Wednesday, June 22, 2016

Liệu người dân VN có thờ ơ với chính trị? (P-1)

PIC
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng giải đáp thắc mắc thông tin về nguyên nhân cá chết trong buổi họp báo, chiều 2-6.
Chân Như, phóng viên RFA
Trong thời gian gần đây, Việt Nam liên tiếp có những vấn đề nổi bật liên quan đến chính trị - xã hội như ô nhiễm biển miền Trung gây nên thảm họa cá chết hàng loạt; Trung Quốc gia tăng các hành động leo thang căng thẳng trên Biển Đông; vấn nạn thực phẩm bẩn… Sự quan tâm và việc thực hiện “quyền làm chủ đất nước” của người dân trong các vấn đề đó ra sao, ở mức độ như thế nào - là những điều mà các bạn khách mời hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam muốn chia sẻ.
Chân Như: Các bạn đánh giá thế nào về mức độ quan tâm chính trị trong xã hội Việt Nam? Người dân thường thể hiện sự quan tâm như thế nào?
Quang: Theo riêng cá nhân em, phần đông người dân Việt Nam thời nay vẫn còn rất thờ ơ với vấn đề chính trị xã hội. Ngay cả những người đồng trang lứa với em hiện nay cỡ trạc tuổi 28 – 30, ở trong chỗ làm của em, những đồng nghiệp của em cũng vậy, cũng cỡ tuổi từ 24-35, họ rất thờ ơ với chính trị. Khi em chia sẻ việc những chủ nhật vừa rồi em đi biểu tình thì họ nói “đi biểu tình để làm gì? Rảnh quá”, “tại sao phải đi biểu tình việc đó để nhà nước lo, mắc chi phải đi biểu tình”. Đồng ý cũng có rất nhiều thành phần tiến bộ, chẳng hạn như vào ngày 1 tháng 5 vừa rồi ở Sài Gòn và Hà Nội có đến 4.000 người đi biểu tình ở khắp các độ tuổi. Chúng ta thấy có khoảng 4-5 ngàn người đó dám bước xuống đường, số còn lại vẫn quan tâm nhưng chưa đủ dũng cảm để bước xuống đường, rất ít so với dân số Việt Nam hiện nay gần đến 100 triệu dân.
Cơ hội để tham gia vào hệ thống chính trị để quan tâm vào chính trị thuộc về những người thuộc tầng lớp của đảng: những người thuộc tầng lớp “con ông cháu cha”, những người chắc chắn có một chân trong nhà nước, trong đảng. 
-  Bình Minh
Còn chỗ làm của em trong một khuôn khổ như vậy, trong gia đình của em, trong làng xóm của em không thấy ai đi biểu tình ngoại trừ em, họ rất thờ ơ với chính trị xã hội. Còn trong facebook những bạn của em ngoài post hình chồng con, gia đình, ăn uống, khoe body (thân hình) khoe áo, khoe du lịch... chứ không hề thấy đăng một tin về cá chết. Không hề! Em rất ngạc nhiên khi em vào xem vì lúc còn đi học đại học bạn em rất năng nổ nhưng chắc tại bây giờ có gia đình, con cái, hoặc công việc rất đang tốt nên tránh nói những vấn đề nhạy cảm, vì sợ ảnh hưởng đến gia đình của họ; Có lẽ là vậy.
Minh Nhật: Thưa anh, em muốn lấy một thống kê của một trang facebook chuyên về mảng chính trị; trong đó, họ có một thống kê nho nhỏ trên 471 ngàn người. Trong số người đó họ thể hiện ra một xu thế đó là hiện tại có khoảng 18% số người từ 18-35 tuổi quan tâm về các vấn đề chính trị, còn số lớn hơn thì ít. Em cũng đồng quan điểm với anh Quang rằng ở Việt Nam hiện tại người ta đa phần đang né tránh hai từ “chính trị” có lẽ bởi vì 2 từ này đối với họ là một cái gì đó rất nhạy cảm. Họ có thể có một trải nghiệm để rồi gần như trong từ điển của họ, họ cố gắng né tránh cho dù đó chỉ là những vấn đề rất thực tế, chẳng hạn, chuyện biểu tình vừa rồi là những cái liên quan đến cuộc sống của họ nhưng hiện tại họ vẫn rất sợ hãi.
Theo em, đúng là ở Việt Nam mình vẫn còn sự thờ ơ nhất định về chính trị, ngoại trừ những nhà hoạt động và đang có thêm nhiều người tăng lên. Tuy nhiên, con số những người tham gia thể hiện thái độ chính trị của mình thì vẫn còn tương đối ít.
