Thursday, March 9, 2017

Khi nhà nước nhận xe sang của doanh nghiệp

pic

Một chiếc xe sang của Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 01 tháng 11 năm 2016.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Ngày 8/3, UBND tỉnh Nghệ An có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về việc tiếp nhận một xe ô tô do doanh nghiệp tặng để phục vụ công tác của Văn phòng UBND tỉnh sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu rà soát toàn bộ những chiếc xe sang đã được doanh nghiệp tặng không cho các UBND tỉnh trên toàn quốc.

Trước đó văn phòng UBND tỉnh Nghệ An cho biết chiếc xe Toyota Land Cruiser 4.7 VX mới 100% trị giá khoảng 2,7 tỷ đồng do chính cơ quan này đề nghị với Cienco4 để phục vụ lãnh đạo tỉnh đi công tác.

Có phải là hối lộ?

Trong báo cáo gửi Thường trực Tỉnh Ủy có đoạn viết: "Việc tặng xe ôtô là tự nguyện và xuất phát từ tấm lòng hướng về quê hương Nghệ An của Cienco4. Văn phòng và UBND tỉnh thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý có liên quan".

Trên thực tế Cienco4 là một doanh nghiệp nhà nước có tên gọi chính thức là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4. Việc một cơ quan nhà nước tặng xe sang cho UBND tỉnh nơi nó công tác đặt ra một dấu hỏi cho vấn đề chính sách. Từ kinh nghiệm của PMU 18 trước đây, TS Phạm Sỹ Liêm nguyên thứ trưởng Bộ xây dựng cho biết:

“Những doanh nghiệp của nhà nước trước đây thường có chuyện tặng xe cho các cơ quan chủ quản bởi vì đây thực ra là doanh nghiệp của nhà nước mà nhà nước quy định con số xe công có hạn và ở trong mức bình thường và bấy giờ họ muốn có những cái xe tốt hơn. . .Chuyện này đã xảy ra trong vụ PMU 18 là Ban quản lý công trình đường bộ nó lấy tiền Ban quản lý để mua xe biếu cho Bộ, cho Cầu đường dưới danh nghĩa là cho mượn thậm chí cho cả Sở Công an mượn nữa, nhưng thực ra là lấy của công, lạm dụng của công thôi cái đó đã bị xử lý và hồi ấy xã hội cũng lên án.”

Đây là hình thức thâm lạm công quỹ không thể chối cãi và điều này đã và đang được dư luận theo dõi sát sao trong thời gian vài tuần lễ vừa qua.

Tuy nhiên vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia vào việc tặng xe sang cho UBND các tỉnh, nơi toàn quyền xét duyệt mọi hợp đồng giữa chính phủ và doanh nghiệp trên cơ sở đấu thầu.

Việc tặng xe này phải chăng là một hình thức hối lộ hay chỉ chứng tỏ tấm lòng của doanh nghiệp đối với địa phương? Trường hợp mới nhất được báo chí phát hiện tại hai tỉnh Đà Nẵng và Cà Mau.

Tại Đà Nẵng, ông Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Xuân Anh từng hặm dọa sẽ mang tờ báo mạng tố cáo ông dùng xe giả ra tòa nay đã phải im lặng khi chiếc xe mà ông đang sử dụng bị phát hiện do một doanh nghiệp hiến tặng.

Vì sao trả lại xe?

Sáng ngày 4/3, ông Đào Tấn Bằng, Chánh văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cho biết thành ủy Đà Nẵng đã quyết định trả lại chiếc xe do doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Doanh nghiệp hiến tặng chiếc xe nêu trên liệu có thuyết phục được người dân là do cảm kích việc đi lại khó khăn của các cán bộ nhà nước rồi tự động hiến tăng hay còn lý do nào khác? Lý giải việc này nguyên Thứ trưởng Bộ xây dựng TS Phạm Sỹ Liêm phân tích:

“Bây giờ trong quan hệ kinh doanh họ cũng có chuyện bôi trơn các cơ quan chính quyền để nó chạy công việc và đút lót là một trong những hoạt động bôi trơn cá nhân. Đối với tập thể họ dùng danh nghĩa là biếu tặng một số xe nhưng thực ra đều do lợi ích nhóm cả thôi cho nên việc cấm rất đúng. Đã là cơ quan nhà nước mà nhận quà tặng của xã hội, nhất là của giới kinh doanh thì rất là không đúng. Khi đã nhận như thế lúc họ đưa thì họ chưa đưa ra một yêu cầu cụ thể gì nhưng lúc đã nhận của họ rồi sau đó họ mới đưa những yêu cầu cụ thể thì rõ ràng anh cũng phải vị nể nhiều thứ chứ không thể nói cứ việc công mà làm được. Đối với một chính phủ chống tham nhũng thì nhất thiết là phải chống việc này”.

