ở một cộng đồng lớn người Việt ở San Jose thì không khí Tết rõ ràng lắm và nhất là những năm sau này khi cộng đồng phát triển, kinh tế tốt hơn thì việc chuẩn bị đón Tết ở San Jose em thấy hầu như rất giống ở Việt Nam: cũng có chợ Tết, chợ Hoa và cũng có đi mua sắm;  trong gia đình vẫn giữ những phong tục như đi biếu quà Tết, hỏi thăm người thân người quen.  Vì vậy, em vẫn đón Tết như ở Việt Nam thôi.
May mắn của em là được sống tại vùng Nam Cali, nên sinh hoạt của cộng đồng người Việt đón Tết cũng khá nhộn nhịp.  Mọi người ở đây bắt đầu khoảng ngày 15 tháng Một; họ đã bắt đầu dựng lều lên để làm chợ Tết chợ Hoa.. rất vui và đầy đủ. 
-Ngọc Châu
Ngọc Châu: Với em đây là Tết thứ hai em được đón tại Hoa Kỳ. May mắn của em là được sống tại vùng Nam Cali, nên sinh hoạt của cộng đồng người Việt đón Tết cũng khá nhộn nhịp.  Mọi người ở đây bắt đầu khoảng ngày 15 tháng Một; họ đã bắt đầu dựng lều lên để làm chợ Tết chợ Hoa.. rất vui và đầy đủ. Thậm chí, không khí ở đây còn làm  mình nhìn thấy lại hình bóng của Tết ngày xưa (lúc mình còn nghe tiếng pháo) vì giờ đây ở Nam Cali, mình được nghe mùi pháo, được nhìn cảnh đốt pháo rất vui. Em nghĩ rằng Tết ở Hoa Kỳ cũng không mấy xa lạ so với Tết ở Việt Nam, thậm chí còn vui hơn.
Thái Nhật: Em rất đồng tình bởi vì năm ngoái có đến dự Tết ở Cali. Quả thật, em thấy bên Cali Tết còn vui hơn bên Việt Nam vì Cali được đốt pháo ở Việt Nam thì không được. Còn riêng với cộng đồng bên em thì có lẽ hơi “thiếu thốn” nên không khí Tết không được như ở tiểu bang Cali. Bên đây chỉ có một nhóm ít người Việt ,vả lại, cũng không tập trung nhiều nên Tết đến thì đa số gia đình quây quần bên nhau và tự ra chợ mua mứt, trái, bánh kẹo về.  Coi như thấy được không khí Tết ngoài chợ, mua mang về chưng bày, rồi tới ngày mùng Một gia đình quây quần bên nhau đón Tết thôi.
Chân Như: Ban nãy bạn Vi và Ngọc Châu có chia sẻ mỗi năm tại hải ngoại thì cộng động nguời việt vẫn tổ chức các lễ hội tết, chợ hoa để nhằm lưu giữ truyền thống bản sắc dân tộc. Trong số các bạn đây bạn nào đã từng tham gia? Các bạn nghĩ sao về những sinh hoạt này?
Vi Trần: Em lớn lên ở hải ngoại nên em rất cám ơn những thế hệ đi trước đã có những sinh hoạt cộng đồng để giữ cho những người trẻ lớn lên ở hải ngoại biết phong tục tập quán của người Việt Nam mình.  Tham dự hội chợ, hồi nhỏ em rất thích vì ở đó có những cuộc thi, những gian hàng bày biện và dạy cho trẻ em Việt Nam về ngày Tết của người Việt mình. Em thấy đó là những hoạt động cần phải giữ và em nghĩ đó là một trong những thứ mình có thể duy trì và bảo tồn.
20160115_161721-620
Một gian hàng bán hoa lan ở khu Phước Lộc Thọ, Little Saigon
Ngọc Châu: Đối với em, ở dưới Nam Cali, không khí Tết thật sự được cộng đồng người Việt mình duy trì khá là tốt và được ví như là khu Little SaiGon là trung tâm của người Việt. Chúng ta biết văn hoá ngày Tết cổ truyền là phải có cây nêu, tràng pháo bánh chưng, bánh tét thì đều có đầy đủ. Thậm chí có cả những hội thi làm bánh chưng, bánh tét ngay tại khu Phước Lộc Thọ.  Vào những đêm giao thừa thì pháo ở khắp mọi nơi đều đồng loạt vang lên, và  hội Tết có khi kéo dài đến hết tháng Hai. Trước và sau Tết đều có những hội Xuân tại các công viên lớn để mọi người những ngày cuối tuần đến để đến tham quan, mua sắm, mua những món quà Tết.  Thậm chí cho con em mình nhìn thấy được cảnh viết câu đối như thế nào, rồi tham gia những trò chơi dân gian trong ngày Tết.  Vẫn biết rằng Tết bên Hoa Kỳ chỉ diễn ra những ngày cuối tuần, nhưng nếu không có thì trước và sau đó thì đều có những hội Xuân được diễn ra.  Em nghĩ có rất nhiều hoạt động đó là điều rất đáng quý và  chúng ta cũng nên nhân rộng để giúp cho những thế hệ trẻ sau này có nhiều cơ hội để được nhìn thấy quê hương của mình nhưng ngay tại Hoa Kỳ.
