Friday, May 20, 2016

Bầu cử là quyền hay nghĩa vụ

Pic
Áp phích tuyên truyền cho kỳ bầu cử ngày 22/5/2016. Ảnh chụp hôm 21/4/2016 tại Hà Nội.
Chân Như, phóng viên RFA
Vào ngày 22 tháng 5 tới đây, người dân cả nước Việt Nam sẽ bỏ phiếu chọn ra người đại diện cho họ trong quốc hội. Tuy nhiên, đối với một đất nước độc đảng như VN hiện nay thì liệu việc tham gia bầu cử này là quyền hay là một nghĩa vụ bắt buộc.
Trong chương trình diễn đàn bạn trẻ kỳ này, mời quý vị cùng đến với một số các bạn khách mời hiện đang sinh sống trong nước, những người đã đủ tuổi buộc phải đi bầu trong năm nay chia sẻ về cảm nghĩ của họ về vấn đề này.
Vẫn động tận nhà
Chân Như: Các bạn có thể chia sẻ những ấn tượng, cảm nhận, hay những gì các bạn thấy được trong các cuộc bầu cử trước đây và năm nay tại Việt Nam?
Thanh Tùng: Ấn tượng của em về các kỳ bầu cử quốc hội trước đây, đầu tiên em thấy sự tuyên truyền rất kỹ càng của chính quyền bằng các hệ thống phương tiện truyền thông; Ngoài ra, còn cho người tổ trưởng tổ dân số đến tận nhà vận động người dân đi bầu cử.
Mặc dù có sự tuyên truyền kỹ càng như vậy nhưng người dân Việt Nam không quan tâm đến chuyện bầu cử mà đáng lẽ ra những kỳ bầu cử chính trị quốc gia người dân sẽ rất sôi nổi tham gia bởi vì đó là người dân đang chọn lựa ra những con người sẽ đại diện cho quyền lợi cho họ. Và những đại biểu quốc hội chọn ra này sẽ phải thay mặt người dân quyết định rất nhiều những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Quyết định đấy của người dân sẽ ảnh hưởng đến chính từng con người, thậm chí đến tận từng miếng cơm manh áo hằng ngày của họ. Bởi chính quyền VN do đảng CSVN nắm quyền hiện tại không phải là chính quyền của dân với một cơ quan không đại diện cho dân, không làm lợi cho dân thì đương nhiên người dân sẽ thờ ơ không quan tâm rồi.
Trần Việt: Trước đây đất nước còn nghèo, thông tin còn lạc hậu nên ĐCSVN có thể dẫn dắt người dân bằng những tuyên truyền, nói chung là mị dân. Mình thấy hầu hết người dân không quan tâm bầu cử vì kết quả có được là do đảng đã đưa ra, nó không có lợi ích gì cho từng cá nhân nói riêng và cả dân tộc nói chung. Quốc hội người ta bầu cử như vậy chỉ nhằm mang lợi ích riêng cho đảng, không mang lợi ích cho người dân. Do vậy, có vẻ như niềm tin của người dân không còn nữa nên cuộc bầu cử sắp tới đây nhà nước đang ngồi trên một sự khủng hoảng toàn diện và sự thất bại toàn diện về kinh tế xã hội và chính trị luôn.
Chả có lý do gì sinh viên lại bị bắt ép tất cả phải đi bầu cử. Đơn giản là quyền của họ, họ đi là được quyền lợi còn bỏ thì mất quyền lợi vậy thôi, nên đó là một sự vô lý.
-Thanh Tùng

Chân Như: Theo quan điểm của các bạn, bầu cử là quyền hay là nghĩa vụ hay là cả hai? Vì sao?
Lê Văn Sơn: Theo tôi bầu cử đó là quyền cơ bản, quyền dân sự của một công dân, vì người dân có quyền bầu cho những người mà họ cho là chính đáng và những người này nói lên tiếng nói của họ nôm na là phát ngôn nhân thay cho họ. Những đại biểu quốc hội mà họ bầu lên phải lên tiếng đòi những lợi ích mà người dân mong muốn.
Theo tôi, đó là thứ quyền căn bản, quyền dân sự của một công dân. Và thứ nữa, người dân không có nghĩa vụ buộc phải nghe theo sự chỉ đạo của ĐCS hay của ủy ban bầu cử để thoái trừ quyền cơ bản của chính mình và người dân cũng có quyền tẩy chay hoặc phế truất những đại biểu quốc hội mà không thực thi các lợi ích của công dân đã trao cho họ. Quan điểm của tôi là như vậy.
