Monday, January 2, 2017

Làm sao thu hút nhân tài về nước?

pic

Chuyên gia và Chương trình Đào tạo Liên tục tại Đại học Y Dược TPHCM.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
Hội nghị do các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức, thảo luận vấn đề thu hút trí thức người Việt ở nước ngoài về nước để làm việc trong các lãnh vực giáo dục đào tạo và phát triển công nghệ.

Thủ tục hành chánh rườm rà

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự, điển hình như đại biểu của Bộ Khoa Học Công Nghệ, nêu lên những bất cập, những trở ngại  trong việc thực thi các chính sách thu hút mời gọi trí thức từ nước ngoài về tham gia làm việc trong nước.

Còn khi đưa tin về hội nghị này, báo Tuổi Trẻ Online đã chạy tựa bài là “ Môi Trường Sạch Mới Thu Hút Trí Thức Người Việt Nước Ngoài”

Anh Nguyễn Giang, đang là nghiên cứu sinh ngành Vật Lý tại một đại học ở California, nhận định:

Đồng ý, nói chung đấy là một vấn đề. Nhìn trong tổng thể thì có nhiều yếu tố để gọi là môi trường sạch. Tạo điều kiện cho mọi người làm việc tốt, mọi người làm nghiên cứu mà được hỗ trợ công bằng, phù hợp. Thế mà môi trường Việt Nam bây giờ có đạt được mong muốn đấy không? Em vẫn nhìn thấy những người bạn em về Việt Nam họ cũng làm nghiên cứu tương đối tốt,  cũng có nhiều người về mà không tìm được vị trí tốt. Em tin là kể cả nhiều nơi trên thế giới cũng thế, không phải nơi nào cũng có hướng nghiên cứu phù hợp, Việt Nam mà không làm được là chuyện hiển nhiên.

Một trong những ý kiến điển hình được mổ xẻ là việc thu hút không đúng đối tương, không sử dụng hiệu quả nên không giữ chân được trí thức.

Nhiều đại biểu còn khẳng định về mặt chính sách thì Việt Nam không thiếu nhưng cái mà Việt Nam thiếu là công cụ và môi trường làm việc tốt, thiếu các biện pháp cụ thể nên chính sách không đi vào cuộc sống.

Một người ở Mỹ, thường cùng những phái đoàn y tế về Việt Nam, bác sĩ Quỳnh Kiều, nhận xét rằng công tác y tế thiện nguyện ở Việt Nam mà còn gặp khó khăn huống chi là về ở luôn để làm việc:

Mỗi lần về rất khó khăn, thủ tục càng ngày càng khó càng ngày càng rườm rà. Chuyện đó làm những người đi với chúng tôi kêu ca lắm. Làm công việc y tế thì đưa bằng chuyên môn đã đành, nhưng làm hội thảo thí dụ ở thành phố Hồ Chí Minh thì càng phải xin phép nhiều tầng lớp,đòi hỏi nhiều  thời gian. Tất nhiên khó khăn và thủ tục rườm rà để làm những công việc đóng góp chuyên môn thì nhiều chuyên gia họ rất là ngại.

Việt Nam đã ban hành và phổ biến Nghị Định 87, có hiệu lực từ tháng Mười Một 2014, bao gồm  những qui định thu hút người Việt nước ngoài là những cá nhân chuyên môn hoặc là những chuyên gia trong hai lãnh vực khoa học và công nghệ. Nghị Định 87 cũng nói rõ về chính sách ưu đãi cho trí thức Việt kiều như nhà cửa, lương hướng, điều kiện làm việc vân vân....

Những vấn đề vừa nói chẳng có gì mới, là nhận xét của giáo sư Việt kiều Hà Tôn Vinh, tổng giám đốc Tổ Hợp Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Lực Stella Management ở Sài Gòn, cũng là người giảng dạy những chương trình chuyên đề tại các đại học trong nước 20 năm nay:

Đó là những vấn đề được đề cập nhiều lần giữa các hội nghị và qua những buổi hội thảo của Bộ Chính Trị cũng như của chính phủ. Đưa nhân tài về nước hay mời nhân tài về nước là nhu cầu cần thiết, nhưng mời thế nào để họ ở lại cũng như mời thế nào để họ có thể đóng góp được thì đó là vấn đề còn bỏ ngỏ.

Trí thức, chuyên gia cũng như nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài thì rất là nhiều. Để cho họ có thể đóng góp được ở Việt Nam thì họ phải thấy rằng có một cơ hội thực mà họ có thể về được, họ có thể làm việc được lâu dài và sự đóng góp của họ có ý nghĩa thì họ mới về. Chứ còn nếu chỉ về chơi hoặc về để tìm hiểu tình hình thì rất nhiều người về. Tôi nghĩ số lượng trí thức Việt kiều cũng như những người nghiên cứu chuyên môn mà đất nước cần có về hay không thì cái đó rất hạn chế.