Chân Như: Như chia sẻ của Ngọc Châu là hy vọng những sinh hoạt truyền thống này sẽ được tiếp nối.  Vậy Thái Nhật có nghĩ một ngày nào đó sẽ là những người đứng ra để tiếp nối truyền thống này? Và Thái Nhật nghĩ mình sẽ làm gì khác hơn để thu hút và duy trì truyền thống này không bị mai mt?
Thái Nhật: Như anh nói, sau này em có cơ hội và may mắn được tiếp sức những thế hệ trước để duy trì ngày Tết ở bên hải ngoại ngay tiểu bang Utah của em.  Em mong sẽ kéo thêm được nhiều bạn trẻ cùng thế hệ hoạc nhỏ hơn đến với những hội chợ Tết do cộng đồng người Việt tại Utah tổ chức. Bên đây đa số như em nói lúc đầu chỉ có một cụm nhỏ cộng đồng người Việt ở đây thôi nhưng sống rải rác. Khi ngày Tết đến, cũng có một ngày hội chợ (một ngày duy nhất) nhưng đa số người lớn đi.  Nếu có cơ hội làm hội chợ trong những năm tới thì em cũng có cách gì đó để lôi kéo giới trẻ để tìm về nguồn bởi vì các bạn trẻ bên Utah này đa số sống theo kiểu Mỹ quá nên đôi khi ngày Tết các bạn không tham dự hoặc không biết nhiều. Nếu có cơ hội em rất mong sẽ lôi kéo được nhiều người trẻ gốc Việt về để cùng nhau xây dựng một ngày hội chợ Tết cho sinh viên học sinh, cho thế hệ trẻ để biết thêm về nguồn gốc ngày Tết của mình. Đó là điều em rất mong muốn.

Việt Nam ăn Tết quá dài?


Chân Như: Ở Việt Nam thì vào những dịp Tết như thế này thì cũng rất nhộn nhịp, nhà nhà chuẩn bị đón Tết cúng ông bà tổ tiên vân vân… và đặc biệt là những kỳ nghỉ dài ngày, báo chí thì vẫn có những bài viết cho rằng nghỉ như thế là quá lâu vân vân… chắc các bạn đây cũng có theo dõi tình hình tại Việt Nam thì các bạn đánh giá sao về việc này?
Thái Nhật: Thưa anh, theo truyền thống của Việt Nam từ ngày xưa người ta nói ăn Tết đến ba tháng.  Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba này kia.. Tuy nhiên, theo em thấy bảy tám ngày là quá dài; nhất là đối với những công ty hay xí nghiệp mà nghỉ một thời gian dài cũng làm đình trệ về kinh tế. Em thấy nếu được góp ý kiến thì em nghĩ chúng ta nên nghỉ đúng theo tinh thần là chỉ nên nghỉ ba hoặc bốn ngày trong đúng mùa Xuân thôi, chứ chúng ta kéo dài quá. Thứ nhất là tốn phí nhiều thời gian không đáng, bởi vì chúng ta vừa nghỉ được Tết Dương lịch rồi, rồi lại nghỉ thêm Tết Âm lịch cỡ bảy tám ngày nữa em thấy hơi bị dư.
Theo em thấy bảy tám ngày là quá dài; nhất là đối với những công ty hay xí nghiệp mà nghỉ một thời gian dài cũng làm đình trệ về kinh tế. Em thấy nếu được góp ý kiến thì em nghĩ chúng ta nên nghỉ đúng theo tinh thần là chỉ nên nghỉ ba hoặc bốn ngày. 