Bình Minh: Qua chia sẻ của hai bạn, chúng ta có thể thấy hai bạn đang đi nghiêng về những thành phần trong xã hội quan tâm tới chính trị ở vai trò là những người đối lập quan tâm đến thể chế chính trị hiện nay. Tuy nhiên quan điểm của em, em thấy đồng ý với việc hiện nay rất đông thành phần trong xã hội kể cả giới trẻ cho đến những người trưởng thành thì họ rất thờ ơ với chính trị, bởi vì có hai lý do mà em thấy. Thứ nhất, người dân hiện nay họ không có nhiều cơ hội, họ không được tham gia nhiều vào các sinh hoạt chính trị thật sự, đấy là cái liên quan đến thể chế hiện nay. Ví dụ như người ta thường nghĩ tới việc tham gia chính trị là tham gia vào hệ thống đảng rồi tham gia hệ thống chính quyền của các cấp. Thế thì, thật sự những người dân bình thường, mà những người bình thường thì chiếm đa số trong xã hội hiện nay, họ không có cơ hội, bởi vì những cơ hội để tham gia vào hệ thống chính trị để quan tâm vào chính trị thì nó thuộc về những người thuộc tầng lớp của đảng: những người thuộc tầng lớp “con ông cháu cha”, những người chắc chắn có một cái chân trong nhà nước, trong đảng.
Và thứ hai, những người quan tâm sâu vào chính trị, họ nhìn thấy được sự bộc lộ yếu kém trong thể chế chính trị của Việt Nam hiện nay. Do vậy, họ rất e sợ bởi vì khi đã quan tâm rồi thì thường sẽ phải bộc lộ ra ngoài qua những phát biểu, những chính kiến, hành động. Và họ thấy sợ khi hiện nay chính quyền đàn áp khá nhiều những tiếng nói đối lập trong xã hội hiện nay. Từ đó làm cho người ta thờ ơ, bởi vì muốn quan tâm cũng không được, đó là lý do em đánh giá hiện nay họ khá là thờ ơ với chính trị. Và em rất đồng ý và cảm thấy tâm đắc với thống kê vừa rồi một bạn đã chia sẻ. Đó là, hiện nay, giới trẻ họ đang quan tâm đến vấn đề chính trị nhiều hơn, bởi vì họ được tiếp cận với thông tin, với cuộc sống xã hội hiện đại hơn, đấy là tín hiệu đáng mừng, điều đó sẽ làm cho xã hội sẽ thay đổi và em tin vào điều đó.
1264400_3372527488598_1262372129_o.jpg
Cuốn sách Trần Huỳnh Duy Thức và Con đường nào cho Việt Nam giới thiệu về một người yêu nước bị giam cầm và những trăn trở về đất nước, về dân tộc của Trần Huỳnh Duy Thức - người sáng lập Phong Trào CĐVN.
Chân Như: Qua những gì các bạn vừa chia sẻ, thì các bạn nhận thấy vai trò của người dân trong các vấn đề chính trị - xã hội ở mức nào?
Minh Nhật: Để đánh giá vai trò của con người trong vấn đề xã hội hiện tại của Việt Nam mình, theo như em biết, vẫn chưa có một cơ quan thống kê về xã hội cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy trên bình diện về phản biện xã hội ngay trong cơ quan cao nhất đó là quốc hội, trong chính phủ, thì em thấy trong các cuộc họp của họ đa phần gọi là đồng thuận tất cả vấn đề cho dù vấn đề đáng ra phải thảo luận, phản biện nhiều nhất. Ngay cả trong cơ quan lập pháp, thi hành pháp luật, họ vẫn cứ phải ở trên phán gì ở dưới nghe như vậy. Đó là với những người có chức quyền. Còn những người thường dân như chúng ta thì chuyện phản biện còn dễ dàng đến mức nếu nhìn vào thực tại của xã hội Việt Nam hiện nay thì mình nhận thấy gần như đa phần người dân trên nói gì dưới gật đầu và họ không có một tiếng nói. Cụ thể là trong cuộc bầu cử vừa rồi, đó là cơ hội thể hiện chính trị rất rõ ràng; tuy nhiên, đa phần người dân cứ ở trên tuyên truyền “gạch người này hay bầu cho người này” thì họ làm theo như thế hoặc để người thân đi bầu một lần cho tất cả gia đình. Nhìn từ một cơ hội thể hiện chính trị như thế, em thấy rõ rằng tiếng nói của người dân đặc biệt trong lãnh vực chính trị gần như là không có.
Trong khi đó, nhà cầm quyền cộng sản có một chiêu thức rất khôn ngoan: họ lập ra những tổ chức ngoại vi, những đoàn thể của họ, đặc biệt là mặt trận tổ quốc Việt Nam. Họ nói đấy là nơi thể hiện ý chí người dân nhưng thực ra nơi đó lại là nơi dập tắt tất cả những ý kiến, bởi vì họ thường lấy đa số, số đông để rồi những tiếng nói đối lập, tiếng nói xây dựng gần như không có.
Chúng ta quay lại chuyện rất sát sườn đó là chuyện về biển đảo, về cá chết miền Trung, ngay cả trong báo chí, trong lãnh vực những người làm luật, hay trong các giới hoạt động về môi trường, thì không có một tiếng nói cụ thể về các vấn đề trong khi nó lại ảnh hưởng đến chính cuộc sống của họ. Thế nhưng người dân đã sợ hãi, gần như đã vô cảm, và như anh Quang vừa nói “người ta không dám thể hiện cái thái độ chính trị” của mình trong những vấn đề cụ thể nữa. Đó là suy nghĩ của em và mình cảm thấy nó nguy hiểm cho tương lai vận mệnh của tổ quốc.
