Thursday, July 28, 2016

Tính nghiêm minh và chuẩn mực của pháp luật Việt Nam (Phần 1)

PIC
Nguyễn Hoàng Tuấn (trái) và Ôn Thành Tân có mặt tại Tòa án Nhân dân Quận Thủ Đức vào sáng ngày 20 tháng 7 năm 2016.
Chân Như, phóng viên RFA
Báo chí trong nước và mạng xã hội thời gian gần đây loan tải nhiều câu chuyện pháp luật thu hút sự chú ý của dư luận như: cú đá của cảnh sát giao thông, vụ xử án 2 trẻ vị thành niên ăn cắp bánh mì, bảo vệ chặn xe chuyển bệnh nhân… Người dân đặt ra nhiều câu hỏi về tính nghiêm minh và chuẩn mực của pháp luật hiện hành, trong đó cái lý và cái tình thể hiện ra sao. Đó cũng chính là đề tài của chương trình Diễn đàn bạn trẻ hôm nay, với sự tham gia của Minh Hiển, Trường Sơn và Quang Sơn.

Tòa án Việt Nam rất cứng nhắc?

Chân Như: Câu hỏi đầu tiên, các bạn suy nghĩ gì khi đọc thấy tin hai trẻ vị thành niên bị toà án quận Thủ Đức, Sài Gòn tuyên phạt án tù chỉ vì đói quá, nên đã cướp ổ bánh mì chưa đầy 50 ngàn đồng. Cũng như các bạn còn nhớ về một câu chuyện bi hài tương tự xảy ra tại Hải Phòng: 4 thiếu niên đang học trung học đùa giỡn giật 1 mũ vải và 1 nón lá của bạn nữ cùng trường cũng bị xử án tù mặc dù nạn nhân và nhà trường có đơn bãi nại. Theo các bạn cảm nhận, có cần thiết phải xử lý hình sự với mức phạt tù đối với những trường hợp như vậy hay không, đặc biệt là khi các em đang ở độ tuổi đang đi học?

Minh Hiển: Hôm nọ em có đọc lại điều 8 bộ luật hình sự của năm 2015 nói về khái niệm tội phạm, trong có hai khoản, 1 định nghĩa tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội và do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc sát nhân thương hại thực hiện một hành vi cố ý hoặc vô ý. Nhưng tính chất của nó phải có sự nghiêm trọng nhất định ví dụ xâm phạm độc lập chủ quyền và nhất là về lãnh thổ... Khoản 2 của điều thứ 8 quy định những hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm trong xã hội không đáng kể thì sẽ không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác. Ở đây 2 trường hợp là 2 trường hợp vị thành niên ăn cắp bánh mì cũng như các em thiếu niên giật mũ vải của bạn thì hoàn toàn không phải là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng của nó rất nhỏ và không đáng kể, do vậy việc truy tố hình sự và xử lạnh như thế là điều em thấy rất bất hợp lý.

Quang Sơn: Theo quan điểm của em, bản án này hết sức là nặng và thường những bản án đối với những trẻ vị thành niên như này đa phần pháp luật cần có tính nhân đạo đó là mang tính răn đe là chủ yếu. Tuy nhiên, trường hợp của hai bạn này có lẽ họ đang cố tình muốn xé ra to, thực ra đáng lẽ phải được coi là tình tiết giảm nhẹ mặc dù chúng ta thừa nhận với nhau hành vi cướp không hay ho gì lắm họ có thể đi xin, nhưng rõ ràng họ đang trong quá trình đi xin việc, và bản tính con người khi đói có thể mất kiểm soát nếu tìm thấy đồ ăn hoặc nước uống trước mắt, ai cũng vậy thôi. Điều này thật ra đáng thương hơn là đáng trách. Bản án đưa ra em nghĩ là quá nặng.

Thêm vào đó, em nghĩ hành vi của những bạn giật mũ vải bạn nữ em thấy mang tính chất kiểu trẻ con trêu đùa với nhau. Em nhớ người nhà nạn nhân đã bãi nại và xin cho những thanh niên ấy rồi nhưng tòa án vẫn quyết tâm tuyên án bốn thanh niên này. Điều này làm mình có cảm giác như trò hề tức là họ vừa muốn thể hiện cho công luận thấy bản thân họ nghiêm minh. Thật ra họ đang tự bôi tro trát trấu vào họ thôi, vì xử lý thiếu niên mà hành vi không có gì nghiêm trọng và không gây nguy hại cho xã hội thì họ đang chứng tỏ một điều rằng pháp luật của chế độ này không có tính nhân đạo.