-Thái Nhật
Ngọc Châu: Em đồng ý với bạn Thái Nhật ở vấn đề chúng ta nặng vấn đề về nghỉ Tết, rồi kéo theo rất nhiều những Lễ hội sau đó. Thậm chí có những Lễ hội mà Ngọc Châu nghĩ đến thời điểm này không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại.  Bởi có những lễ hội rất là man rợ, dã man như việc mà chúng ta phải dùng búa dùng gậy đập những con vật, mà đó là những con vật đồng hành cùng chúng ta từ thời nông nghiệp lúa nước, mà đến giờ phút này chúng ta giữ những hủ tục như thế thì không tốt.  Tết kéo dài như vậy thì rõ ràng kéo theo sự trì trệ của tất cả mọi công việc.  Một điển hình là nếu như chúng ta vô tình cần phải đi emergency (cấp cứu) vào trong dịp Lễ Tết thì chúng ta chắc chắn gặp nhiều khó khăn trong ngày này. Chưa kể dịch vụ về y tế về giao thông, về công cộng, tất cả mọi thứ ở Việt Nam chúng ta chưa có phải là nơi hoàn chỉnh, chưa phải là nơi thật sự tốt, mà chúng ta lại cứ mượn cớ là những ngày Lễ Tết để chúng ta cứ vui chơi thoải mái nhưng chúng ta quên mất rằng xung quanh chúng ta còn rất nhiều những người rõ ràng cần có sự giúp đỡ.  Và tiếp đến khi mà công việc kéo dài như vậy trước Tết họ cũng đã bắt đầu trì trệ tức là khoảng 23 tháng Chạp là không khí làm việc tại các cơ quan đều giảm sút hết. Họ bắt đầu chạy theo đi tặng quà cáp người này người kia. Thậm chí những người nghèo khổ cũng phải chạy đua theo để mà sắm sửa này kia cho gia đình cho đủ với ngày Tết. Tuy nhiên, sau ba ngày Tết xong lại  dư vị đó vẫn còn kéo dài sang những ngày tiếp theo, và khi họ quay trở lại với công việc họ cảm thấy rất là chán nản.  Tình trạng nghỉ Tết cứ như vậy đâm ra chúng ta không đạt được kết quả tốt, nên Ngọc Châu nghĩ là nên đưa ra cho mình một cái lịch nghỉ Tết vừa đủ.  Và chúng ta nghĩ rằng đó là dịp để chúng ta đón Tết cùng gia đình, sum họp với gia đình; sau đó  chúng ta quay trở lại với công việc để bắt đầu cho công việc và cuộc sống của chúng ta liền, chứ không nên để quá lâu như vậy.
Vi Trần: Em rất quan tâm khi nghe các bạn nói về việc nghỉ quá lâu như vậy và đặc biệt có những cơ quan trực thuộc chính phủ, em nghĩ thời gian nghỉ hơn một tuần như vậy là quá nhiều,  như những hệ lụy mà  hai bạn đã nói. Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của hai bạn.
Chân Như: Để bước vào một năm mới thường mọi người hay đặt kế hoạch cho mình. Người thì vạch kế hoạch học cao hơn; Người thì muốn kinh doanh; Người lại muốn ngưng mọi việc để đi đây đi đó; Người lại muốn lập gia đình.....Vậy kế hoạch của các bạn cho năm con Khỉ này là gì?
Vi Trần: Em thường thấy kế hoạch em đặt ra lúc nào cũng đảo ngược lại theo ý em hết. Tuy nhiên, trong vài năm vừa qua em nghĩ ra một việc là em mong có cơ hội đi để học nhiều, vì mỗi lần đi đến nơi nào khác thì mình học được những kinh nghiệm sống rất quý báu mình không học được trong sách vở. Hy vọng năm nay là một năm em sẽ được học bằng phương pháp như vậy.
Ngọc Châu: Đối với em, bước sang mỗi năm mới, em không có đặt cho mình quá nhiều kỳ vọng  nhưng mình cũng luôn cố gắng để làm sao tập trung vào công việc để được tốt hơn.  Năm mới lúc nào cũng phải tốt hơn năm cũ.  Tiếp theo đó em vẫn cố gắng để mình học được một ngành học nào đó thật tốt tại Hoa kỳ, bởi vì mình có cơ hội  đặt chân sang Hoa Kỳ đó là niềm hạnh phúc rất lớn rồi. Nơi đây luôn luôn tạo mọi điều kiện để cho tất cả mọi người đều có cơ hội đến trường đi học.  Em nghĩ bên cạnh công việc của mình thì em vẫn tiếp tục học để kiếm thêm cho mình những tấm bằng thật tốt tại Hoa Kỳ để có thể giúp đỡ được cho chính bản thân mình rồi gia đình mình.  Trong năm mới này em không dám kỳ vọng nhiều nhưng đó sẽ là những dự định mà mình sẽ cố gắng.
Thái Nhật: Dạ thưa anh năm nay đối với em là một năm thật vui, và đặc biệt là tin vui trong ngày đầu năm là mẹ em đậu phỏng vấn định cư tại Mỹ. Hai mẹ con xa nhau đến nay là gần bốn năm.  Năm nay được gặp đón mẹ cho nên em nghĩ trong năm nay em sẽ chở mẹ đi học bằng lái xe, đi học bằng nail để mẹ có công ăn việc làm và hội nhập với đời sống ở Hoa Kỳ. Đó là tin vui em muốn chia sẻ với mọi người.
Chân Như: Xin cám ơn phần chia sẻ của Ngọc Châu, Vi Trần và Thái Nhật đã dành thời gian cho chương trình và chúc mừng năm mới đến tất cả quý vị.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>