Bình Minh: Với quan điểm của em, vai trò của người dân thể hiện qua mấy góc độ. Thứ nhất, qua quyền bầu cử. Thứ hai, qua quyền phát ngôn và thể hiện trực tiếp qua quyền phát ngôn như báo chí. Và thứ ba thể hiện qua việc họ được quy tụ bằng những hội đoàn để bảo vệ quyền lợi cho họ.
Ngay cả trong cơ quan lập pháp, thi hành pháp luật, họ vẫn cứ phải ở trên phán gì ở dưới nghe
- Minh Nhật
Vấn đề này trong xã hội hiện nay quả thực như các anh vừa chia sẻ, nó không phát huy được vai trò của người dân và người dân cũng không phát huy được vai trò của mình trong khía cạnh đó. Ví dụ như qua bầu cử như anh Nhật vừa nói, “trên bảo sao thì dưới làm như vậy” và người ta cũng không quá quan trọng vào lá phiếu của người dân bởi vì tất cả đã được dàn xếp rồi. Và sau đó qua tự do ngôn luận, tức là qua báo chí truyền thông thì như anh Chân Như và chúng ta có thể thấy được hiện nay báo chí cũng như những quyền về ngôn luận được bảo quản rất chặt bởi ban tuyên giáo từ trung ương đến địa phương và điều đó làm cho người dân họ không thể nào phát huy được tiếng nói độc lập, không thể nào thể hiện được tiếng nói phản biện của mình được. Như vậy, khi không thể đưa lên chính kiến ý kiến của mình thì chắc chắn không thể phát huy được vai trò của người dân trong những vấn đề của xã hội. Và vấn đề người dân quy tụ qua những hội đoàn, chúng ta thấy được người ta không có cơ hội sinh hoạt ở những hội đoàn thật sự độc lập, thật sự bảo vệ quyền lợi cho họ. Chẳng hạn, những người lao động bản chất vẫn có công đoàn, thế nhưng công đoàn lại không hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, hoặc hội sinh viên hoặc đoàn thanh niên cho những người trẻ. Tóm lại những hội đoàn như vậy được quản lý bởi chính phủ bởi đảng và không thể hiện tiếng nói của nhân dân.
Qua ba khía cạnh đó chúng ta có thể thấy được, hiện nay, vai trò của người dân trong xã hội Việt Nam rất mờ nhạt. Một xã hội với thể chế chính trị như thế này kéo sự phát triển của đất nước chậm đi và nếu cứ như vậy nó làm cho đất nước mỗi lúc một chậm tiến hơn, kém phát triển hơn. Đó là quan điểm của em.
Chân Như: Qua hai chia sẻ của Minh Nhật và Bình Minh, cùng với những trải nghiệm của mình trong cuộc sống, Quang nhận thấy vai trò của người dân trong vấn đề chính trị - xã hội ở mức nào?
Quang: Qua trải nghiệm trong cuộc sống, em cũng biết sơ qua về đời sống chính trị của những bạn nước ngoài, họ rất năng nổ và họ rất dấn thân vào những vấn đề chính trị - xã hội, họ sẵn sàng đi biểu tình đòi cho bằng được quyền lợi của họ về lao động, về lương bổng, về phúc lợi xã hội về bất cứ gì, nhưng đối với người Việt mình vấn đề đó em thấy người Việt chưa quen với việc biểu tình hoặc quan tâm tới vấn đề chính trị xã hội, họ chưa nhận định được vấn đề chính trị xã hội liên quan trực tiếp đến công ăn việc làm, các quyền lợi nghĩa vụ của họ.
Chân Như: Theo các bạn, những điều gì tác động đến việc người dân biểu lộ thái độ, quan điểm chính trị và sự quan tâm đến các vấn đề của đất nước trên thực tế?
Quang: Em nghĩ ngay từ trong bản thân của họ phải có một tình yêu đối với quê hương dân tộc trước đã, phải đủ mạnh thì mới khiến họ có thể bước xuống đường hoặc nêu rõ những chính kiến của họ về các quan điểm chính trị - xã hội. Điển hình, chúng ta có anh Trần Huỳnh Duy Thức, xét về nguồn gốc anh là một doanh nhân, rõ ràng là con đường tương lai của anh đang rất rộng mở, anh có thể làm giàu, nhưng tại sao anh lại sẵn sàng nói lên quan điểm chính kiến của anh, đòi đa đảng, đòi xoá bỏ đường lối chủ nghĩa xã hội này để đến ngày hôm nay, anh bị vướng trong vòng lao lý đã bảy năm. Phải là người có tình yêu dân tộc với tình yêu nòi giống lắm mới có thể làm được điều như vậy.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>