Thanh Tùng: Vâng thưa anh chuyện bầu cử là quyền hay nghĩa vụ thì những điều quan trọng nhất anh Sơn đã nói rồi.  Bây giờ em chỉ nêu lên quan điểm của em: Em cũng nghĩ rằng bầu cử chỉ là quyền thôi chứ không phải là nghĩa vụ. Bởi vì sao? Vì ngoài những gì anh Sơn vừa chia sẻ thì còn chuyện không phải đại biểu quốc hội nào cũng đại diện cho quyền lợi, tiếng nói của mình. Ví dụ như trong một kỳ bầu cử quốc hội không có một đại biểu nào mà chương trình nghị sự của họ có quyền lợi của mình trong đấy thì tại sao mình phải đi bầu. Và như thế mình bầu cho ai khi không có ai đại diện cho quyền lợi của mình; Tại sao mình phải có nghĩa vụ đi bầu cho những người không đại diện cho mình.
Lý Quang Sơn: Theo em bầu cử là quyền chứ không phải là nghĩa vụ. Chúng ta thừa hiểu  là một khi đã là quyền thì đôi khi không tương ứng với nghĩa vụ, ví dụ quyền bầu cử này, mình có quyền bầu cử nhưng cũng có quyền tẩy chay quyền không đi bầu cử. Do vậy, khi mình nói đến nghĩa vụ phải bầu cử tức là sự bắt buộc rồi thì theo em bầu cử là quyền chứ không phải là nghĩa vụ.
Ép sinh viên đi bầu
000_9U2Y5.jpg-400.jpg
Một cán bộ bên cạnh bảng danh sách cử tri tại một quận ở Hà Nội chụp hôm 21/4/2016. AFP photo
Chân Như: Mới đây, một số trường đại học - cao đẳng đã ra thông báo đến sinh viên, rằng họ phải đi bỏ phiếu và nộp lại thẻ cử tri có đóng dấu, nếu không sẽ bị kỷ luật. Các bạn nhận định sao về việc này, có trái với hiến pháp và quyền công dân hay không?
Trần Việt: Hiến pháp là văn bản cao nhất trong một đất nước, kế đến là pháp luật, dưới pháp luật là thông tư, nghị định và trong thông tư có những quy định. Tuy nhiên, theo mình thấy hầu hết trước thời năm bao cấp trường đại học được nhà nước nuôi dưỡng còn hiện nay các trường đại học đều tự chủ về mặt tài chính. Vậy vấn đề bây giờ tôi vào học có đóng tiền thì tôi phải có một quyền lợi; Tại sao ở đây không có một quyền lợi gì mà phải bắt sinh viên phải có nghĩa vụ phải chấp hành những quy định mà quá vô lý như vậy. Tôi không hiểu được vấn đề các trường đại học, cao đẳng áp đặt những quy định rất vô lý như vậy.
Thanh Tùng: Em cũng nghĩ như vậy, như lúc nãy mọi người đã phân tích, bầu cử chỉ là quyền chứ không phải nghĩa vụ. Chả có lý do gì sinh viên lại bị bắt ép tất cả phải đi bầu cử. Đơn giản là quyền của họ, họ đi là được quyền lợi còn bỏ thì mất quyền lợi vậy thôi, nên đó là một sự vô lý.  Đặc biệt, em nghĩ vấn đề này còn liên quan đến vấn đề nhận thức về chính trị xã hội bởi vì đi bầu hay không và bầu cho ai nó còn tùy thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức của mọi người.
Nếu sinh viên họ nhận thức được đại biểu nào đem lại quyền lợi cho họ thì họ có thể đi bầu; Họ không thấy có đại biểu nào đại diện cho quyền lợi của họ thì họ không đi bầu. Nếu ai cũng bị buộc phải đi bầu thì như vậy  cuối cùng chẳng biết bầu cho ai và rõ ràng cuộc bầu cử không hề đạt được kết quả gì. Bầu cử như vậy em nghĩ nó còn rất tai hại, bởi vì như thế là bầu những con người không đại diện cho quyền lợi của mình vào trong quốc hội.
Tôi lấy quyền công dân của mình không đi bầu cử để phản đối việc quốc hội VN không phải là tiếng nói của người dân VN. 
- Lê Văn Sơn

Lý Quang Sơn: Việc này hết sức vô lý và gần như trái với hiến pháp. Theo em là vi hiến bởi vì khi đã nói đến quyền là quyền người ta sử dụng hay không sử dụng tức là việc một sinh viên họ có thể bận việc này việc kia thậm chí họ không thích bầu cử hay không tin tưởng về vấn đề bầu cử thì họ hoàn toàn có thể một là tẩy chay hai là hủy bỏ phiếu bầu của họ.
Việc các trường đại học, cao đẳng đã yêu cầu học sinh (theo em biết các bạn sẽ bị kỷ luật nếu không đi bầu cử) thì đây là việc làm hết sức là vi hiến. Em cũng xin kể một câu chuyện: Vừa rồi em có gặp một số các thanh niên tầm 20 đổ lên. Một ông anh tầm 30 vì nghe tiếng loa phường lảm nhảm suốt ngày “bầu cử là quyền là nghĩa vụ của công nhân”, ông bực mình quá bảo “bầu mả cha chúng mày. Suốt ngày ra rả đau hết cả đầu”.