Trường Sơn: Em cũng đồng tình với cả ý kiến của anh Hiển cũng như Quang Sơn. Quan điểm cá nhân của em thì cho rằng luật pháp có hai tính chất một là dùng để răn đe và thứ hai là dùng để trừng phạt. Chúng ta thấy rằng trong sự việc hai cậu thiếu niên giật bánh mì cũng như sự việc xảy ra trước kia của mấy cậu cướp mũ của bạn, luật pháp trong trường hợp này theo em nếu là một toà án có lương tri thì thường người ta sẽ thấy rằng đây sẽ là những sự việc không nhất thiết phải sử dụng chức năng trừng phạt vào những vụ án nhân sự và xử án tù cho họ, thường chỉ nên răn đe đó là cho họ làm những việc công ích.

Chúng ta thấy rằng trong hai sự việc này thì tòa án Việt Nam rất cứng nhắc trong việc áp dụng luật. Họ giải thích thế nào cũng đúng nếu chiếu theo những gì luật pháp Việt Nam ghi, nhưng họ quên mất rằng như vậy thì quá máy móc mà người ta phải xem cái tình tiết của sự việc, động cơ gây án và ảnh hưởng đối với những người bị hại cũng như đối với xã hội ra sao. Theo ý kiến cá nhân của em trong việc này thì nó hoàn toàn không đáng, không đến mức để phải xử phạt với những bản án nặng nề như vậy.

Xét xử nhẹ tay với quan chức, khắt khe với dân thường?

Chân Như: Có nhận định cho rằng, dường như chế độ hiện nay tại Việt Nam không quan tâm đến việc giải quyết phần gốc của vấn đề, nhiều người so sánh việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, và xử lý nhẹ tay đối với nhiều quan chức có dấu hiệu vi phạm rõ ràng, gây thất thoát hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng. Trong khi đó chỉ vì đùa giỡn giật mũ hoặc quá đói phải cướp ổ bánh mì thì lại quá khắt khe. Dẫu biết mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng trong trường hợp này, chắc hẳn, không ai trong chúng ta không khỏi so sánh?

Minh Hiển: Thật ra cái gốc của vấn đề thì em nghĩ riêng việc này đã xử các bạn trẻ ấy quá nặng và quá mức cần thiết rồi. Như vậy có thể tạo ra cái hệ quả tạm gọi là tích cực đi, tuy thế nó lại dồn các em ấy vào chân tường bằng cách sử dụng hình phạt quá mức cần thiết như thế. Do vậy tiềm tàng những nguy hiểm, nguy cơ nghiêm trọng về sau vì tương lai ở các em như thế là đang đối diện với nguy cơ bị phá hủy và như vậy cũng là cái ý mà pháp luật hiện tại không giải quyết được phần gốc của vấn đề mà nó lại đẩy ra một nguy cơ mới.

So sánh giữa các trường hợp của các em kia với cả những trường hợp đại án rất nghiêm trọng mà lại xử có vẻ rất nhẹ, thì gần đây mọi người nói cái câu mà em thấy vừa buồn cười nhưng rất đúng là “dường như tồn tại hai đạo luật, một luật cho dân và một luật cho quan chức.” Em thấy đúng như thế thật. Xin nhấn mạnh một loạt các hành vi vi phạm luật gây hậu quả nghiêm trọng gây thất thoát tài sản nhà nước rồi tiền thuế của nhân dân thì lại được khoan hồng, trong khi ấy hành vi bồng bột của trẻ thanh niên thì bị trừng phạt rất nặng. Đây thật sự là điều bất hợp lý và nó liên tục tạo ra những vòng lẩn quẩn mà nó sẽ đẩy sang những nguy cơ tiềm tàng mới.

Trường Sơn: Vừa rồi chúng ta cũng đã nói rất kỹ về trường hợp của hai cậu thiếu niên ăn cắp hai ổ bánh mì rồi đi tù thì sau đó chúng ta thấy được một cái vụ việc rất thú vị khác để đem ra so sánh đó là những quan chức Việt Nam. Điển hình là những quan chức làm trong ngành nước sạch gây thất thoát rất nhiều tiền của của người dân cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân thì lại không bị xử vì người ta cho rằng họ có “thân nhân tốt”. Rõ ràng chúng ta thấy ở đây có sự mâu thuẫn rất lớn.

Người ta cố gắng xử hai cậu bé kia bằng được bởi vì người ta nói luật pháp phải nghiêm minh. Thế nhưng sau đó họ lại giống như vừa viết xong một tờ giấy xé nó đi luôn vì người ta lại làm một điều ngược lại. Cho dù các vị quan chức đó gây ra sự ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đối với xã hội, gây mất niềm tin của người dân, và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của mọi người. Họ gây thất thoát bao nhiêu tiền của nhưng lại không bị truy cứu bất cứ một trách nhiệm hình sự nào.

Như anh Hiển vừa rồi nói, Việt Nam đang tồn tại hai bộ luật thì em rất đồng ý bởi vì đây thực sự là hai vụ việc tiêu biểu chứ không phải là duy nhất. Em cũng đọc được câu hết sức thú vị nữa đó là luật pháp Việt Nam không có tác dụng đối với tầng lớp cai trị, nó chỉ dành cho người dân bị trị thôi . Rõ ràng nó làm mất đi niềm tin người dân vào hệ thống luật pháp và chính quyền hiện tại. Rõ ràng họ đang bị đối xử một cách hết sức bất công, cho dù những gì mà họ nhận, hoàn toàn không xứng đáng. Và rõ ràng là có một vấn đề cốt lõi gì đó mà chúng ta cần phải đi tìm.