Nhiều khó khăn

Tại buổi hội nghị  ngày 28 vừa qua, tiến sĩ Tạ Bá Hưng thuộc ban quản lý dự án của Bộ Khoa Học Công Nghệ  nhìn nhận một thực tế là hơn hai năm từ lúc có Nghị Định 87 đến nay vẫn chưa một chuyên gia nào được chính thức mời về làm việc. Giáo sư Hà Tôn Vin phân tích:

Không phải trong 2 năm vừa qua mà trong 10 năm trong 15 năm vừa qua số lượng trí thức Việt kiều cũng như nhà khoa học ở nước ngoài về Việt Nam rất là khiêm tốn, sự thật như vậy. Có 3 vấn đề, vấn đề của các chuyên gia hay những nhà trí thức, vấn đề của các tổ chức mời và vấn đề của chính phủ.

Các chuyên gia hay các trí thức bận nhiều thứ ở nước mà họ đang sống, cho họ về tìm hiểu cơ hội thì họ rất ít thời giờ, mà khi về thì chắc chắn họ gặp những khó khăn ở Việt Nam. Thứ nhất là cách làm việc và những cơ hội để hợp tác. Có thể có nhiều nhưng không một tổ chức nào dám đứng ra mời là vì trí thức cũng như nhà khoa học đều có lập trường riêng, có những tư duy rất thoáng mà nhiều khi không phù hợp với các tổ chức của Việt Nam  hay không phù hợp với nhu cầu chính trị của Việt Nam thì có thể họ không được mời hay không ai dám mời. Chỉ có một vài đại học, một vài tổ chức mời một số rất ít chuyên gia về giảng dạy. Chính vì thế số lượng Việt kiều chính thức được mời làm việc ở Việt Nam lâu dài rất là ít.

Điều giáo sư Hà Tôn Vinh vừa trình bày có thể được coi là trường hợp tiêu biểu gần đây nhất của một khoa học gia ở Hoa Kỳ, tiến sĩ y khoa bệnh học Nguyễn Thượng Vũ, được một số y bác sĩ mời về giảng dạy tại Đại Học Y Dược Sài Gòn:

Tháng Sáu năm nay thực sự trong một chuyến đi  về thăm nhà thì sẵn dịp như vậy trường Đại Học Y Dược mời tôi tới nói chuyện . Đây là chương trình đào tạo cao cấp  Continued Medical Education , bên Việt Nam gọi là Chương Trình Đào Tạo Liên Tục Những vị giáo sư thấy cái nhu cầu rất cần thiết  nên nhân tiện họ mời mình. Những  người tới là những bác sĩ đã ra hành nghề lâu năm, khoảng vài trăm bác sĩ. Tôi có một nhận định là các bác sĩ rất thích những đề tài mà chúng tôi nói tại đó là những nghiên cứu rất cập nhật. Tôi làm nghiên cứu về ngành da khá lâu nên tôi lựa  những đề tài tôi nghĩ rất quan trọng về y khoa, thí dụ vấn đề “Tế Bào Gốc”. Đó là một trong những đề tài mà tôi nói chuyện ở Việt Nam.

Thú thật là tôi không thấy cái gì để mà nói rằng có một chính sách rõ ràng là mời chuyên gia  nước ngoài về để mà nói chuyện. Điểm thứ hai, có những vấn đề khoa học kỹ thuật rất cần thiết nhưng người ta không chú tâm lắm, trong khi đó những gì có tính cách tạo được nguồn lợi về tài chánh thì có lẽ người ta chú tâm nhiều hơn.

Chỉ có những vị giáo sư trong các trường đại học thấy được điều đó nhưng vì họ  không có điều kiện để chiêu dụ thành ra họ mời những người quen biết mà họ thấy có khả năng. Thành ra khi nói về vấn đề mời người có khả năng có kiến thức từ nước ngoài về thì phải có một chính sách thành thật, thực tế.

Đôi khi những kiến thức chưa đem lại cái lợi tức kinh tế ngay tức thì. Tôi  nghĩ nếu chính phủ có tầm nhìn sâu hơn rộng hơn chính xác hơn thì họ phải có phương pháp tốt hơn để thực sự mời  trí thức về chứ không phải chỉ nói suông.

Hiện có trên dưới 200 chuyên gia người Việt nước ngoài đang tham gia giảng dạy tại Việt Nam. Theo tiến sĩ Tạ Bá Hưng của Bộ Khoa Học Và Công Nghệ, so với chừng 400.000 trí thức người Việt đang sinh sống ở nước ngoài thì con số 200 người về làm việc trong nước thật quá ít ỏi và quá lãng phí.

Và nếu không khai thác được nguồn lực đáng quí này là một điều thiệt thòi cho Việt Nam, ông Tạ Bá Hưng kết luận.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>