Thế là mấy thanh niên khác hùa vào bảo ở VN làm gì có bầu cử mà bầu, anh bày vẽ cho vui; Một số người khác thì nói ở VN này chẳng ai xứng đáng để bầu cả; Đứa khác lại bảo em bảo anh đi bầu, anh cứ gạch hết thằng nào là đảng viên  cho em, chẳng phải bầu ai cả. Một anh em khác lại bảo “thôi bầu bọn Formosa lên làm lãnh đạo anh em mình đi”. Như vậy là em thấy trong nhân dân của mình gần như họ mất niềm tin vào việc bầu cử này rồi.
Đi bầu hay tẩy chay
Chân Như: Các bạn sẽ đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử năm nay hay không?
Lê Văn Sơn: Với bản thân tôi, thì năm nay tôi không đi bầu cử vì những lý do: Thứ nhất, những người tôi mong muốn họ nói lên tiếng nói của tôi thì đã bị những phương pháp của nhà cầm quyền loại bỏ hết rồi. Thứ hai, những người tôi mong muốn nói lên tiếng nói của tôi thì họ không thực hiện cho tôi được. Vì thế, tôi không đi bầu cử. Tôi lấy ví dụ, mới đây vụ việc thông tin Formosa xả chất độc gây thảm họa cá chết hủy hoại môi sinh và môi trường làm cuộc sống người dân miền Trung điêu linh và khốn cùng, làm cho người dân VN hoang mang vì thực phẩm bẩn vì môi trường sống bị đe dọa một cách nghiêm trọng. Ấy vậy mà quốc hội VN có lên tiếng gì không? Tại sao quốc hội VN không lên tiếng về vụ việc này?
Trong khi người dân không còn tin tưởng vào quốc hội thì họ đã lên tiếng bằng việc bày tỏ chính kiến của mình thông qua quyền biểu tình ôn hòa nhưng tại sao người dân bị đàn áp, bị đánh đập, bị bắt bớ? Bởi thế, nên tôi lấy quyền công dân của mình không đi bầu cử để phản đối việc quốc hội VN không phải là tiếng nói của người dân VN.
Thanh Tùng: Trước hết em không thấy trong số những người ứng cử hiện tại là đại diện cho quyền lợi của em cả, nhưng em vẫn đi bầu. Tuy nhiên, em sẽ gạch tên tất cả những người có trong phiếu bởi vì đơn giản là không có một người nào đại diện cho quyền lợi của em cả.
Lý Quang Sơn: Em cũng chia sẻ năm 2011 em cũng có một lần được phát phiếu để đi bầu nhưng đợt đấy em cũng không quan tâm lắm, em cũng đưa lá phiếu của em cho gia đình rồi một người trong gia đình đi bầu cho cả gia đình. Sau khi có được đầy đủ nhận thức về vấn đề bầu cử thì em mới thấy không nên làm như thế vì không đúng pháp luật. Hơn nữa là  việc bỏ phiếu nhằm thực thi quyền công dân của mình. Và  em cũng  khuyến khích mọi người quan tâm tìm hiểu về vấn đề người mình sẽ bầu và tìm hiểu kỹ quy chế bầu cử vì chỉ có nghiên cứu về nó quan tâm đến nó thì mọi người mới hiểu rõ ra được bộ mặt thật của bầu cử gian dối ở VN.
Em muốn cuộc bầu cử 2021 sắp tới, mọi người sẽ nhận thức được đầy đủ hơn quyền của mình. Và từ đó có thể bước tới những bước tiến dân chủ hơn, đó là có thể người dân sẽ xuống đường đòi hỏi quyền tự do bầu cử, đòi hỏi bầu ra những người lãnh đạo chính cho mình. Chỉ có tìm hiểu thông qua việc đi bỏ phiếu thì mọi người mới hiểu hết được vấn đề ấy.
Trần Việt: Nhiệm kỳ bầu cử trước tôi thấy có chuyện khôi hài là công an phường đến nhà yêu cầu phải đi bầu, tôi cầm nguyên một xấp phiếu mình đi bầu; Mình gạch thẳng hết luôn; Mình bầu dùm cho cả gia đình luôn. Bây giờ, mình có bầu hay không bầu thì đảng đã chọn cử người hết rồi, dù mình có gạch bỏ hay không. Nói mình đi vì quyền lợi thì đó chỉ là một trò hề, mà mình không đi thì cho là phản kháng lại chế độ.
Theo quan điểm của tôi, sự thế đã rồi vì đảng đã chọn nên chẳng có một ý nghĩa gì đối với cá nhân của mình và cả dân tộc VN. Nếu đã không có ý nghĩa đối với đất nước này vì bây giờ đảng độc quyền thì xin hỏi dân bầu làm chi khi họ đã chọn hết. Họ đưa ra một danh sách các ứng cử viên mà chẳng đưa ra một đường lối chính sách đối với người dân khu vực hay trong một tỉnh thành nào đó thì mình bầu làm gì, theo quan niệm của mình là vậy.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>