Chân Như: Có một thực tế ở Việt Nam, các cựu quan chức hoặc những người có mối quan hệ với họ phạm tội thường được giảm nhẹ mức án bởi “nhân thân tốt”, “gia đình có công với cách mạng”, hoặc “đã từng có nhiều thành tích”. Theo các bạn, điều này có hợp với nguyên tắc “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” và “công ra công, tội ra tội”?

Minh Hiển: Theo em quá trình để đưa ra một bị cáo để xét xử đầu tiên phải xem xét xem là bị cáo ấy vào khung gì và có thể bị truy tố hình sự hay không. Vậy các yếu tố ví dụ như nhân thân tốt hay đã có thành tích thì thuộc về giai đoạn đầu, tức là để xem xét xem hành vi phạm tội đó nó có xuất phát từ nhận thức hay động cơ mà rõ ràng về hành vi phạm tội của mình không do vô tình hay do cố ý. Từ đấy những yếu tố sẽ được dùng để đánh giá xem bị cáo ấy có đáng bị truy tố hình sự hay không; tức là các yếu tố ấy chỉ tham gia vào giai đoạn đầu thôi, còn sau đấy thì nếu bị cáo đã được đưa ra xét xử về tội hình sự các thứ rồi mà cuối cùng kết luận đã có bản án thì các yếu tố nhân thân tốt, có thành tích, theo quan điểm của em là nó hoàn toàn không có vai trò gì nữa, luật pháp mới đảm bảo được tính nghiêm minh được. Nếu không sẽ dẫn tới có thể rất tùy tiện, ví dụ thế nào là nhân thân và thành tích, thành tích thế nào để đủ bù được phần nào tội lỗi mà họ gây ra? Cái đấy rõ ràng không liên quan đến nhau. Do vậy, theo em là không thể áp dụng hình thức thế được, có áp dụng nhưng chỉ trong phần đầu.

Trường Sơn: Em thì cho rằng cách họ đang sử dụng luật pháp ở Việt Nam như bây giờ, khi áp dụng để xử những vụ việc mà các quan chức Việt Nam gây ra theo kiểu dựa vào nhân thân tốt hoặc gia đình có công với cách mạng hoặc phải có nhiều thành tích đưa vào để giảm nhẹ tình tiết của vụ án, nó giống như một cách phân xử của thời phong kiến quân chủ. Lúc bấy giờ luật pháp vẫn dựa vào ý chí của một cá nhân vua chúa hoặc vị quan nào đó thì đúng hơn còn luật pháp của thời hiện đại đó là luật pháp được gi trong hiến pháp và giấy trắng mực đen rành rành. Rất vô lý khi không hề mang một tính pháp luật theo tinh thần thượng tôn gì cả, nó hoàn toàn cảm tính.

Em thấy rằng rõ ràng như em nói phần trả lời cho câu hỏi trước đó là khi hệ thống luật pháp và tư pháp Việt Nam hiện tại vẫn còn áp dụng những kiểu xử án như vậy sẽ càng làm sự bức xúc của người dân tăng thêm. Người dân cũng thấy rõ rằng quan chức phạm tội rất nặng gây ảnh hưởng đến đất nước cũng như xã hội hơn những dân thường gây ra rất nhiều, thế nhưng chỉ dựa vào gia đình có công với cách mạng và nhân thân tốt thì ngay lập tức họ được hưởng những bản án hết sức là nhẹ nhàng. Như vậy họ cố tình tạo nên một sự bất mãn ở trong xã hội Việt Nam vì đi trái lại với đạo lý hết sức là thông thường. Ngay cả về mặt triết học luật pháp cũng như ngay cả về mặt lý mặt tình không ăn nhằm gì cả, cho nên em thấy rằng ngành tư pháp Việt Nam nếu vẫn tiếp tục kiểu xử án như thế này thì rõ ràng rất là nguy hiểm, gây ra bức xúc âm ỉ trong xã hội Việt Nam.

Quang Sơn: Em xin đóng góp đúng một điều duy nhất: em thấy điều này không hợp với nguyên tắc mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật và công ra công tội ra tội. Tuy nhiên, nó rất hợp với nguyên tắc mọi con vật đều bình đẳng nhưng có một số con vật bình đẳng hơn. Em chỉ có đúng 1 ý kiến vậy thôi tại vì đối với luật pháp Việt Nam nó hài quá rồi, thật ra em không thể bình luận gì hơn được vì nhiều bình luận quá chuẩn rồi. Em quá nản với luật pháp Việt Nam rồi.

Chân Như: Xin cám ơn chia sẻ của Quang Sơn, cũng như Minh Hiển và Trường Sơn.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>