Chưa dừng lại ở Đà Nẵng, tại Cà Mau cũng xảy ra việc tặng xe sang cho cán bộ tương tự.

Ngày 23/3/2016 công ty Công Lý gửi công văn đề nghị tặng hai chiếc Lexus cho tỉnh, trong đó nêu mục đích của việc tặng này là phục vụ công tác kiểm tra, chỉ đạo tình hình biến đổi khí hậu và nước biển dâng, hạn hán xâm nhập mặn, phòng chống cháy rừng…của cán bộ tỉnh Cà Mau.

2 chiếc xe này sau đó dành cho Văn phòng UBND tỉnh và VP Tỉnh uỷ quản lý, sử dụng.

Sau khi dư luận dấy lên phản ứng việc đưa và nhận hối lộ công khai trong hệ thống qua việc hiến xe sang, Cà Mau đã báo cáo Thủ tướng và đề nghị giao nộp hai chiếc xe này cho nhà nước.

Trước những việc nhận và tặng những tài sản lớn như vậy LS Võ An Đôn nhận xét:

“Qua việc này thì tôi thấy tặng xe cho các lãnh đạo các thành phố là một việc làm hối lộ tinh vi và hợp pháp bởi vì luật Việt Nam cho rằng việc này không phải đưa và nhận hối lộ nhưng mà thực sự từ bản chất nó là hành động đưa hối lộ. Thứ nhất các doanh nghiệp dùng tiền để tặng các lãnh đạo hoặc là có người hối lộ tình dục cho nên hối lộ rất là đa dạng”.

Tại nhiều quốc gia dân chủ, việc cơ quan chính phủ nhận quà từ tư nhân bị cấm cản nghiêm nhặt vì nó vi phạm nguyên tắc “Xung đột lợi ích” (conflict of interest).

"Làm đúng quy trình"

Tại Việt Nam có rất nhiều người không am tường nguyên tắc “xung đột lợi ích” trong chính phủ nên dễ dàng chấp nhận việc doanh nghiệp tặng quà mà theo họ cứ báo cáo là xong chuyện. Ngay cả ông Cục trưởng Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ Phạm Trọng Đạt cũng nằm trong nhóm người không phân biệt đâu là tham nhũng và đâu là xung đột lợi ích. Ông Đạt cho biết nếu có doanh nghiệp tặng xe cho Cục, thì ông sẽ nhận và báo cáo xin ý kiến của Chính phủ, Thủ tướng.

Trong tình hình như thế nếu ai đó lo ngại cho luật pháp Việt Nam bị xâm hại hay hiểu lầm thì việc tố cáo hay đưa một việc cụ thể ra tòa là điều không thể. LS Võ An Đôn chia sẻ kinh nghiệm của ông:

“Với hệ thống pháp luật hiện nay thì nếu ai muốn tố cáo việc đó thì rất khó bởi vì người ta sẽ nói đó là việc tự nguyện, khó mà làm được. Phải chứng minh được doanh nghiệp đó có mục đích đưa hối lộ. Nhưng nếu các cơ quan nhà nước vào cuộc thì sẽ làm rõ ra ngay”

Các cơ quan nhận xe tặng từ doanh nghiệp luôn cho rằng họ làm đúng quy trình nhưng khi báo chí chỉ ra chi tiết của Quyết định 64/2007 do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký trong hai điều 4 và 5 thì họ lại im lặng. Hai điều đó như sau:

-Nghiêm cấm việc sử dụng tiền, tài sản của Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để làm quà tặng không đúng quy định dưới mọi hình thức.

- Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức nhận quà tặng, nhận thay người khác hoặc nhận qua các cơ quan, đơn vị, cá nhân khác trong những trường hợp Cơ quan, đơn vị và cá nhân tặng quà có liên quan đến hoạt động công vụ do mình hoặc người mà mình nhận thay chịu trách nhiệm giải quyết. Thứ hai quà tặng của các cơ quan, đơn vị và cá nhân mà việc tặng quà đó không rõ mục đích. Thứ ba việc tặng quà có mục đích liên quan đến các hành vi tham nhũng.

No comments :

Post a Comment


"Bên Nhau Đi Nốt Cuộc Đời"

Trong tuần qua nhiều người lính Việt Nam Cộng Hòa bị thương trong cuộc chiến trước đây lại tập trung để tham gia chương trình ‘Tri ân Thương Phế Binh’ với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”.
Lần Gặp "Bác Hồ" Tôi Bị Mất Trinh
• Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé.
Bác bồng tôi lên giường, hai tay bác đè tôi ra và lột áo quần tôi.Bác như một con cọp đói mồi, sau một hồì kháng cự tôi biết mình không thể nào làm gì hơn nên đành nằm xuôi tay... Hai hàng lệ một cô gái miền Nam vừa tròn 15 tuổi đã bị bác cướp đi mất cái trong trắng.
=>Đọc thêm=>